Trẻ bị ho có thể không đáng lo ngại do ho có thể được gây ra bởi cảm lạnh thông thường hoặc thậm chí do dị ứng. Tuy nhiên, vì thuốc ho và cảm lạnh không kê đơn không được khuyến khích cho trẻ em dưới 6 tuổi, bao gồm trẻ sơ sinh. Cha mẹ cần tự trang bị cách chữa ho cho trẻ sơ sinh tại nhà để nhanh chóng dùng tới khi cần thiết nếu cơn ho khiến trẻ thức đêm.
Các biện pháp khắc phục ho cho trẻ tại nhà
Cảm lạnh và ho là những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất ở trẻ em hình thành quanh năm. Khi nói đến vấn đề này, hoàn toàn không có cách chữa trị dứt điểm – không thuốc kháng sinh, không siro và không thuốc viên. Tuy nhiên, có một số biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp trẻ giảm bớt tình trạng ho, hắt hơi và thở khò khè suốt cả ngày.
Có thể bạn quan tâm:
- Bài thuốc dân gian trị ho cho trẻ sơ sinh hiệu quả đơn giản
- Cách xử lý khi trẻ bị ho có đờm hiệu quả và an toàn
- Trẻ bị covid ho nhiều – Biện pháp giúp giảm triệu chứng
Khi nói đến ho, có hai loại là ho khan và ho có đờm. Trong khi ho có đờm là tình trạng có chất nhầy trong cổ họng và vùng mũi, ho khan lại có biểu hiện ngược lại, tức là không có đờm. Các biện pháp khắc phục cho cả hai loại ho đôi khi khác nhau.
Trẻ em có thể bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với mầm bệnh lây lan qua không khí khi ai đó ho hoặc hắt hơi hay khi tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh. Vì vậy, điều đầu tiên và quan trọng nhất cần làm là giữ gìn vệ sinh và rửa tay cho trẻ thường xuyên. Mặc dù đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa, nếu trẻ vẫn bị cảm lạnh và ho thì dưới đây là một số biện pháp khắc phục hiệu quả tại nhà mà cha mẹ có thể thử chữa trị khi trẻ sơ sinh bị ho
Cách chữa ho cho trẻ sơ sinh
Sữa mẹ
Không có phương thuốc hay cách chữa bệnh nào tốt hơn thức ăn tự nhiên duy nhất cho con người mới sinh – sữa mẹ.
Thật vậy, sữa mẹ hoạt động như một phương thuốc cho bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào ở trẻ sơ sinh cho đến khi sáu tháng tuổi. Các cữ bú thường xuyên cũng giúp xoa dịu cơn ho cho em bé và trẻ sơ sinh cũng cảm thấy thoải mái hơn khi được mẹ tiếp xúc.
Thuốc nhỏ mũi
Điều này rất tốt cho những bé vừa bị ho, vừa bị nghẹt mũi. Bác sĩ nhi khoa có thể kê đơn thuốc nhỏ mũi không kê đơn có sẵn tại nhà thuốc. Tuy vậy, cha mẹ cũng có thể làm thuốc nhỏ mũi từ nước muối tại nhà, trong trường hợp khẩn cấp bằng cách dùng thìa đã khử trùng, trộn 1⁄2 thìa cà phê muối và 8 thìa cà phê nước lọc ấm vào bát đã khử trùng.
Giữ đầu trẻ nghiêng khi nhỏ nước muối vào lỗ mũi của trẻ để nước muối không chảy ra ngoài. Ngoài ra, chỉ dùng nước muối sinh lý tự chế trong trường hợp khẩn cấp vì rất dễ nhiễm vi khuẩn.
Nghệ
Củ nghệ đã được ca ngợi về đặc tính chữa bệnh trong nhiều thế kỷ nay.
Bằng cách trộn một ít nghệ với nước ấm để tạo thành hỗn hợp nhuyễn rồi thoa hỗn hợp này lên ngực, trán và lòng bàn chân của trẻ. Rửa sạch lại sau một thời gian. Hơi nóng từ nghệ sẽ giúp làm loãng chất nhầy khi trẻ ho có đờm và giúp đờm chảy ra ngoài dễ dàng hơn.
Massage bằng dầu mù tạt ấm
Làm ấm một tách dầu mù tạt với hai nhánh tỏi. Xoa bóp dầu này lên bàn chân, ngực, lưng và lòng bàn tay của em bé. Lau sạch dầu thừa bằng khăn vải.
Cách chữa ho cho trẻ theo độ tuổi
Các biện pháp chữa ho tại nhà thích hợp cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên
Đường thốt nốt, thì là, hạt tiêu đen
Hỗn hợp pha chế này có thể làm dịu cảm lạnh, ho và đau họng, cần có các thành phần sau:
- Đường thốt nốt – 1 hoặc 2 thìa cà phê.
- Hạt tiêu đen – 1 đến 2 hạt.
- Hạt thì là – một nhúm.
- Nước – 1 cốc.
Trộn tất cả các thành phần và đun sôi nước. Để nguội và lọc lấy nước cho trẻ uống. Không uống nhiều hơn hai thìa cà phê nước đường vì đường thốt nốt và hạt tiêu có tính nhiệt, chỉ tốt cho trẻ với tỷ lệ nhỏ.
Massage bằng dầu dừa
Phương pháp này cần các thành phần sau:
- 1/2 chén dầu dừa.
- 1 củ hành tây.
- 1 thân trầu.
Đun nóng dầu dừa và thêm các thành phần khác vào. Khi các nguyên liệu đủ ấm thì tắt bếp. Để nguội và khi dầu đã đạt đến nhiệt độ âm ấm, hãy thoa dầu lên ngực, lưng, lòng bàn chân và lòng bàn tay của em bé.
Các biện pháp chữa ho tại nhà thích hợp cho trẻ từ 1 tuổi trở lên
Mật ong
Một lưu ý quan trọng là tránh dùng mật ong cho trẻ nhỏ hơn một tuổi vì không có khả năng tiêu hóa để hòa tan một số hạt mật ong thô. Tuy nhiên, khi trên 12 tháng tuổi, mật ong là một phương thuốc tuyệt vời để chống lại vi trùng lây lan cảm lạnh và ho. Phương thuốc này có thể được kết hợp với hạt tiêu, gừng khô và nước cốt chanh để có kết quả tuyệt vời.
Sữa nghệ
Sữa nghệ là một dược liệu trị ho hiệu quả khi bị ho khan không chỉ cho trẻ em mà còn cho người lớn. Cho trẻ uống một ly sữa có pha chút nghệ vào buổi tối, có thể thêm đường thốt nốt cho ngọt. Hơn thế nữa, sữa và nghệ tạo nên một sự kết hợp lành mạnh và bổ dưỡng.
Nước ép trái cây họ cam quýt
Cho em bé uống từng ngụm nước trái cây có chứa Vitamin C thường xuyên, chẳng hạn như chanh, cam. Vitamin C chống lại vi trùng lây lan cảm lạnh.
Súc miệng
Cho trẻ súc miệng bằng nước ấm hoặc nước muối hai lần hoặc ba lần một ngày để trẻ giảm đau họng và ho. Thường xuyên làm điều này sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng.
Các biện pháp chữa ho cho trẻ em ở mọi nhóm tuổi khác nhau
Hơi nước
Đây là cách tự nhiên giúp trẻ giảm nghẹt mũi và kích ứng đường hô hấp.
Cha mẹ có thể xả vòi sen chảy nước nóng trong phòng tắm và để hơi nước tràn ngập khắp phòng. Sau khi tắt vòi, hãy đưa bé vào trong phòng. Hơi nước sẽ giúp cải thiện ho một cách nhẹ nhàng đối với trẻ sơ sinh.
Ngoài ra, xông hơi cũng có thể dùng cho cả trẻ lớn hoặc trẻ nhỏ. Tránh sử dụng nước đun sôi để xông vì có thể gây nguy hiểm nếu trẻ xô ngã. Ngoài ra, sử dụng máy xông hơi nước hay máy tạo độ ẩm cũng là một lựa chọn được khuyến khích.
Nâng cao đầu
Nâng cao đầu của trẻ khi ngủ giúp ổn định luồng hơi thở của trẻ, tránh bị gián đoạn và gây kích ứng ho.
Mặc quần áo phù hợp
Môi trường lạnh trở thành nơi sinh sôi của mầm bệnh gây cảm lạnh và ho. Nếu trẻ chỉ bị cảm nhẹ và ho thì nên giữ ấm cho trẻ.
Bổ sung nước
Chú ý giữ cho trẻ luôn uống đủ nước khi bị ho như uống thêm nước ấm, bú sữa mẹ nếu là trẻ sơ sinh hoặc bất kỳ chất lỏng nào khác.
Một số trẻ có thể sẽ không thấy thoải mái khi ăn thức ăn đặc lúc đang bị cảm hoặc ho. Thay vào đó, thức ăn dạng lỏng sẽ giúp cung cấp cho cơ thể trẻ các chất dinh dưỡng cần thiết, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của trẻ cũng như trẻ dễ tiêu thụ hơn.
Máy hút mũi
Có thể bạn quan tâm:
- DHA cho bé và những điều cần biết trong quá trình sử dụng
- Đau mắt đỏ là do nguyên do gì? Cách ngăn ngừa căn bệnh này
Nếu trẻ thường xuyên bị nghẹt mũi nặng và trẻ ho có đờm thì tốt nhất cha mẹ nên mua máy hút mũi. Khi bé còn quá nhỏ để có ý thức hắt hơi, máy hút mũi sẽ nhanh chóng hút chất nhầy ra ngoài mà không gây khó chịu hay gây hại cho bé, giảm được kích thích gây ho.
Một số việc nên làm và không nên làm khi trẻ bị ho
- Cho bé dùng thuốc đặc trị cảm lạnh và ho phù hợp với lứa tuổi của bé.
- Đừng lơ là triệu chứng cảm lạnh hoặc ho; điều này có thể báo hiệu cho một tình trạng nghiêm trọng hơn như viêm phổi.
- Đừng hoảng sợ hoặc lo lắng quá mức khi trẻ bị ho và không ngừng khóc.
- Hãy thử các biện pháp chữa ho cho trẻ tại nhà nêu trên, đặc biệt là vào ban đêm và khi khẩn cấp.
- Hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa nếu nhận thấy điều gì đó bất thường, chẳng hạn như trẻ ho có đờm màu xanh lá cây.
- Đừng lơ là khi trẻ sốt cao và hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa ngay lập tức.
- Hãy tránh sử dụng các thành phần mà em bé bị dị ứng.
- Chú ý nhiệt độ phòng ngủ của trẻ, không quá nóng hay quá lạnh.
- Rửa tay và rửa cả tay cho trẻ thật sạch bằng xà phòng để tránh lây nhiễm vi trùng từ các bề mặt khác nhau.
- Khi trẻ được 1 tuổi, cho trẻ ăn các loại thực phẩm giàu chất phytochemical, chẳng hạn như trái cây và rau xanh đậm, vàng và đỏ.
- Dạy trẻ hắt hơi hoặc ho vào khăn giấy hoặc bên trong khuỷu tay chứ không phải lòng bàn tay. Vi trùng sẽ bám xung quanh tay, lây nhiễm trở lại khiến dễ bị cảm lạnh hoặc ho.
- Cho trẻ tập thể dục đầy đủ thường xuyên để giúp tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ.
- Nếu cảm lạnh và ho kéo dài hơn một tuần, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi khoa để xác nhận xem đó có phải là cảm lạnh thông thường hay là triệu chứng của bệnh gì khác.
Tóm lại, hãy nhớ rằng trẻ em rất dễ bị cảm và ho do hệ miễn dịch và hô hấp chưa phát triển đầy đủ, thông thường ít nhất từ 6 đến 12 lần mỗi năm. Với các cách chữa ho cho trẻ sơ sinh nêu trên, cha mẹ có thể tự tin hơn trước các cơn ho của con. Tuy nhiên, điều quan trọng vẫn là chú ý nâng cao sức đề kháng của trẻ, bao gồm vệ sinh và dinh dưỡng, vốn là một phần của chăm sóc sức khỏe toàn diện, giúp trẻ vững vàng trước các yếu tố gây ho và cảm lạnh thông thường.
Tổng hợp: mebauvabe.net