Trang chủ Nuôi dạy con cái Sữa bổ sung kẽm cho bé? Kẽm pha chung với sữa được...

Sữa bổ sung kẽm cho bé? Kẽm pha chung với sữa được không?

Kẽm là một trong những khoáng chất vô cùng cần thiết trong quá trình phát triển của trẻ bởi việc bổ sung kẽm hỗ trợ tăng trưởng về chiều cao, phát triển về trí tuệ một cách toàn diện nhất. Tuy nhiên đối với trẻ kẽm rất khó uống nên nhiều mẹ thắc mắc liệu pha sữa bổ sung kẽm cho bé có được không và làm cách nào bổ sung kẽm cho bé đúng cách? Cùng Mebauvabe tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Sữa bổ sung kẽm cho trẻ

Các thực phẩm như phô mai và sữa cung cấp một loạt các chất dinh dưỡng, bao gồm kẽm. Sữa và phô mai là hai thực phẩm chứa một lượng kẽm nhất định cho cơ thể bé.

Có thể bạn quan tâm:

Ngoài ra, kẽm có trong sữa và phô mai có tính khả dụng cao, có nghĩa là hầu hết kẽm trong các loại thực phẩm này có thể được cơ thể hấp thụ tối đa. Bên cạnh đó sữa hay phô mai cũng cung cấp cho bé các chất khác như vitamin D, canxi, protein rất có lợi cho những trẻ còi xương, suy dinh dưỡng.

Sữa bổ sung kẽm cho trẻ
Sữa bổ sung kẽm cho trẻ

Vai trò của kẽm với sức khỏe bé

Tham gia quá trình tổng hợp protein giúp phát triển chiều cao, cân nặng, cơ bắp

Kẽm tham gia kích hoạt aminoacyl ‐ tRNA synthetase trong tế bào tạo xương và thúc đẩy quá trình tổng hợp protein tế bào, ức chế quá trình hủy xương. Nhờ vậy, kẽm không những bảo tồn khối lượng xương hiệu quả mà còn giúp làm tăng mật độ xương, giúp xương chắc khỏe giúp bé tăng trưởng chiều cao, cân nặng và cơ bắp

Tăng cường hệ miễn dịch tránh các mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể

Kẽm kích thích sự gia tăng của các tế bào có trong hệ miễn dịch như lympho T, lympho B, đại thực bào và bạch cầu trung tính. Bạch cầu trung tính tìm và diệt vi trùng, còn tế bào lympho T tiêu diệt các tế bào ung thư hoặc bị vi rút tấn công từ đó giúp trẻ gia tăng sức đề kháng, chống lại vi khuẩn xâm nhập và các tác nhân gây bệnh từ môi trường.

Thiếu kẽm cơ thể bé sẽ kém phát triển và tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn do tổn thương chức năng của hệ miễn dịch dẫn đến đau ốm. Theo một nghiên cứu của Castillo – Duran, việc bổ sung kẽm cho bé sẽ giúp làm giảm 41% tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi.

Tăng độ nhạy giác quan giúp bé ăn ngon miệng hơn

Kẽm còn hỗ trợ duy trì và bảo vệ các tế bào vị giác và khứu giác, tăng hấp thu, tăng tổng hợp chất đạm, vitamin và khoáng chất, hỗ trợ quá trình phân bào nên đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bé.

Sự chuyển hóa của các tế bào vị giác sẽ bị ảnh hưởng nếu thiếu kẽm, dẫn tới tình trạng trẻ biếng ăn, chán ăn do rối loạn mùi vị. Trẻ em lười ăn sẽ bị suy dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, phát triển toàn diện của trẻ.

Vết thương nhanh lành hơn

Kẽm giúp các enzyme trong cơ thể (khoảng 300 loại) thực hiện chức năng của chúng. Rất nhiều loại enzyme có liên quan đến việc làm lành vết thương, đặc biệt là trong vấn đề sản xuất collagen.

Kẽm làm lành vết thương nhờ tham gia vào quá trình sửa chữa màng tế bào, hỗ trợ sự phát triển và tăng sinh tế bào da giúp chữa lành các mô bị tổn thương trước khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua da.

Có nên pha kẽm với sữa cho bé uống?

Kẽm cũng như các viên uống khác, khá khó uống đặc biệt là đối với trẻ nhỏ nên nhiều bố mẹ đã cho kẽm vào pha cùng với sữa để trẻ dễ uống hơn. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, không nên pha kẽm chung với sữa cho bé uống. Lý giải cho điều này, khi kẽm pha chung với sữa sẽ bị kết tủa và bé sẽ không thể hấp thu được trọn vẹn dinh dưỡng từ cả kẽm và sữa.

Hàm lượng và thời gian bổ sung kẽm trẻ cần

Hàm lượng kẽm trẻ cần

  • Bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh 0 – 6 tháng tuổi: 2 mg/ngày
  • Bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh 7 – 11 tháng tuổi: 3 mg/ngày
  • Bổ sung kẽm cho bé từ 1 – 3 tuổi: 3 mg/ngày
  • Bổ sung kẽm cho trẻ em 4 – 8 tuổi: 5 mg/ngày
  • Bổ sung kẽm cho trẻ em 9 – 13 tuổi: 8 mg/ngày
  • Trẻ từ 14 tuổi trở lên: Bé trai cần 11mg/ngày; Bé gái cần 9mg/ngày.

Hàm lượng kẽm trẻ cần
Hàm lượng kẽm trẻ cần

Thời gian bổ sung kẽm cho trẻ

Thời điểm thích hợp nhất để bổ sung kẽm là, khoảng 30 phút đến một giờ trước khi ăn hoặc 2 giờ sau khi ăn. Tốt nhất, các thực phẩm cung cấp kẽm cho trẻ nên được uống vào buổi sáng, không cho trẻ uống kẽm vào buổi tối vì rất khó hấp thụ, lượng kẽm ứ đọng lại gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Không nên cho bé uống kẽm khi đang đói vì sẽ gây rối loạn tiêu hóa.

Kẽm cũng không nên sử dụng chung cùng với các khoáng chất khác như canxi, sắt và magie. Nếu cho trẻ uống chúng trong cùng một ngày, hãy để mỗi đợt uống cho từng loại khoáng chất cách xa nhau ít nhất 2 giờ.

Dấu hiệu bé thiếu và thừa kẽm

Dấu hiệu thiếu kẽm

  • Trẻ có dấu hiệu chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng nhẹ và vừa, chậm tăng trưởng chiều cao,… là biểu hiện của việu dư thừa kẽm.
  • Trẻ chán ăn hoặc giảm ăn, giảm bú, không ăn thịt cá, chậm tiêu, táo bón nhẹ, buồn nôn và nôn kéo dài ở trẻ.
  • Trẻ thường khó ngủ về đêm, thức giấc nhiều lần. Thậm chí bệnh còn có thể suy yếu hoạt động của não, mơ màng chậm chạp, hoang tưởng, mất điều hòa lời nói, rối loạn vị giác và khứu giác, chậm phát triển tâm thần vận động, khuyết tật, bại não,…
  • Các bệnh nhiễm trùng tái diễn ở đường hô hấp (viêm mũi họng, viêm phế quản tái đi tái lại), viêm đường tiêu hóa, viêm da, mụn bỏng, mụn mủ, viêm niêm mạc.
  • Trẻ có những vết thương lâu lành, hay bị dị ứng, tóc giòn dễ gãy, móng giòn, yếu

Dấu hiệu thừa kẽm

  • Đau bụng, táo bón, tiêu chảy hoặc táo bón: Việc dư thừa kẽm thường gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa non yếu của trẻ. Biểu hiện này thường xuất phát từ việc trẻ tiếp xúc các đồ gia dụng chứa kẽm. Bởi trong các loại hóa chất, chất tẩy rửa có thể chứa một lượng kẽm clorua rất lớn.
  • Biếng ăn do miệng đắng: thừa kẽm khiến trẻ thường có cảm giác đắng miệng hay thậm chí là mất vị giác. Do đó, nếu trẻ đột ngột biếng ăn thì rất có thể cơ thể trẻ đang bị dư thừa kẽm
  • Các triệu chứng giống với bệnh cảm cúm như sốt, ho, đau đầu, ớn lạnh là những triệu chứng thường thấy của thiếu kẽm. Bố mẹ cũng cần cho trẻ đi kiểm tra tại các cơ sở y tế, bởi những dấu hiệu trên rất dễ bị nhầm lẫn với các hiện tượng ngộ độc khoáng khác.
  • Trẻ yếu ớt và dễ mắc bệnh hơn: Kẽm có mối quan hệ mật thiết với thể trạng và sức đề kháng của trẻ. Do đó, dù thiếu hay thừa kẽm thì khả năng miễn dịch của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Dấu hiệu thừa kẽm ở trẻ
Dấu hiệu thừa kẽm ở trẻ

8 thực phẩm có thể thay thế các sữa bổ sung kẽm cho bé

Như đã trình bày ở trên, cơ thể không tự sản xuất và dự trữ kẽm mà chủ yếu đưa cung cấp qua chế độ ăn.Vậy các thực phẩm nào giàu kẽm cho trẻ?

Thịt đỏ – thực phẩm bổ sung kẽm cho bé

Thịt đỏ bao gồm các loại thịt như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu,..Thịt đỏ có hàm lượng kẽm dồi dào kể đến như 100g thịt bò có chưa 4,8 mg kẽm. Ngoài kẽm ra thì thịt đỏ còn cung cấp các thành khác như Vitamin B, sắt,.. Mẹ không nên chế biến thịt quá nhiều để đảm bảo hàm lượng kẽm không bị hao hụt đi các chất dinh dưỡng, bao gồm cả kẽm.

Bổ sung kẽm cho bé bằng động vật có vỏ

Động vật có vỏ như tôm, cua, hàu,..là nguồn cung cấp kẽm ít calo và lành mạnh nên mẹ có thể suy nghĩ lựa chọn để đa dạng khẩu phần ăn của con. Tuy nhiên, mẹ cũng nên lưu ý xem trẻ có bị dị ứng với các loại này không trước khi sử dụng.

Các loại hạt chứa kẽm

Hạt là thành phần bổ sung kẽm một cách lành mạnh cho cơ thể đặc biệt là cơ thể trẻ. Các hạt có chứa kẽm như hạt bí, hạt vừng, hạt đậu phộng…Tùy từng loại hạt mà có hàm lượng kẽm khác nhau. Các hạt ngoài bổ sung lượng kẽm còn góp phần bổ sung các chất xơ, chất béo, vitamin và khoáng chất; các loại hạt cũng là một lựa chọn mà các mẹ nên dùng cho bé.

Cây họ đậu giàu kẽm

Các loại rau họ đậu như đậu hà lan, đậu tương, đậu xanh… cũng cung cấp một lượng kẽm đáng kể cho cơ thể. Tuy nhiên trong các cây họ đậu có phytates đây là chất chống hấp thụ kẽm và các chất khoáng khác. Do đó lượng kẽm sẽ bị giảm hấp thu khi ăn các thực phẩm chứa nhiều kẽm. Thay vào đó có thể dùng đậu mầm ngâm hoặc đậu lên men để tăng tính khả dụng của khoáng chất.

Cây họ đậu cung cấp một lượng kẽm đáng kể
Cây họ đậu cung cấp một lượng kẽm đáng kể

Có thể bạn quan tâm:

Trứng giúp bổ sung kẽm cho bé

Mặc dù trứng không chứa một lượng kẽm lớn như một số thực phẩm khác, nhưng nó cũng cung cấp cho cơ thể bé một lượng kẽm khi ăn. Theo nghiên cứu 1 quả trứng lớn chứa khoảng 5% lượng kẽm yêu cầu của ngày. Nó còn cung cấp các thành phần khác cho cơ thể trẻ như vitamin và khoáng chất như vitamin B, selen. Trứng là thực phẩm thông dụng và dễ chế biến nên mẹ có thể cân nhắc sử dụng.

Bổ sung kẽm cho bé bằng ngũ cốc nguyên hạt

Các loại ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì, gạo và yến mạch…đều có chứa kẽm. Giống như các loại đậu, ngũ cốc có chứa phytates, một yếu tố làm giảm khả năng hấp thụ kẽm của cơ thể. Ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều phytates hơn các thực phẩm đã chế biến và có khả năng sẽ cung cấp ít kẽm hơn. Tuy nhiên, ăn ngũ cốc nguyên hạt sẽ tốt hơn cho sức khỏe, đồng thời cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như chất xơ, vitamin B, magie, sắt, phốt pho, mangan và selen.

Một số loại rau bổ sung kẽm

Thường các loại rau thì không cung cấp lượng kẽm dồi dào như các thực phẩm trên, nhưng vẫn khuyến khích các mẹ nên bổ sung rau vào khẩu phần ăn của bé. Các loại ra tuy có lượng kẽm thấp nhưng chúng giúp bé bổ sung nhiều chất như chất xơ, chất khoáng và hàng loạt các vitamin A, D, E… Việc dùng rau sẽ giúp trẻ hạn chế một số bệnh về tiêu hóa và da niêm mạc.

Socola đen – cân nhắc khi bổ sung kẽm cho bé

Trên thực tế, một thanh sôcôla đen 100gr chứa 3,3 mg kẽm, cung cấp 30% lượng yêu cầu của cơ thể mỗi ngày. Tuy nhiên, trong 100 gram sô cô la đen cũng chứa tới 600 calo. Vì vậy, mặc dù chứa lượng kẽm dồi dào nhưng mẹ cũng hạn chế dùng thực phẩm này bổ sung kẽm cho bé.

Trên đây là một số thực phẩm chứa nhiều kẽm mẹ có thể cân nhắc lựa chọn các thực phẩm tốt và an toàn cho bé. Tuy nhiên mẹ cũng cần chú ý xem bé có bị dị ứng với các loại thực phẩm này không trước khi dùng cho trẻ.

Lời kết

Kẽm có vai trò hết sức quan trọng với cơ thể chúng ta, bài viết trên cho bạn biết có nên pha sữa bổ sung kẽm cho bé hay hông và cách để bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh đúng cách.

Tổng hợp: mebauvabe.net

Đọc nhiều nhất