Trang chủ Chia sẻ kinh nghiệm Bổ sung kẽm cho bé như nào? Cách bổ sung kẽm hiệu...

Bổ sung kẽm cho bé như nào? Cách bổ sung kẽm hiệu quả 

Bổ sung kẽm cho bé là việc làm quan trọng và cần thiết để giúp bé có thể phát triển trí não cũng như chiều cao một cách toàn diện nhất. Việc thiếu hụt kẽm có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe trẻ nhỏ, do đó bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh nắm rõ cách bổ sung kẽm đúng cách và đạt hiệu quả cao cho các bé.

Bổ sung kẽm cho bé có tầm quan trọng như thế nào?

Kẽm là loại chất cực kỳ cần thiết cho sức khỏe trẻ nhỏ, đồng thời là loại chất quan trọng đóng góp trực tiếp vào quá trình phát triển toàn diện của các bé. Vì vậy cần phải bổ sung kẽm cho bé đầy đủ. Cùng đi qua vai trò của kẽm sau đây nhé:

  • Kẽm làm kích thích vị giác và khứu giác, từ đó giúp cho bé thấy thèm ăn và ăn ngon hơn. 
  • Khi các enzyme được tạo ra để thúc đẩy quá trình tổng hợp protein, kẽm sẽ tham gia trực tiếp vào quá trình này và giúp cho việc tổng hợp protein đạt được hiệu quả tối đa, giúp trẻ phát triển mạnh về chiều cao lẫn cơ bắp.
  • Kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ, ngăn chặn các tác nhân có thể gây hại cho sức khỏe của bé.
  • Bổ sung kẽm đầy đủ sẽ giúp quá trình phục hồi thương tổn ngoài da diễn ra nhanh chóng.
  • Nguyên tố kẽm còn giúp bảo vệ và củng cố sức khỏe mắt, da của trẻ nhỏ tốt hơn.
  • Kẽm đóng vai trò vận chuyển canxi cần thiết cho não bộ, giúp điều hòa chức năng nội tiết. Điều này sẽ giúp khả năng thích nghi với môi trường bên ngoài của trẻ nhỏ tốt hơn rất nhiều.

Bổ sung kẽm cho bé sẽ giúp bé có quá trình phát triển toàn diện hơn 
Bổ sung kẽm cho bé sẽ giúp bé có quá trình phát triển toàn diện hơn

Các dấu hiệu cần biết khi trẻ bị thiếu kẽm 

Khi trẻ nhỏ bị thiếu kẽm sẽ có rất nhiều hệ lụy xảy ra nếu tình trạng này kéo dài. Các bậc phụ huynh cần phải nắm rõ được những dấu hiệu sau đây để có thể kịp thời bổ sung kẽm cho bé sớm nhất, cụ thể như sau:

  • Trẻ thường khó ngủ khi về đêm, hay tỉnh giấc nhiều lần trong lúc ngủ.
  • Bé chán ăn, sức ăn giảm, không muốn ăn các món giàu chất đạm như thịt, cá. Ở trẻ sơ sinh trong trường hợp thiếu kẽm sẽ ít thèm sữa mẹ.
  • Bé thường bị rối loạn tiêu hóa, táo bón, đầy hơi và đi ngoài có hiện tượng phân lỏng.
  • Trẻ nhỏ thiếu kẽm thường dễ bị ốm vặt dẫn đến hiện tượng viêm phế quản, viêm mũi họng.
  • Dễ rụng tóc, móng tay, chân bị giòn và dễ gãy.
  • Các vết thương ngoài da, các vết bầm tím trên cơ thể lâu lành.

Nếu các mẹ thấy một trong số các hiện tượng trên thì cần phải đưa bé đến ngay các cơ sở y tế để khám và được tư vấn sớm nhất. Đồng thời cần phải bổ sung kẽm cho bé nhanh chóng để khắc phục các hiện tượng trên.

Những hậu quả khi trẻ bị thiếu hụt kẽm thời gian dài

Do kẽm là loại khoáng chất thiết yếu, không thể không có trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ, thì việc thiếu hụt loại chất này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các bé. Dưới đây là những tác hại do việc thiếu hụt kẽm gây ra.

Không bổ sung kẽm cho bé đầy đủ sẽ gây rối loạn thần kinh

Nếu như cơ thể của trẻ nhỏ không có đủ lượng kẽm cần thiết thì sẽ rất dễ gây ra hiện tượng rối loạn thần kinh. Vì kẽm có tác dụng đưa canxi vào não, nếu lượng kẽm không đủ sẽ làm cho não bộ hoạt động suy yếu, dẫn đến nhiều hiện tượng như dễ nổi nóng, hoang tưởng,… nguy hiểm nhất chính là khiến não chậm phát triển.

Thiếu hụt kẽm rất dễ gây rối loạn thần kinh ở trẻ nhỏ 
Thiếu hụt kẽm rất dễ gây rối loạn thần kinh ở trẻ nhỏ

Thiếu kẽm khiến trẻ chậm lớn

Kẽm sẽ giúp kích thích sự thèm ăn của trẻ nhỏ, nếu như không có khoáng chất này sẽ gây ảnh hưởng đến khứu giác và vị giác của bé. Từ đó dẫn đến các hiện tượng rối loạn vị giác, ăn không ngon lâu ngày sẽ chuyển thành chán ăn, lười ăn. Đây chính là nguyên nhân số một khiến bé chậm phát triển về chiều cao lẫn cân nặng, thậm chí gây suy dinh dưỡng nghiêm trọng.

Không bổ sung kẽm cho bé đầy đủ làm giảm sức đề kháng

Nếu thiếu kẽm, cơ thể trẻ nhỏ sẽ không có được các thành phần bảo vệ cơ thể, tăng sức đề kháng. Từ đó khiến cơ thể bị suy yếu, dễ ốm hơn, khả năng thích nghi với môi trường sống bên ngoài hoặc khi thay đổi thời tiết sẽ kém đi rất nhiều. Việc thiếu kẽm còn khiến các tổn thương ở bé lâu lành hơn rất nhiều. 

Tóc cũng như móng tay và móng chân dễ bị gãy rụng

Khi cơ thể trẻ nhỏ không có hàm lượng kẽm cần thiết, các ngọn tóc sẽ trở nên khô xơ và tế bào da đầu sẽ bị suy yếu làm cho tóc dễ dàng gãy rụng. Không những vậy móng tay và móng chân cũng dễ trở nên giòn hơn và dễ bong tróc, gãy rụng, đây là dấu hiệu thường thấy khi cơ thể bé bị thiếu kẽm. Tuy nhiên, để chắc chắn thì phụ huynh cần đưa bé đi khám để có thể tìm ra cách điều trị phù hợp nhất.

Hàm lượng kẽm không đủ dẫn đến hiện tượng rụng tóc ở trẻ nhỏ 
Hàm lượng kẽm không đủ dẫn đến hiện tượng rụng tóc ở trẻ nhỏ

Cách để bổ sung kẽm cho trẻ nhỏ an toàn và hiệu quả

Ngoài việc bổ sung kẽm bằng cách cho bé uống thuốc do các bác sĩ chuyên khoa kê đơn. Các bậc cha mẹ cũng có thể cung cấp kẽm cho cơ thể con nhỏ của mình bằng cách sử dụng sản phẩm chức năng, sử dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp, điều này sẽ giúp cho các bé hấp thụ kẽm một cách tự nhiên và an toàn nhất.

Cách bổ sung kẽm đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi

Sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng cần thiết nhất cho bé vào thời điểm này. Do đó mà với các bé sử dụng 100% sữa mẹ, nên sử dụng thêm nhiều loại thực phẩm khác trong các bữa ăn hàng ngày, điều này giúp tăng chất lượng và tận dụng tối đa được nguồn dinh dưỡng của sữa mẹ. Vì vậy mà các bà mẹ cho con bú nên sử dụng thêm các thực phẩm giàu dinh dưỡng như: 

  • Sử dụng các chất giàu đạm và kẽm như: Tôm, cua , cá, thịt, trứng, sữa, đậu hà lan và nhiều loại hạt,…
  • Bổ sung nhiều vitamin C bằng nhiều loại thực phẩm như: Đu đủ, dâu tây, cà chua, súp lơ,…

Do vậy nếu bà mẹ nào cho con sử dụng sữa bột thay thế cho sữa mẹ, thì cần phải chú ý đến thành phần của sữa. Ưu tiên chọn những loại có chứa thành phần vitamin C, protein cao đặc biệt là phải chứa kẽm.

Cần bổ sung các thực phẩm chứa hàm lượng kẽm cao 
Cần bổ sung các thực phẩm chứa hàm lượng kẽm cao

Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên

Với độ tuổi này, các bé đã có khả năng ăn dặm do vậy ngoài việc lựa chọn các sản phẩm sữa chứa nhiều hàm lượng kẽm. Các bậc phụ huynh cần phải xây dựng được một chế độ ăn có sự đa dạng cho con nhỏ, các bữa ăn không cần quá cầu kỳ nhưng phải đảm bảo được các chất dinh dưỡng thiết yếu như kẽm, protein các loại vitamin và chất xơ,…

Đối với trẻ biếng ăn

Riêng đối với trẻ biếng ăn việc bổ sung kẽm thực sự khá khó khăn, do vậy mà bạn phải chia nhỏ lượng thức ăn trong ngày của bé thành nhiều bữa. Hoặc trong thời gian đầu bạn sẽ chiều theo sở thích ăn uống của bé, khi bé cảm thấy ngon miệng dần dần bạn sẽ bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm khác để tạo sự đa dạng cho bữa ăn và nạp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết.

Một số các sản phẩm dinh dưỡng giàu kẽm mà trẻ nhỏ thường rất ưa thích đó là Socola, sữa chua, bơ, sữa, hải sản, ngũ cốc,… Không nên ép bé ăn quá nhiều khi bé đã không muốn ăn, việc thúc ép như vậy sẽ làm phản tác dụng. Quá trình thèm ăn sẽ diễn ra một cách từ từ, do đó các bậc cha mẹ cần kiên nhẫn để có thể giúp cho các bé có lại được sự thèm ăn như ban đầu.

Quá trình bổ sung kẽm đối với trẻ biếng ăn cần diễn ra từ từ 
Quá trình bổ sung kẽm đối với trẻ biếng ăn cần diễn ra từ từ

Có thể bạn quan tâm:

Sử dụng các sản phẩm chức năng

Các loại sản phẩm chức năng bổ sung kẽm cho cơ thể trẻ nhỏ hiện nay có rất nhiều loại trên thị trường. Tuy nhiên, các phụ huynh cần lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo hàm lượng kẽm cao, nên mua những sản phẩm có vị hoa quả sẽ giúp bé dễ uống và cho hiệu quả tốt hơn.

Kết luận

Bổ sung kẽm cho bé là điều quan trọng giúp cho quá trình phát triển của bé được toàn diện nhất. Bài viết này đã chỉ ra những cách bổ sung kẽm tốt nhất cho các bé, cũng như giúp bạn hiểu rõ tầm quan trọng của kẽm đối với sức khỏe của trẻ nhỏ. Mong rằng bài viết này sẽ mang lại nhiều điều bổ ích cho quá trình nuôi lớn con nhỏ của mọi người.

Đọc nhiều nhất