Trang chủ Mang thai Mang thai 7 tuần bị đau bụng lâm râm phải làm sao?

Mang thai 7 tuần bị đau bụng lâm râm phải làm sao?

Bắt đầu bước sang thai kỳ tuần thứ 7, các mẹ bầu có thể cảm nhận được sự sống của thai nhi trong bụng. Đây cũng là thời điểm cơ thể xuất hiện một số dấu hiệu khó chịu, trong đó có hiện tượng đau bụng dưới. Vậy, khi có thai 7 tuần bị đau bụng dưới là do nguyên nhân nào, các cách khắc phục tình trạng này là gì? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Sự phát triển của thai 7 tuần tuổi

Trước khi đi vào tìm hiểu vấn đề thai 7 tuần đau lâm râm bụng dưới có sao không, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin về sự phát triển của thai nhi 7 tuần tuổi.

Có thể bạn quan tâm:

Thai kỳ bước vào tuần thứ 7 chỉ nhỏ bằng một quả mâm xôi

Thai kỳ bước vào tuần thứ 7 đồng nghĩa với việc mẹ bầu đã chính thức bước vào những tuần giữa trong tam cá nguyệt thứ nhất sau khi trải qua dấu hiệu mang thai tuần đầu. Nếu như mẹ bầu chưa biết thì ở tuần thứ 7 này, kích thước của thai nhi chỉ nhỏ bằng một quả mâm xôi. Theo bảng đo cân nặng và chiều cao chuẩn của thai nhi qua các tuần thì ở giai đoạn thai 7 tuần tuổi, trẻ mới chỉ mới dài khoảng 1cm, cân nặng vài gam nên bụng của mẹ vẫn chưa thấy sự biến đổi quá nhiều ở bên ngoài.

Ở giai đoạn này, thai nhi vẫn đang phát triển với tốc độ nhanh chóng. Thai nhi 7 tuần tuổi sẽ bắt đầu xuất hiện những ngón chân và tay. Phần xương đuôi cũng đang dần co lại và cái đuôi của bé sẽ sớm biến mất trong tương lai. Lúc này, con yêu cũng đã hình thành cả mí mắt. Đặc biệt, các cơ quan nội tạng ở bên trong hình hài nhỏ bé cũng đang phát triển với tốc độ nhanh chóng. 

Các bộ phận bắt đầu hình thành

Các nhánh của phổi đang phát triển với ống thở kéo dài từ cổ họng. Hệ thần kinh sơ khai của trẻ cũng đang được hình thành bởi các tế bào thần kinh đang phân nhánh ra để kết nối với nhau. Tuy nhiên, mẹ bầu sẽ chưa thể xác định trẻ là trai hay gái bởi lúc này, bộ phận sinh dục của bé vẫn chưa phát triển đầy đủ.

Tuần thứ 7 của thai kỳ chính là lúc tim thai được hình thành hoàn chỉnh. Lúc này tim thai cũng đã xuất hiện 2 vách ngăn chia thành tâm thất phải và tâm thất trái. Nhịp đập kỳ diệu của tim thai cũng thể hiện rõ ràng nếu như cha mẹ lắng nghe thông qua các dụng cụ hỗ trợ. Đến tuần 14, nhịp thai sẽ ngày càng mạnh mẽ và có thể cung cấp cho bé yêu đến 24 lít máu/ngày.

Nguyên nhân gây đau bụng dưới khi mang thai 7 tuần

Những nguyên nhân gây đau bụng dưới khi mang thai 7 tuần
Những nguyên nhân gây đau bụng dưới khi mang thai 7 tuần

Khi thai nhi 7 tuần tuổi, cơ thể mẹ có thể gặp phải các biểu hiện như ra máu âm đạo, mệt mỏi, một số trường hợp bị đau bụng dưới, nhất là đối với những mẹ mang thai lần đầu thì các dấu hiệu này càng thể hiện rõ hơn. Nguyên nhân khiến có thai 7 tuần bị đau bụng dưới có thể kể đến như:

Thai làm tổ

Kết thúc quá trình thụ tinh, trứng sẽ làm tổ ở tử cung trong vòng 7 – 10 ngày. Khi đó, các tế bào phôi thai sẽ bám vào thành tử cung để hình thành nhau thai. Điều này lý giải tại sao, một số mẹ bầu có thai 7 tuần cảm thấy đau tức hay đau lâm râm ở vùng dưới bụng. Đây là phản ứng bình thường, nên các mẹ không cần quá lo lắng.

Tình trạng nôn nghén

Từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 16 thai kỳ, có đến khoảng 70% mẹ bầu xuất hiện tình trạng nôn nghén, khiến cơ thể luôn mệt mỏi. Trong đó, cũng có một số trường hợp nôn nghén kèm theo những cơn đau tức bụng dưới. Nguyên nhân này cũng khiến chị em khi có thai 7 tuần bị đau bụng dưới.

Xương chậu và tử cung co bóp

Những cơn đau do xương chậu và tử cung co bóp có tần suất và cường độ giống với đau bụng khi đến ngày. Thông thường, có thai 7 tuần bị đau bụng dưới ở phía bên trái. Ngoài ra, đứng quá lâu, khi cười, hắt hơi hay ho gây áp lực đè lên vùng bụng cũng sẽ khiến mẹ bầu thấy đau. Nếu đau bụng xuất phát từ nguyên nhân này thì các mẹ có thể sẽ bị đau bụng suốt thai kỳ, tuy nhiên còn phụ thuộc vào thể trạng của mẹ cũng như sự phát triển của em bé.

Hoạt động của các hormone thai kỳ

Ở những tháng đầu của thai kỳ, hoạt động của các hormone sẽ có sự thay đổi, ảnh hưởng đến việc chuyển hóa thức ăn, cùng với chế độ dinh dưỡng mất cân bằng và tử cung giãn nở chèn ép lên trực tràng, làm cho các mẹ luôn trong tình trạng đầy bụng, táo bón. Đây cũng là một trong những tác nhân phổ biến khiến chị em có thai 7 tuần bị đau bụng dưới.

Dấu hiệu nguy hiểm nếu đau bụng khi thai 7 tuần tuổi

Phụ nữ có thai 7 tuần bị đau bụng dưới nguy hiểm như thế nào?Phụ nữ có thai 7 tuần bị đau bụng dưới nguy hiểm như thế nào?

Có thai 7 tuần bị đau bụng dưới là dấu hiệu bình thường, không đáng lo ngại. Tuy nhiên, các mẹ cũng không nên chủ quan. Nếu thấy những dấu hiệu khác thường đi kèm như sau, thì cần phải đặc biệt chú ý và đi khám chuyên khoa sớm nhất: 

Mức độ đau bụng trở lên dữ dội, âm đạo ra máu đen, màu bã cà phê, bị đi ngoài, buồn nôn, nôn, đầu óc choáng váng, mệt mỏi, kiệt sức do chảy máu trong, thậm chí dẫn đến ngất xỉu

Có cảm giác bụng đau quặn liên tục, cường độ tăng lên liên tục không thuyên giảm. Các cơn đau kéo đến dồn dập và đột ngột biến mất. Ngoài ra, còn có tình trạng ra máu tươi và các cục máu đông.

Dấu hiệu nguy hiểm nếu đau bụng khi thai 7 tuần tuổi
Dấu hiệu nguy hiểm nếu đau bụng khi thai 7 tuần tuổi

Thai 7 tuần đau lâm râm bụng dưới có sao không?

Tuy rằng đau bụng trong giai đoạn đầu là điều khá bình thường nhưng một khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường, bà bầu không nên chủ quan bởi trên thực tế, tình trạng này có thể xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau.

Ví dụ khi mức độ đau bụng trong giai đoạn này cũng giống như khi bạn đau bụng kinh thì có nghĩa là do xương chậu và tử cung co bóp. Đôi khi, bà bầu cũng sẽ thấy đau khi đứng quá lâu, khi cười, hắt hơi hoặc ho do áp lực đè lên vùng bụng đang ngày càng tăng lên.

Trường hợp cơn đau bất ngờ ở các cơ thì có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu hoặc có những cảm xúc khác những cơn đau trong giai đoạn đầu của thai kỳ là dấu hiệu cho thấy tử cung đang bị áp lực lớn. Đau bụng là một triệu chứng không thể tránh khỏi trong giai đoạn này.

Tuy nhiên, đau bụng dữ dội khi mang thai cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề nguy hiểm có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và thai nhi như thai ngoài tử cung, sảy thai, dọa sinh non, tiền sản giật, rau bong non,… Bởi vậy, khi có dấu hiệu đau lâm râm khi mang thai 7 tuần, bạn cũng nên thăm khám thai để xác định chính xác tình trạng sức khỏe của bản thân.

Thai 7 tuần đau lâm râm bụng dưới có sao không?
Thai 7 tuần đau lâm râm bụng dưới có sao không?

Biện pháp cải thiện hiện tượng đau bụng dưới khi thai 7 tuần tuổi

Trong trường hợp có thai 7 tuần bị đau bụng dưới ở mức độ nhẹ như đau lâm râm hay có các dấu hiệu bình thường khác như mệt mỏi, ốm nghén… thì chị em không cần lo lắng và có thể áp dụng một số mẹo để giảm bớt khó chịu.

  • Bổ sung các thực phẩm thanh đạm, dễ tiêu hóa, giàu chất xơ… từ các loại rau xanh, củ, quả để tăng cường chức năng tiêu hóa và giảm cường độ các cơn đau. 
  • Chườm, tắm nước ấm giúp thư giãn và giảm cơn đau bụng dưới hiệu quả. Tuy nhiên cần điều chỉnh độ ấm của nước, tránh để nước quá nóng.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi: Mẹ bầu nên sắp xếp công việc hợp lý để có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya. Đồng thời giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái để kiểm soát và kìm hãm cơn đau.
  • Chọn tư thế nằm, ngồi thoải mái nhất như ngồi nửa nằm, kê cao chân hoặc đặt gối ở phía sau lưng,… Mẹ bầu có thể sử dụng những chiếc gối dành riêng cho bà bầu giúp không bị mỏi người, hạn chế đau bụng. 
  • Hạn chế đi lại nhiều hoặc vận động mạnh, mang vác vật nặng… bởi có thể dễ bị co thắt tử cung, tăng nguy cơ bị vỡ ối sớm.

Ngược lại, nếu thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu nguy hiểm như vừa nêu trên, thì tốt nhất nên đưa mẹ bầu đến bệnh viện để nhờ sự can thiệp của bác sĩ.

Biện pháp cải thiện
Biện pháp cải thiện

Có thể bạn quan tâm:

Tổng kết

Phụ nữ có thai 7 tuần bị đau bụng dưới không phải là hiện tượng hiếm gặp. Tuy vậy, để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, thì chị em cũng phải chú ý quan sát và theo dõi cơ thể. Nếu thấy có dấu hiệu nào bất thường, tốt nhất nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị. Bên cạnh đó cần có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học, luôn giữ tâm lý thoải mái để thai nhi phát triển toàn diện nhất

Tổng hợp: mebauvabe.net

Đọc nhiều nhất