Một chế độ dinh dưỡng cân bằng và lành mạnh rất quan trọng đối với sức khoẻ tổng thể của con người, đặc biệt là những bệnh nhân là trẻ em đang trong quá trình điều trị bệnh ung thư. Điều này không chỉ giúp cải thiện đáng kể sức đề kháng cho người bệnh mà còn góp phần nâng cao hiệu quả điều trị.
1. Tầm quan trọng của dinh dưỡng trong việc điều trị ung thư
Tại Việt Nam hiện nay, số bệnh nhân mắc bệnh ung thư không được chăm sóc dinh dưỡng đúng cách trong quá trình điều trị bệnh đang ngày một gia tăng. Điều này khiến cho bệnh nhân nhanh chóng bị giảm cân và suy dinh dưỡng rất đáng lo ngại. Mặt khác, một trong những tình trạng phổ biến nhất mà hầu hết các bệnh nhân ung thư dễ mắc phải là sự suy kiệt của cơ thể. Vấn đề này có thể xuất phát từ những tác dụng phụ không mong muốn của các liệu pháp điều trị ung thư, hoặc cũng có thể xảy ra do tâm lý lo lắng, thấp thỏm và chán trường của người bệnh.
Có thể bạn quan tâm:
- Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật chi tiết cho trẻ từ 5 – 6 tháng
- Cách làm bánh flan cho bé ăn dặm khiến bé mê tít đơn giản
- Hướng dẫn cách làm bánh ăn dặm cho bé đơn giản
Tuy nhiên, xét cho cùng thì tình trạng suy kiệt phần nhiều là do khối u tác động đến cơ thể. Những tế bào ung thư hoạt động mạnh mẽ sẽ làm cho quá trình chuyển hoá thông thường của cơ thể bị biến đổi, từ đó nguồn năng lượng ít ỏi bị tiêu hao nhiều hơn, thậm chí các mô, cơ và các tế bào trong cơ thể bị phá hủy nghiêm trọng. Vì vậy, tình trạng suy kiệt về thể lực cũng như tinh thần của bệnh nhân là điều không thể tránh khỏi.
Nhìn chung, chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân ung thư cần phải đảm bảo có đầy đủ các nhóm chất, bao gồm chất béo, chất đạm, tinh bột, vitamin, nước và các khoáng chất thiết yếu. Những người mắc bệnh ung thư nên chú trọng tới việc ăn ít thịt nhưng nhiều rau, cá, dầu thực vật, đồng thời tích cực luyện tập thể dục thường xuyên hơn để cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, giúp chống lại sự “tấn công” của ung thư.
2. Các chất dinh dưỡng cần thiết trong bữa ăn của bệnh nhân ung thư
Như đã đề cập ở trên, một tháp dinh dưỡng với đầy đủ các nhóm chất quan trọng sẽ giúp cho trẻ em bị ung thư cải thiện được sức đề kháng của mình để có thể chống chọi lại với bệnh tật và nâng cao hiệu quả của quá trình điều trị.
Một trong những bất lợi lớn nhất trong quá trình điều trị ung thư chính là sự chán ăn. Điều này xảy ra là do tâm lý sợ hãi và chán nản của người bệnh, đôi khi có thể là do sự thay đổi về khẩu vị hoặc những tác dụng phụ của các phương pháp chữa trị. Ở một số bệnh nhân ung thư, tình trạng biếng ăn có thể kéo dài chỉ trong khoảng một vài ngày, một số trường hợp khác có thể diễn ra lâu hơn.
Do đó, bệnh nhân nên cố gắng tăng cường bổ sung thêm các loại thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng, chất đạm, cũng như chất lỏng, nhất là những loại đồ uống giàu chất dinh dưỡng, nước ép, sữa hoặc thức ăn nghiền.
Ngoài ra, người nhà bệnh nhân cũng nên tạo một không khí thoải mái và vui vẻ cho người bệnh trong suốt bữa ăn. Dưới đây là những chất dinh dưỡng cần thiết trong các bữa ăn của bệnh nhân ung thư, bao gồm:
2.1 Chế độ ăn tinh bột cho người bệnh ung thư
Tinh bột thường có nhiều trong các loại ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như hạt lúa mạch, lúa mì, ngô, gạo và các loại củ như khoai sọ, khoai lang, khoai tây hoặc sắn. Người bệnh nên hạn chế ăn các loại thực phẩm đã được chế biến sẵn có chứa nhiều đường đơn, vì có thể đem đến nhiều tác động tiêu cực tới sức khỏe, ngoài ra cũng nên tránh tiêu thụ các loại thực phẩm bổ sung thêm nhiều chất phụ gia.
2.2 Chế độ ăn giàu chất đạm
Đạm có nhiều trong các loại thịt, giúp cơ thể hấp thụ đầy đủ các loại acid amin quan trọng. Để đạt được điều này, bệnh nhân cần ăn các loại thực phẩm một cách đa dạng và cân bằng giữa hai nhóm protein thực vật và động vật với nhau.
2.3 Chế độ ăn có chất béo
Chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày của bệnh nhân ung thư cần cung cấp đủ một hàm lượng chất béo nhất định, trong đó hàm lượng acid béo không no không nên vượt quá 50% tổng năng lượng.
2.4 Chế độ ăn rau quả
Rau củ quả thường cung cấp một lượng vitamin đáng kể, mang lại nhiều lợi ích đối với sức khoẻ tổng thể của người bệnh. Việc thay đổi khẩu vị ăn uống trong thời gian điều trị bệnh là một điều không thể tránh khỏi. Đặc biệt, những loại thực phẩm như thịt thường mang lại cảm giác tanh hoặc đắng cho người bệnh. Tuy nhiên, sau khi chấm dứt quá trình điều trị, sự thay đổi khẩu vị của bệnh nhân sẽ tự biến mất. Dưới đây là một số cách giúp bệnh nhân ung thư giảm tình trạng khó chịu khi ăn uống, bao gồm:
- Bệnh nhân nên súc miệng trước khi ăn
- Ăn nhiều các loại trái cây có vị chua như chanh, cam, quýt, bưởi (trừ trường hợp bệnh nhân đang bị đau ở miệng hoặc họng).
- Chia bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, đồng thời cho người bệnh ăn những món khoái khẩu của họ, tuy nhiên nên hạn chế ăn các loại thịt đỏ.
Có thể bạn quan tâm:
- Sữa tăng cân cho bé là gì? Kinh nghiệm mua và sử dụng sữa
- Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng và các nguyên tắc quan trọng
Những người đang thực hiện phương pháp xạ trị hoặc hóa trị ở các vùng như đầu và cổ có thể bị khô miệng do giảm tiết nước bọt. Điều này khiến cho tình trạng biếng ăn của người bệnh trở nên trầm trọng hơn. Đối với những trường hợp này, người bệnh cần lưu ý một số điều sau đây:
- Ăn các loại thức ăn chứa nhiều nước hoặc đồ ăn mềm, ví dụ như bún, phô mai, sữa, mỳ, miến, bột ngũ cốc.
- Tăng tiết nước bọt bằng cách ăn các loại quả có vị chua hoặc nhai kẹo cao su
- Uống nhiều nước
- Ăn đồ tráng miệng được ướp lạnh
- Súc miệng ít nhất 4 lần/ngày và vệ sinh răng miệng sạch sẽ
- Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều đường
Những bệnh nhân ung thư đang có các tổn thương ở vùng răng miệng nên tránh ăn các thực phẩm rắn, khó nhai nhuốt, và những loại thực phẩm có vị cay nồng, vì chúng có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của sự tổn thương.
Việc áp dụng chế độ ăn theo tháp dinh dưỡng có vai trò trong việc giúp người bệnh giảm thiểu những tác dụng phụ của các đợt điều trị và cải thiện sức khỏe theo chiều hướng tốt nhất.
Tổng hợp: mebauvabe.net