Trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt là biểu hiện thường gặp. Tình trạng này có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào là vấn đề nhiều phụ huynh quan tâm. Cùng tìm hiểu và giải đáp những thắc mắc ở bài viết dưới đây nhé!
Làm thế nào để phát hiện trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt?
Để xác định trẻ sơ sinh có bị vàng da vàng mắt hay không các mẹ mới sinh nên quan sát con ở nơi có ánh sáng tự nhiên để phát hiện được tình trạng vàng da. Nguyên nhân là bởi việc quan sát trẻ dưới ánh sáng nhân tạo, đặc biệt là ánh sáng đèn huỳnh quang, đôi khi có thể đánh lừa thị giác của bạn. Bước tiếp theo, để kiểm tra xem con có bị vàng da không, bạn hãy dùng tay ấn nhẹ và giữ khoảng 10 giây lên ở các vùng như ở ngực, bụng, đùi, cẳng chân, bàn chân của trẻ, khi thả tay ra vùng da đó có màu vàng cam thì khả năng trẻ có vàng da.
Có thể bạn quan tâm:
- Lá tắm chữa vàng da cho trẻ sơ sinh là những loại lá nào?
- Cách chiếu đèn cho trẻ vàng da tại nhà an toàn mẹ cần biết
- Mụn sữa ở trẻ sơ sinh khi – cách điều trị mụn sữa hiệu quả
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị vàng da
Tình trạng trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt xảy ra khi có quá nhiều bilirubin tích tụ trong cơ thể bé. Bilirubin là một chất màu vàng được tạo ra khi cơ thể phá vỡ các tế bào hồng cầu cũ. Gan lọc máu và thải bilirubinra khỏi cơ thể qua phân và nước tiểu. Đây là một quá trình bình thường xảy ra trong suốt cuộc đời mỗi người. Tuy nhiên, đôi khi trẻ sơ sinh bị tích tụ bilirubin trong cơ thể.
Trong một số trường hợp, gan của bé có thể chưa đủ trưởng thành để lọc bilirubin hoặc trẻ có thể mắc phải bệnh lý đa hồng cầu (tình trạng tăng sản xuất số lượng hồng cầu làm tăng số lượng hồng cầu bị vỡ tạo bilirubin). Những rối loạn này có thể khiến bilirubin tích tụ trong cơ thể bé khiến trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt.
Một số nguyên nhân gây vàng da phổ biến:
Vàng da sinh lý (bình thường)
Đa số trẻ sơ sinh đều gặp phải tình trạng vàng da sinh lý. Diễn tiến thường không nghiêm trọng. Vàng da sinh lý không gây ra bất kỳ vấn đề gì và tự biến mất trong vòng 2 tuần đối với trẻ đủ tháng và trong vòng 3 tuần tuổi đối với trẻ sinh non.
Vàng da do sinh non
Gan của trẻ sinh non thường không đủ phát triển để phân hủy bilirubin một cách hiệu quả. Do đó, nếu trẻ sinh non sớm hoặc có những yếu tố nguy cơ khác, các bé thường được điều trị, ngay cả khi mức độ bilirubin trong cơ thể không cao.
Vàng da do không bú đủ lượng sữa mẹ
Trẻ có thể mắc tình trạng này khi không bú đủ sữa mẹ. Điều này có thể xảy ra do những khó khăn cho bú sữa mẹ như mẹ cho con bú không đúng tư thế hoặc bú đúng tư thế nhưng chuyển đổi vú khi trẻ chưa bú sạch hết một bên hoặc do sữa mẹ chưa về kịp sau sinh.
Vàng da do sữa mẹ
Đôi khi các chất trong sữa mẹ khiến lượng bilirubin tăng cao. Chúng cũng có thể khiến cơ thể em bé khó đào thải bilirubin qua phân. Loại vàng da thường bắt đầu khoảng 3 đến 5 ngày sau sinh và từ từ cải thiện triệu chứng trong vòng vài tuần.
Trong một số trường hợp, trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt là do một vấn đề tiềm ẩn. Điều này có thể bao gồm chảy máu, nhiễm trùng hoặc bệnh lý gan. Con bạn có nhiều nguy cơ bị vàng da nếu trẻ:
Sinh non (sinh trước 37 tuần)
Gan của trẻ sinh non thường chưa trưởng thành. Trẻ có thể đi tiêu ít hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Điều này có nghĩa là trẻ sinh non có thể không loại bỏ được bilirubin nhanh như trẻ sinh đủ tháng.
Bầm tím trong khi sinh
Các vết bầm tím tạo ra nhiều tế bào hồng cầu cần được chuyển hóa thành bilirubin. Điều này có thể làm tăng nồng độ bilirubin trong máu khiến trẻ bị vàng da.
Gặp khó khăn khi bú mẹ
Trẻ khó bú mẹ có thể bị mất nước hoặc nhận được lượng calo thấp. Điều này có thể làm tăng nguy cơ vàng da.
Chắc hẳn nhiều phụ huynh khi thấy bé nhà mình có dấu hiệu vàng da vàng mắt đều rất lo lắng đúng không? Đây có thể là biểu hiện của vàng da sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý tiềm ẩn. Đừng quá lo lắng vì bài viết sau đây sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ về nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách điều trị khi trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt
Có nhiều nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh, cụ thể là vàng da mắt, có thể kể đến như:
Tăng sản xuất bilirubin
Đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng vàng da. Bilirubin là sắc tố có màu vàng cam, sự tăng bilirubin trong máu (bilirubin dư thừa) được gây nên trong quá trình phá vỡ hồng cầu bình thường trong máu. Vết bầm máu to ở trẻ khi sinh, bất đồng nhóm máu mẹ con hay bệnh lý tại màng hồng cầu là những nguyên nhân gây tăng sản xuất bilirubin trong máu của trẻ.
Giảm chức năng chuyển hóa bilirubin
Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do trẻ sinh non, thiếu hụt hormone, mẹ bị chứng đái tháo đường thai kỳ,…
Tăng tái hấp thu bilirubin từ ruột
Những trẻ sinh ra có nguy cơ tăng tái hấp thu bilirubin từ ruột nếu bị phình đại tràng bẩm sinh, tắc ruột non, hẹp môn vị, sử dụng thuốc gây liệt ruột,… dẫn tới vàng da sơ sinh.
Vàng da sữa mẹ
Trong vài ngày đầu một số trẻ bú không đủ do trẻ gặp khó khăn khi bú mẹ hoặc mẹ chưa tiết đủ sữa khiến bé mất nước, thiếu năng lượng gây vàng da.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt
Dấu hiệu trẻ bị vàng da vàng mắt
Nếu dùng ngón tay ấn vào da trong khoảng 5 giây, buông ra quan sát dưới ánh sáng tự nhiên thấy da có màu vàng là dấu hiệu trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt. Vàng da có thể là hiện tượng vàng da sinh lý nhưng cũng có thể là vàng da bệnh lý.
Vàng da sinh lý
Đây là biểu hiện ở mức độ nhẹ, có những dấu hiệu như:
- Vùng da, kết mạc trẻ xuất hiện màu vàng từ ngày thứ 3 sau sinh.
- Chỉ là vàng da đơn thuần ở mức độ nhẹ, tự hết trong vòng 7 -10 ngày. Không kèm theo các triệu chứng bất thường khác như bỏ bú, li bì, gan lách to, thiếu máu,…
- Nồng độ bilirubin/máu không quá 12mg% ở trẻ đủ tháng. Tốc độ tăng bilirubin/máu không quá 5mg% trong 24 giờ.
Vàng da bệnh lý
Đây là tiến triển nặng, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể để lại biến chứng nhiễm độc thần kinh (bệnh lý não cấp và mạn do bilirubin), bị di chứng não suốt đời hay thậm chí là tử vong. Một số dấu hiệu để phát hiện vàng da bệnh lý như sau:
- Vàng da đậm xuất hiện sớm, trong vòng 1-2 ngày sau sinh; sau 2 tuần không hết vàng da đối với trẻ sinh đủ tháng và 3 tuần đối với trẻ sinh non.
- Vàng da không chỉ xuất hiện ở mặt, mắt mà còn lan đến cánh tay, chân, bụng,…
- Vàng da kết hợp các triệu chứng bất thường khác như nôn trớ, bỏ bú, sốt, phân bạc màu, khóc nhiều,…
- Thường xuất hiện ở trẻ sinh non, đặc biệt trẻ sinh non dưới 35 tuần tuổi.
Cách điều trị vàng da vàng mắt ở trẻ sơ sinh
Đối với vàng da sinh lý thì không cần can thiệp y tế. Mẹ chỉ cần cho trẻ bú sữa mẹ đầy đủ, thường xuyên (từ 8 – 12 lần/ngày) để đào thải bilirubin ra ngoài. Tình trạng vàng da sẽ biến mất trong khoảng 1 – 2 tuần.
Đối với vàng da bệnh lý, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt. Phương pháp điều trị bao gồm chiếu đèn và thay máu. Chiếu đèn là cách chữa bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh hiệu quả nhất, được thực hiện khá đơn giản, an toàn và không quá nhiều chi phí. Thay máu sẽ được bác sĩ chỉ định với trẻ có triệu chứng đe dọa nhiễm độc thần kinh do bilirubin trong máu tăng cao.
Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh tay chân miệng – Giải pháp nào bảo vệ bé yêu?
- DHA cho bé và những điều cần biết trong quá trình sử dụng
Một số biến chứng nặng nếu không được điều trị vàng da mắt kịp thời ở trẻ sơ sinh
Theo các bác sĩ nghiên cứu, trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm về não. Cụ thể:
Ở giai đoạn sớm
Trẻ bị vàng da nhiều và màu có dấu hiệu đậm hơn, thường xuyên ngủ gà, bú kém và giảm trương lực cơ rõ rết.
Giai đoạn trung gian
Trẻ lừ đừ, dễ bị kích thích mạnh và có dấu hiệu tăng trường cơ nhiều. Bên cạnh đó, có thể xuất hiện các triệu chứng sốt, khóc, hay lơ mơ.
Giai đoạn nặng
Hệ thần kinh trẻ bị tổn thương có dấu hiệu bị suy nhược thần kinh và khó có thể hồi phục được, trẻ hay khóc lé thé, bú khó khăn và thậm chí có cơn ngừng thở hoặc hôn mê.
Trên đây là những kiến thức tổng quan nhất mà phụ huynh cần biết khi trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt. Từ đó có những biện pháp chăm sóc và điều trị giúp trẻ khỏi bệnh và có một sức khỏe tốt nhất. Các mẹ có thể theo dõi các thông tin liên quan như cách chăm sóc bệnh tay chân miệng cho trẻ tại nhà, cách trị họ cho trẻ,… tại website chúng tôi nhé.
Tổng hợp: mebauvabe.net