Bà bầu bị đau đầu là tình trạng phổ biến ở khoảng thời gian đầu, thuộc các dấu hiệu mang thai tuần đầu hoặc cuối thai kỳ. Những cơn đau gây khó chịu và khiến người mẹ mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, về lâu dài còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai nhi.
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng bà bầu bị đau đầu?
Khi mang thai nồng độ hormone trong cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi, dẫn đến nhiều triệu chứng, đau đầu là một trong số đó. Theo thống kê thì có hơn 80% phụ nữ bị đau đầu trong thời gian mang bầu. Vào giai đoạn đầu của thai kỳ, cơ thể chưa quen với sự thay đổi, do đó đau đầu trong những tháng đầu thai kỳ chiếm gần 60% trên tổng số trường hợp. Đau đầu ở những tháng cuối của thai kỳ có thể do tình trạng lên cân đột ngột làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh và quá trình lưu thông máu lên não.
Có thể bạn quan tâm:
- Bà bầu bị phù chân khi mang thai có nguy hiểm không?
- Trầm cảm khi mang thai nguy hiểm cho mẹ, hại cho con
- Không quan hệ có mang thai được không? giải đáp thắc mắc
Ngoài những nguyên nhân trên thì chế độ sinh hoạt không khoa học cũng gây nên tình trạng đau đầu ở phụ nữ mang thai. Những thói quen xấu như không uống đủ nước, ăn uống không đúng bữa và không đủ chất dinh dưỡng. Thức đêm nhiều, sử dụng những chất kích thích, đồ uống có cồn cũng dẫn đến tình trạng đau đầu. Môi trường sống ồn ào cũng khiến thần kinh nhạy cảm của bà bầu mệt mỏi căng thẳng dẫn đến tính trạng khó ngủ và đau đầu.
Các dạng đau đầu khi mang bầu
Hầu hết các cơn đau đầu khi mang thai là đau đầu nguyên phát. Điều này có nghĩa rằng cơn đau đầu xảy ra do tự phát, không phải dấu hiệu hoặc triệu chứng của biến chứng hay rối loạn khác trong thai kỳ. Tình trạng nhức đầu nguyên phát bao gồm:
- Đau nửa đầu
- Đau đầu từng cụm
- Đau đầu do căng thẳng.
Các chuyên gia đã chia sẻ, khoảng 26% trường hợp bà bầu bị đau đầu là do căng thẳng. Hãy thông báo cho bác sĩ nếu bạn bị đau đầu mạn tính hoặc đau nửa đầu khi mang thai hoặc có tiền sử mắc bệnh đau nửa đầu.
Trong trường hợp mẹ bầu từng đau nửa đầu, bạn có thể không phải chịu đựng quá nhiều cơn đau như trước. Chứng đau nửa đầu cũng liên quan đến những biến chứng xảy ra sau này trong thai kỳ hoặc sau khi sinh em bé. Ngoài ra, tình trạng đau đầu thứ phát là do một vài biến chứng khi mang thai gây nên, chẳng hạn như tăng huyết áp.
Khi nào đau đầu ở bà bầu trở nên nghiêm trọng?
Hầu hết các trường hợp bà bầu chỉ đau đầu mà không kèm theo những biểu hiện bất thường nào khác. Tuy nhiên bạn vẫn phải hết sức chú ý, trong giai đoạn thai nhi được 24 – 26 tuần, tiền sản giật (rối loạn thai nghén cuối thai kỳ) là nguyên nhân chính gây nên bệnh đau đầu. Do vậy nếu đau đầu kèm những biểu hiện khác thường khác như tiểu nhiều, tiểu ít, tiểu buốt rắt hoặc tiểu sẫm màu hoặc nhìn mờ,… thì cần đi khám để được chẩn đoán chính xác nhất. Cụ thể như sau:
– Đau nhức đầu kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm, đau đột ngột khi đang ngủ.
– Sưng nề các vị trí như tay, chân và mặt.
– Đau đầu kèm theo những triệu chứng như rối loạn thị giác, sốt cao, đau cứng cổ,…
– Đau đầu kèm vùng dưới xương sườn, đau kèm bụng trên.
– Tăng cân đột ngột không phải do trọng lượng của thai nhi.
Một số phương pháp trị đau đầu cho bà bầu
Hãy thử áp dụng một số biện pháp sau để giảm thiểu cơn đau đầu trong thời kỳ mang thai:
Massage
Khi bị đau đầu bạn nên massage khu vực vai gáy, lưng cổ để giảm thiểu những cơn đau. Có thể sử dụng kết hợp với dầu khuynh diệp để tăng cao hiệu quả.
Chườm nóng/lạnh
Chườm nóng hay lạnh đều có tác dụng giảm cơ đau cho bà bầu. Chườm nóng giúp các mạch máu được giãn nở, hỗ trợ quá trình lưu thông máu lên não, hỗ trợ các cục máu gây nên tính trạng đau đầu. Ngoài ra tắm nước ấm cũng là phương pháp giảm đau, tuy nhiên không nên tắm với nước quá nóng và tắm trong thời gian quá lâu.
Chườm lạnh có tác dụng khi bà bầu bị đau đầu do các mạch máu mở rộng. Việc chườm lạnh trên trán sẽ làm thu nhỏ mô cơ, thắt chặt mạch máu từ đó giúp làm giảm đi những cơn đau.
Uống đủ nước mỗi ngày
Uống đủ nước đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm những cơn đau đầu khi mang thai. Nước đóng vai trò cần thiết trong quá trình lưu thông máu và vận chuyển những khoáng chất quan trọng trong cơ thể. Không những thế, nước còn cung cấp năng lượng cho cơ thể bằng cách điều chỉnh cân bằng các enzyme, vitamin và protein trong cơ thể.
Mẹ bầu uống đầy đủ nước mỗi ngày giúp giảm thiểu cơn đau
Sử dụng một số liệu pháp tự nhiên
Sử dụng tinh dầu lavender hỗ trợ giảm những cơn đau đầu là cách mà bạn nên thử. Hương thơm của tinh dầu giúp mẹ bầu ổn định tâm thần, giảm thiểu căng thẳng. Bên cạnh đó còn có một số loại thảo dược thiên nhiên hỗ trợ giảm đau đầu, tuy nhiên khi sử dụng phải được sự cho phép của bác sĩ.
Làm thế nào để phòng ngừa những cơn đau đầu khi mang thai?
Tuy đau đầu khi mang thai một phần là do sự thay đổi trong cơ thể của người phụ nữ, tuy nhiên điều chỉnh lối sống và sinh hoạt cũng giúp bạn giảm thiểu được phần nào các cơn đau.
Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
Ăn uống đầy đủ không những cung cấp chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé mà còn có tác dụng làm giảm nguy cơ gây đau đầu khi mang thai. Mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn, hoặc sử dụng một số loại hạt, bánh trái để ăn khi cảm thấy đói. Điều này tránh tính trạng hạ đường huyết khi mang thai gây nên tình trạng đau đầu.
Một số loại thực phẩm không nên ăn
Socola, xúc xích, rượu, cà phê,… là những thứ mẹ bầu không nên ăn để tránh tình trạng đau đầu khi mang thai. Đặc biệt là cà phê, nếu bạn nghiện loại thức uống này thì nên tìm cách “cai” chúng. Nên cắt giảm liều lượng mỗi lần uống để việc “cai” diễn ra từ từ, không nên ngừng uống đột ngột có thể khiến cơ thể không thích nghi được.
Nghỉ ngơi đầy đủ
Mẹ bầu nên đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, không nên thức khuya. Thời điểm buổi trưa không nên ngủ quá một tiếng để tránh gây mệt mỏi cho buổi chiều. Nên ngủ ở môi trường yên tĩnh, không có tiếng ồn để giấc ngủ được đảm bảo tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm:
- Cốc nguyệt san là gì? Ưu điểm nổi trội của sản phẩm
- Cách tính tuổi thai cơ bản đến chi tiết cặn kẽ cho mẹ bầu
Yếu tố môi trường
Tránh đến những nơi không khí ô nhiễm, ngột ngạt, mùi hương quá nồng,… Bạn nên thường xuyên nhờ người thân dọn dẹp nhà cửa và để cho phòng nghỉ luôn được thông thoáng. Ngoài ra bà bầu cũng nên tránh những nơi ánh sáng quá chói hoặc ồn ào để tránh nguy cơ bị đau đầu.
Thường xuyên tập luyện thể thao
Những bài tập thể dục nhẹ nhàng trong thời kỳ mang thai không những giúp mẹ bầu cải thiện sức khỏe mà còn hạn chế những cơn đau đầu. Một số hình thức tập luyện bạn có thể thử như Yoga, đi bộ, tập hít thở,…
Bà bầu bị đau đầu là biểu hiện bình thường trong thời kỳ mang thai, bằng những phương pháp chữa trị tự nhiên và lối sống lành mạnh bạn có thể giảm thiểu những cơn đau đầu đáng ghét. Tuy nhiên nếu đau đầu kèm theo những biểu hiện bất thường bạn nên đi khám sản khoa để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé sau này.
Tổng hợp: mebauvabe.net