Trang chủ Sổ tay của mẹ Kinh nguyệt ra máu đông là do đâu? có nguy hiểm không?

Kinh nguyệt ra máu đông là do đâu? có nguy hiểm không?

Ra máu đông trong những ngày hành kinh là hiện tượng nhiều bạn gái gặp phải nhưng nguyên nhân gây ra nó lại không giống nhau ở tất cả mọi người. Cũng vì không biết vì sao mình bị như vậy nên tâm lý chung khi gặp hiện tượng kinh nguyệt ra máu đông là lo sợ liệu mình có đang mắc bệnh lý nào đó hay không. Bài viết sau sẽ giúp chị em hiểu hơn về hiện tượng này.

1. Nguyên nhân gây nên hiện tượng kinh nguyệt ra máu đông là gì

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên cục máu đông trong những ngày hành kinh, điển hình trong đó là:

Có thể bạn quan tâm:

1.1. Bị tắc nghẽn tử cung

Khi thành tử cung bị áp lực vì một yếu tố nào đó sẽ khiến cho lượng máu kinh chảy ra nhiều hơn và xuất hiện cục máu đông. Cũng chính những áp lực này có thể cản trở khả năng co bóp tử cung nên nó co bóp không đúng cách và khiến cho máu chảy ra rồi bị đông lại trong khoang tử cung. Nguyên nhân khiến tử cung bị tắc nghẽn chủ yếu là: u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, bệnh Adenomyosis, Polyp buồng tử cung,…

1.2. Mất cân bằng hormon

Sự cân bằng nội tiết tố progesterone và estrogen chính là những yếu tố giúp cho niêm mạc tử cung phát triển và dày lên đúng cách. Khi một trong hai yếu tố này quá ít hoặc quá nhiều sẽ dễ làm cho máu kinh chảy nặng hơn.

Nguyên nhân gây mất cân bằng nội tiết tố thường do: mãn kinh, tiền mãn kinh, giảm hoặc tăng cân quá nhiều,… Tình trạng này làm xuất hiện triệu chứng chính là kinh nguyệt không đều và máu kinh dễ bị vón cục.

1.3. Sảy thai

Có nhiều nguyên nhân khiến cho phụ nữ bị sảy thai, thậm chí có những trường hợp bị sảy thai trước khi người phụ nữ biết là mình có thai. Nếu sảy thai diễn ra sớm rất dễ gây chảy máu nặng, bụng bị đau và có cục máu đông chảy ra ngoài âm đạo.

Nguyên nhân gây nên hiện tượng kinh nguyệt ra máu đông
Nguyên nhân gây nên hiện tượng kinh nguyệt ra máu đông

2. Hiện tượng ra máu đông trong kỳ kinh có nguy hiểm không

2.1. Khi nào ra máu đông trong kỳ kinh là nguy hiểm

Tình trạng kinh nguyệt ra máu đông được xem là dấu hiệu nguy hiểm và cần được thận trọng khi:

– Diễn ra thường xuyên

Khi hiện tượng này diễn ra với tần suất liên tục và nhiều thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bất thường ở cơ quan sinh sản, cần được bác sĩ tìm ra nguyên nhân để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Kinh nguyệt ra máu đông kèm đau bụng dữ dội
Kinh nguyệt ra máu đông kèm đau bụng dữ dội

– Kèm đau bụng

Nếu như kinh nguyệt ra máu đông kèm theo cảm giác đau bụng kinh dữ dội, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, buồn nôn, chóng mặt, tê lạnh chân tay, mồ hôi ra nhiều,… thì nguyên nhân có thể xuất phát từ các bệnh phụ khoa như: lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung,…

– Một số triệu chứng khác

Kinh nguyệt ra máu đông cũng có thể đi kèm một số triệu chứng bất thường khác như:

+ Máu kinh có mùi chua, hôi rất khó chịu.

+ Máu kinh đen một cách khác thường.

+ Máu kinh có lẫn các chất nhầy dai, bết dính, dễ kéo thành sợi,…

+ Lượng máu kinh ra nhiều đến mức phải thay băng vệ sinh sau mỗi hai giờ hoặc là ít hơn.

2.2. Khi nào ra máu đông trong kỳ kinh là bình thường

Hầu hết các cục máu đông xuất hiện trong kỳ kinh là bình thường bởi nó là kết quả của hỗn hợp tế bào máu, protein máu và mô từ niêm mạc tử cung. Trong trường hợp này nó được xem là chức năng đông máu bình thường tương tự như ở các bộ phận khác trên cơ thể khi bị chấn thương mô. Hình dung dễ hiểu về nó được xem như vết rách hoặc vết cắt.

Vào ngày hành kinh, cơ thể giải phóng các protein đông máu nên máu trong tử cung sẽ bị đông lại. Tình trạng này ngăn chặn hiện tượng chảy máu của mạch máu ở trong niêm mạc tử cung. Nếu lượng máu là đáng kể thì các protein đông máu có thể kết tụ lại với nhau để hình thành cục máu đông.

Chị em nên khám phụ khoa khi có bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt
Chị em nên khám phụ khoa khi có bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt

Có thể bạn quan tâm:

Tùy thể trạng và tình trạng sức khỏe của từng chị em mà một chu kỳ kinh sẽ kéo dài khoảng 3 – 7 ngày. Một chu kỳ kinh bình thường có cách thức hoạt động như sau:

– Ngày thứ nhất: ngày đầu tiên máu kinh xuất hiện.

– Ngày thứ 5: nội mạc tử cung phát triển dày hơn.

– Ngày thứ 14 – 16: trứng rụng từ buồng trứng rồi di chuyển đến vòi trứng.

– Ngày thứ 28 – 32: nếu trứng không gặp tinh trùng thì hiện tượng thụ tinh không diễn ra nên lượng hormone giảm xuống, nội mạc tử cung bong ra và chu kỳ kinh tiếp theo diễn ra (bao gồm ngày an toàn của con gái).

Trong những ngày hành kinh, nếu kinh nguyệt ra máu đông kèm các hiện tượng sau thì được xem là bình thường:

– Máu đông ở ngày đầu tiên của những ngày hành kinh.

– Không gây đau đớn hoặc đau nhưng rất nhẹ.

– Độ tuổi hành kinh là lứa tuổi dậy thì.

Nói tóm lại, khi chú ý quan sát hiện tượng kinh nguyệt ra máu đông và thấy nó diễn ra trong thời gian ngắn, thường ở đầu ngày hành kinh và không gây ra sự khó chịu nào thì về cơ bản nó sẽ là hiện tượng bình thường.

2.3. Cách thức xác định nguyên nhân ra máu đông trong kỳ kinh

Hầu hết chị em phụ nữ không thể tự xác định được tình trạng kinh nguyệt ra máu đông là bình thường hay bất thường. Vì thế, nếu rơi vào các trường hợp cảnh báo như trên thì tốt nhất nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có những tư vấn chính xác.

Để tìm ra nguyên nhân hình thành cục máu đông trong kỳ kinh bác sĩ có thể sẽ:

– Hỏi về những yếu tố dễ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh như: dùng biện pháp tránh thai, phẫu thuật vùng chậu,…

– Kiểm tra tử cung của bệnh nhân.

– Xét nghiệm máu tìm sự mất cân bằng nội tiết tố.

– Chẩn đoán hình ảnh bằng siêu âm, chụp MRI khi thấy cần thiết để kiểm tra u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, ung thư tử cung hay tìm xem có yếu tố nào khác làm cản trở quá trình co bóp của tử cung.

Những chia sẻ trên đây nếu vẫn chưa khiến chị em hiểu về hiện tượng kinh nguyệt ra máu đông, hãy tham khảo thêm ý kiến từ các bác sĩ nhé!

Tổng hợp: mebauvabe.net

Đọc nhiều nhất