Chỉ còn vài tuần nữa, bạn sẽ chính thức “vượt cạn”. Đây chính là thời điểm mà bạn và ông xã phải “soạn sửa” và “lên dây cót” tinh thần sẵn sàng chào đón bé yêu. Bên cạnh việc trang bị kiến thức để có thể nhận biết các dấu hiệu sắp sinh, việc lên kế hoạch chuẩn bị đi sinh và làm danh sách những đồ dùng cần thiết phải chuẩn bị trước khi vượt cạn thật kỹ lưỡng cũng là một phần không thể thiếu. Vậy đi sinh cần mang những gì để vẫn đủ dùng mà không phải mang quá nhiều thứ?
Với tiêu chí không đầy nhưng phải đủ, các mẹ cần cân nhắc thật kỹ xem mang món nào, bỏ món nào để “hành trang đi sinh” của mình thật gọn gàng khi vào viện. Lúc chuyển dạ, đa số mọi người dù đã chuẩn bị tinh thần nhưng vẫn không tránh được trạng thái mất bình tĩnh, cuống quýt, vậy nên để không phải bị động, bạn nên chuẩn bị những nhóm đồ dùng sau đây từ trước ngày dự sinh khoảng 1 tháng và gói gọn gàng trong một chiếc túi hay chiếc làn nhựa.
Giấy tờ và hồ sơ cần thiết trong hành trang đi sinh
Sổ khám thai, các phiếu siêu âm, X quang, ECG (nếu có) và các phiếu xét nghiệm trong thời kỳ mang thai (khám tại bệnh viện hoặc các nơi khác).
- Sổ hộ khẩu bản chính và bản photocopy
- Chứng minh thư dân dân/thẻ căn cước bản chính và bản photocopy
- Thẻ bảo hiểm (có dán ảnh) bản chính và bản photocopy
- Thẻ gia hạn BHYT (không dán ảnh) bản chính và bản photocopy
Có thể bạn quan tâm:
- Bí quyết sinh con trai bách phát bách trúng chị em tham khảo
- Các biểu hiệu có thai bạn có thể tự nhận biết dễ dàng
- 7 khác biệt giữa dấu hiệu sắp có kinh và có thai
Toàn bộ hồ sơ khám thai mẹ cần sắp xếp thứ tự, từ đầu thai kỳ đến cuối thai kỳ, được để trong túi hồ sơ, mẹ phải mang đi. Cần photo giấy chứng minh nhân dân của mẹ, sổ hộ khẩu thường trú có tên mẹ, giấy bảo hiểm y tế, giấy bảo hiểm của các công ty chỉ trả viện phí cho mẹ, mẹ cần mang đi khi sinh.
Chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ và bé
Đồ cho mẹ
- Băng vệ sinh mama hoặc bỉm caryn: khoảng 6 cái.
- Bông gòn
- Sữa cho mẹ sau sinh
- Cốc có nắp và thìa.
- Quần lót giấy (loại dùng 1 lần): 20 cái (đủ cho cả sản phụ sinh mổ).
- Giấy khô: 3 – 4 bịch (dùng lúc chuyển dạ).
- Khăn ướt.
- Trang phục: Mặc dù có sẵn đồ bệnh nhân tại bệnh viện nhưng sản phụ vẫn nên mang theo 1 – 2 bộ để dự phòng và mặc lúc xuất viện. Trang phục mang theo nên là loại mỏng nhẹ, rộng rãi và đặc biệt là có nút, thuận tiện cho bé bú.
- Kính râm để bảo vệ mắt bạn không bị chói mắt, ảnh hưởng đến thị lực sau này.
- Khăn mặt
- Vài chai nước lọc.
- Một chiếc chậu nhỏ.
- Bàn chải đánh răng và nước súc miệng.
- Vài chiếc túi nhỏ để gói đồ bẩn.
- Mũ để đội đầu khi xuất viện hoặc di chuyển ra ngoài phòng có gió.
- Ngoài ra trước khi vào phòng sinh chị em cần tháo hết những trang sức như nhẫn, vòng, khuyên tai, lắc… để cơ thể thoải mái và đảm bảo vệ sinh và an toàn cho bé.
Đồ cho con
- Tã dán sơ sinh: 20 chiếc.
- Quần áo sơ sinh: 3 – 5 bộ
- Bao tay, bao chân: 3 – 5 đôi.
- Mũ mềm: 3 chiếc.
- Khăn sữa: 20 cái
- Khăn xô lớn lau bé khi tắm: 2 cái
- Sữa công thức cho bé bú khi sữa mẹ chưa về
- Nước muối sinh lý để rửa mắt cho bé.
- Bình sữa
- Khăn quấn bé (có thể dùng làm chăn cho bé): 3 cái
- Giấy khô đa năng: 1 bịch
- Chậu rửa: 2 cái
- Rơ lưỡi: 5 – 7 cái
- Băng rốn: 4 – 5 cái
- Bông y tế: 1 gói nhỏ
- Nước muối sinh lý: 1 lọ nhỏ 10 ml dùng lau mắt mũi cho bé vào mỗi buổi sáng.
- Máy hút sữa đề phòng trường hợp mẹ chưa thể trực tiếp cho bé bú
- Tấm lót thay bỉm: 2 cái
Một số điều các mẹ bầu cần lưu ý
Phụ thuộc vào tình hình thời tiết khi đi sinh mà mẹ có thể sắp xếp thêm hoặc thay đổi chủng loại quần áo, đồ dùng cho mẹ và bé cho phù hợp với thực tế (đồ dày – mỏng, quần áo dài tay – cộc tay). Hiện nay, tại hầu hết các cơ sở y tế sinh sản đều có căng tin, sẵn sàng phục vụ những đồ dùng mà các mẹ cần trong công cuộc đi sinh của mình. Vì vậy, đừng quá lo lắng về việc chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ và bé bị thiếu mẹ nhé!
Tìm hiểu trước các dịch vụ cung cấp tại bệnh viện để tránh mang theo quá nhiều đồ dùng vật dụng khi vào viện: phích nước nóng, thuê giường nằm cho người thân sản phụ, giặt ủi lấy ngay… Mẹ nên tìm hiểu về bệnh viện nơi mình chuẩn bị sinh bé trước khi chuẩn bị đồ đi sinh vì có một số bệnh viện hiện đại hỗ trợ rất nhiều thứ cho sản phụ và em bé, do đó bạn nên hỏi để tránh tốn chi phí mua và không cần dùng đến.
Chuẩn bị đồ đi sinh cho người chăm sóc
Ngoài mẹ và bé vẫn còn một người nữa là người chăm sóc – cần cho mình danh sách chuẩn bị đồ đi sinh. Người chăm sóc có thể là bố em bé, người thân hoặc bạn bè, đóng vai trò người hỗ trợ quan trọng nhất, thế nên người chăm sóc cũng cần bỏ túi một vài lưu ý nhỏ để cuộc đi sinh của cả nhà bớt rối rắm, tránh tình trạng quên trước, mất sau.
Khoản tiền mặt khoảng 10 triệu đồng hoặc thẻ ATM trong ví để có thể chi trả viện phí và các chi phí liên quan khác.
Chuẩn bị một ít tiền lẻ để dùng linh hoạt hơn cho việc trả tiền gửi xe, mua nước,… Việc này giúp người chăm sóc tiết kiệm được rất nhiều thời gian khi không phải chờ lấy lại tiền dư. Hãy luôn đảm bảo điện thoại, sạc dự phòng luôn có thể liên hệ với người nhà bất cứ khi nào.
Người chăm sóc cũng nên chuẩn bị đồ dùng vệ sinh cá nhân như khăn lau mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, quần áo,… để thuận tiện cho việc túc trực thường xuyên bên 2 mẹ con. Dự phòng theo 1 đôi dép hoặc 1 đôi giày thoải mái để tiện hơn cho việc di chuyển. Mang theo một cái gối riêng (nếu thấy cần thiết) để có thể tranh thủ chợp mắt dưỡng sức.
Có thể bạn quan tâm:
- Tinh trùng sống được bao lâu? Vai trò trong việc thụ thai?
- Dấu hiệu mang thai dễ nhận biết chị em cần nắm rõ
Tổng kết
Vậy là chỉ cần chuẩn bị đầy đủ những vật dụng trên là các mẹ bầu có thể yên tâm và không nên dành quá nhiều thời gian lo lắng cho vấn đề này, tùy theo nhu cầu và mức độ sử dụng của mẹ và bé mà danh sách, số lượng từng món có thể thay đổi. Việc còn lại là mẹ cần chuẩn bị một tâm lý thật thoải mái, tự chăm sóc sức khỏe bản thân thật tốt để có thể vượt cạn thành công, đón con chào đời.
Tổng hợp: mebauvabe.net