Trang chủ Sinh con Bà bầu bị COVID, thai nhi có kém phát triển? - Giải...

Bà bầu bị COVID, thai nhi có kém phát triển? – Giải đáp

Ảnh hưởng của covid luôn có nhiều nguy cơ tiềm ẩn tới sức khỏe. Nhiều người luôn thắc mắc, bà bầu mắc covid có ảnh hưởng đến thai nhi và làm sao để đảm bảo sức khỏe trong thai kỳ cũng như hạn chế tối đa nguy hiểm khi bà bầu bị nhiễm covid?

1. Những nguyên nhân khiến bà bầu bị nhiễm covid

Covid 19 là bệnh lây qua sự tiếp xúc gần. Người đang trong thời gian ủ bệnh sẽ có nguy cơ phát tán virus cao hơn. Các nguyên nhân có thể xuất phát từ một số yếu tố dưới đây:

  • Bà bầu trước khi mắc covid đã từng có bệnh lý về đường hô hấp hay sức đề kháng suy giảm.
  • Bà bầu đang lao động làm việc trong môi trường có nguy cơ lây nhiễm cao.
  • Khi vắc xin chưa được tiêm phủ rộng trên 2 mũi bà bầu tiếp xúc gần F0 sẽ có nguy cơ bị nhiễm covid cao hơn.
  • Người dân tộc thiểu số hay ít được giáo dục về y tế sức khỏe có nguy cơ nhiễm dịch bệnh cao.

Có thể bạn quan tâm:

Nguyên nhân khiến một người nhiễm covid có thể vô cùng đa dạng và phức tạp. Bên cạnh đó việc không thường xuyên vệ sinh khử khuẩn cũng sẽ làm virus tích tụ và tăng nguy cơ lây nhiễm cho mọi đối tượng.

2. Bà bầu bị nhiễm covid có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai kỳ

Theo các nghiên cứu ,thai phụ bị nhiễm covid sẽ đối mặt với nhiều nguy hiểm hơn những người khác. Hầu hết phụ nữ khi mang thai sẽ rối loạn nội tiết dẫn đến cơ thể mất cân bằng và tăng nguy cơ bị virus đường hô hấp tấn công.

Khi nhiễm covid 19, nguy cơ tử vong trước tiêm vắc xin khá cao. Vì vậy cần chú ý những biểu hiện được y tế khuyến cáo để nhanh chóng điều trị. Bệnh thể nhẹ có thể cách ly tại nhà. Những trường hợp nặng sẽ cần nhập viện hoặc nhập khoa ICU để được hỗ trợ thở.

Trong 3 tháng đầu tiên, cảm hay sốt do virus đều là nguy hiểm với thai nhi. Sự phát triển của trẻ ở giai đoạn này hết sức quan trọng nhưng lại dễ bị chi phối nếu virus tấn công cơ thể người mẹ. Tuy nhiên hiện nay các nghiên cứu chưa đủ dữ liệu để khẳng định Covid có gây dị tật thai hay không. Đối với những tuổi thai lớn hơn, nhiễm covid có thể tăng nguy cơ sinh non.

Không dừng lại ở đó, biến chứng đối với bà bầu sau khi khỏi covid cũng rất nguy hiểm. Những mệt mỏi, suy giảm sức khỏe sẽ ảnh hưởng tinh thần và dinh dưỡng đến thai nhi. Một số trường hợp ho khan kéo dài kèm đau mỏi làm cho thai nhi không thể tăng trưởng như bình thường.

 

Bà bầu bị nhiễm covid có thể ảnh hưởng nghiêm trọng
Bà bầu bị nhiễm covid có thể ảnh hưởng nghiêm trọng

Có thể bạn quan tâm:

3. Cách để hạ thấp nguy cơ bà bầu bị nhiễm covid 19

Tiêm vắc xin sẽ hạn chế tối đa nguy cơ tử vong và sự nguy hiểm dịch bệnh gây ra. Kể cả đã tiêm vắc xin bạn vẫn nên sử dụng khẩu trang giúp hạn chế giọt bắn mang virus xâm nhập vào hệ hô hấp. Người đã nhiễm covid 19 có nguy cơ tái nhiễm khá cao nên bà bầu đã mắc covid cũng không nên chủ quan.

Trong suốt quá trình mang thai, bác sĩ sẽ lên lịch kiểm tra định kỳ để nắm được sức khỏe của mẹ và bé. Bạn nên tuân thủ những lịch khám được yêu cầu để nhanh chóng phát hiện điều trị mọi vấn đề về sức khỏe. Nếu bà bầu bị nhiễm covid nên báo cho bác sĩ để được chỉ định khám từ xa. Phương pháp chăm sóc kiểm tra hạn chế tiếp xúc hay tụ tập đông người sẽ giảm nguy cơ lây nhiễm covid và đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân.

Bạn có thể liên hệ đến đường dây tư vấn sức khỏe để có thể tự chăm lo cho bản thân và em bé. Khi cần lựa chọn địa điểm sinh nên báo cho bác sĩ để sắp xếp lịch từ sớm. Hãy chọn bác sĩ đã tiến hành kiểm tra để quá trình sinh con bác sĩ nắm rõ được tình trạng bệnh có phương án xử lý kịp thời nếu xuất hiện sự cố. Nếu trong thai kỳ, người mẹ có vấn đề về tâm lý hoặc sau sinh xuất hiện dấu hiệu trầm cảm nên báo sớm để được hỗ trợ.

4. Những điều nên làm nếu đã từng nhiễm covid cho bà bầu

Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm covid, bạn cần bình tĩnh, hãy liên hệ với cơ sở y tế để được hỗ trợ. Bạn có thể đặt lịch khám online để bác sĩ có thể tư vấn theo dõi các triệu chứng tại nhà, các dấu hiệu nguy hiểm cần nhập viện hoặc đi khám ngay. Thông thường bạn nên đo nhiệt độ 2 lần 1 ngày, theo dõi các triệu chứng ho, khó thở, đau tức ngực. Nếu bạn có máy theo dõi nồng độ oxy trong máu, hãy theo dõi 2 lần 1 ngày hoặc khi bạn cảm thấy mệt, thở khó khăn. Nếu nồng độ oxy dưới 96%, bạn nên liên hệ cơ sở y tế để được hỗ trợ

Phụ nữ đang nuôi con nhỏ bị nhiễm covid sẽ gặp khó khăn khi chăm sóc. Tuy rằng theo phân tích hiện tại sữa mẹ không phải nguồn lây nhiễm virus do đó không có lý do gì để ngưng cho bé bú. Bạn vẫn nên lưu ý thực hiện sát khuẩn thường xuyên và đeo khẩu trang để ngăn chặn nguy cơ lây lan. Ngoài ra cần bổ sung nhiều loại thực phẩm cũng như các loại vitamin tổng hợp cho bà bầu.

Tốt nhất để đảm bảo cho sức khỏe bà mẹ và thai nhi, khi có dấu hiệu mắc covid bạn nên tới các cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra và có những tư vấn phù hợp.

Tổng hợp: mebauvabe.net

Đọc nhiều nhất