Cấu tạo vùng kín bé gái khó tắm rửa sạch hơn các bé trai nên là nơi ẩn mình của vi khuẩn, chất bẩn,… Vùng kín bé gái cũng rất dễ bị tổn thương bởi các tác nhân bên ngoài, đặc biệt là các thành phần hóa học từ sữa tắm và dung dịch vệ sinh vùng kín chuyên biệt dùng cho bé, tiếp xúc trực tiếp lên vùng da nhạy cảm ở bộ phận sinh dục. Điều này khiến mẹ luôn băn khoăn về việc chọn lựa sản phẩm tắm rửa và vệ sinh vùng kín cho bé gái.
Dưới đây là cách vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh và bé từ 1 tuổi trở lên để mẹ có thêm kinh nghiệm nuôi dạy con.
1. Vệ sinh vùng kín cho bé gái khó trăm bề
Vùng kín bé gái mới sinh thỉnh thoảng sẽ có một số dấu hiệu khiến mẹ hoang mang. Mẹ sẽ thấy rằng môi ngoài âm đạo của bé đang sưng tấy trong khi da âm hộ lại mịn màng hoặc hơi nhăn nhưng đây là những biểu hiện hết sức bình thường. Vùng kín bé gái sẽ có thể tiết ra một chút máu hoặc dịch trắng do ảnh hưởng từ nội tiết tố của mẹ nhưng sẽ hết trong vài ngày. Trong trường hợp tình trạng này kéo dài và dịch âm đạo có mùi hôi mẹ phải đưa bé đi bác sĩ ngay!
Có thể bạn quan tâm:
- Lựa chọn và hướng dẫn sử dụng gối cho bé sơ sinh đúng cách
- Có nên sử dụng kem dưỡng ẩm cho bé sơ sinh hay không?
- Phụ huynh có nên sử dụng kem trị hăm cho trẻ sơ sinh không?
Cấu tạo bộ phận sinh dục của bé gái có nhiều nếp gấp nên là nơi trú ngụ của vi khuẩn. Do dó, cách vệ sinh vùng kín cho bé gái cũng phức tạp hơn.
Trong giai đoạn nhũ nhi bé gái dễ bị mắc các bệnh phụ khoa do thiếu estrogen như bị dính môi nhỏ với các triệu chứng: viêm vùng da môi nhỏ và bị dính vào nhau che kín lỗ âm đạo và lỗ tiểu; khi đi tiểu, nước tiểu có thể chẽ ra các tia mà không thành dòng; nhiễm khuẩn đường tiểu…
Ngoài ra trẻ còn có thể bị viêm nhiễm do vi khuẩn, giun kim, bụi bẩn, đặc biệt, “quần chíp” quá chật hoặc ẩm ướt, quần áo cũ là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển, gây bệnh.
2. Cách vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh
Cấu tạo vùng kín bé gái đặc biệt và phức tạp, thêm vào đó làn da lại vô cùng mỏng và non nớt, rất dễ bị hăm đỏ ở vùng kín, do đó khi vệ sinh mẹ cần chú ý, vệ sinh sạch sẽ và đúng cách.
Mẹ cần làm sạch tay và sử dụng vải bông mềm ẩm, tách nhẹ môi âm hộ của bé, lau từ trước ra sau rồi xuống giữa, lau vùng xương mu, vùng bụng dưới rốn. Thay chiếc khăn bông ướt khác để lau bẹn, hậu môn và xung quanh. Sau đó, dùng một chiếc khăn bông mềm và khô khác để lau lại vùng kín bé gái một lần nữa.
Đối với bé sơ sinh, làn da vô cùng nhạy cảm do đó mẹ nên chọn loại sữa tắm Oillan Baby Body Cleansing Lotion 2 in 1 vừa làm sạch da toàn thân của bé an toàn, mềm mại; vừa có thể dùng vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh bởi dịu nhẹ, không kích ứng da bé.
3. Vệ sinh vùng kín cho bé gái từ 1 tuổi
Với bé gái từ 1 tuổi trở lên mẹ thường chú trọng đến sự phát triển và chế độ sinh dưỡng nhưng chủ quan trong việc chăm sóc vùng kín của bé vì nghĩ chỉ phụ nữ trưởng thành mới bị viêm nhiễm phụ khoa. Nhưng sự thật là, vùng kín của bé ở mọi độ tuổi cần được chăm sóc đúng cách.
Khi cơ thể bé phát triển hơn nhiều mẹ quên rằng vùng kín của bé vẫn là một bộ phận còn non nớt, dễ tổn thương và dễ bị viêm nhiễm phụ khoa với triệu chứng như hăm đỏ, hôi ngứa, ra dịch bất thường do cấu tạo bộ phận sinh dục phát triển chưa hoàn thiện, pH âm đạo nghiêng về trung tính tạo điều kiện cho vi khuẩn nấm men, xâm nhập gây viêm nhiễm.
Theo đó, các mẹ thường vệ sinh cho bé bằng cách sử dụng dung dịch vệ sinh của người lớn hoặc nấu nước lá trầu để rửa cho bé. Những cách này hoàn toàn sai và có thể ảnh hưởng đến vùng kín bé gái vì trong dung dịch vệ sinh người lớn và nước lá trầu bà có thành phần sát trùng khá cao sẽ gây tổn thương phần da mỏng và non yếu của bé ở vùng kín.
Với bé gái từ 1 tuổi, mặc dù cơ quan sinh dục của bé đã phát triển hơn nhưng mẹ vẫn nên chọn lựa sản phẩm vệ sinh vùng kín chuyên biệt cho bé gái từ 1 tuổi trở lên để đảm bảo tính an toàn và giúp ngăn ngừa viêm nhiễm vùng kín cho bé gái ngay từ nhỏ tạo tiền đề tốt cho sức khỏe sinh sản khi bé đến tuổi trưởng thành.
4. Những điều cần lưu ý khi vệ sinh vùng kín cho bé gái
- Sau khi rửa cho bé, mẹ không nên đóng bỉm ngay mà để khô thoáng 20 phút rồi hãy đóng bỉm, không nên đóng bỉm lâu hơn 4-6 giờ/ngày sẽ khiến bé dễ bị hăm tã.
- Không kỳ cọ quá mạnh vào vùng kín bé
- Mẹ chú ý không kỳ cọ quá xát và mạnh vào vùng kín bé
- Tuyệt đối không thụt rửa âm đạo và dùng xà phòng thông thường để vệ sinh vùng kín cho bé.
- Nên sử dụng miếng lót sơ sinh trong những hoạt động thường ngày của trẻ.
Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh tay chân miệng – Giải pháp nào bảo vệ bé yêu?
- DHA cho bé và những điều cần biết trong quá trình sử dụng
Ngoại trừ 1 lần vệ sinh vùng kín cho con bằng dung dịch vệ sinh chuyên biệt. Thì mỗi lần bé đi tiểu tiện hoặc đại tiện mẹ nên vệ sinh bằng nước ấm cho con. Trường hợp vùng kín của bé có mùi, màu lạ hoặc dịch tiết âm đạo gây ngứa ngáy, mẹ nên nhanh chóng đưa bé đi khám vì có khả năng đây là biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng.
Hi vọng thông tin đã phần nào cung cấp kiến thức cho mẹ biết cách vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh an toàn và sạch sẽ.
Tổng hợp: mebauvabe.net