Trang chủ Chăm sóc bé Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi nhưng không sốt có nguy...

Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi nhưng không sốt có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi nhưng không sốt thường liên quan nhiều về các bệnh lý hô hấp. Mặc dù hiện tượng này thường gặp ở trẻ vì sức đề kháng của trẻ còn yếu nhưng những lần con mắc bệnh mẹ rất lo lắng. Vì nếu không được chữa trị nhanh chóng và đúng cách thì có thể biến chứng thành các bệnh lý nguy hiểm hơn.

Biểu hiện của trẻ bị ho có đờm và sổ mũi

Trẻ bị ho có đờm

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm là biểu hiện xuất hiện dịch tiết ra ở đường hô hấp như dịch tiết ra ở phế quản, phế nang, xoang trán, hầu họng, hốc mũi,… hoặc những chất khác mà chúng ta ít nhìn thấy ở điều kiện bình thường như máu, mủ, bã đậu,… Các triệu chứng kèm theo khi ho có đờm có thể xảy ra như thở khò khè, chảy nước mũi, không sốt.

Có thể bạn quan tâm:

Trẻ ho có đờm không sốt

Trẻ thường ho nhiều và kèm theo sốt thì có thể là trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp do virus và vi khuẩn cảm lạnh hoặc cảm cúm. Thay vào đó, trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi nhưng không sốt có thể là do các nguyên nhân như dị ứng thời tiết, thực phẩm, hen suyễn, viêm xoang, tiếp xúc với môi trường ô nhiễm,…

Trẻ ho có đờm sổ mũi

Trẻ bị ho có đờm và sổ mũi là trường hợp thường xuyên xảy ra ở trẻ nhỏ lúc giao mùa, nhiệt độ, thời tiết thay đổi. Tình trạng này khiến trẻ mệt mỏi, biếng ăn,… Theo các chuyên gia hô hấp, trẻ bị ho có đờm sổ mũi thường do các bệnh như viêm họng, cảm cúm, viêm phế quản, các bệnh về phổi,…

Trẻ ho có đờm sổ mũi
Trẻ ho có đờm sổ mũi

Trẻ ho có đờm sổ mũi không sốt là bệnh gì?

Do cảm lạnh

Cảm lạnh là căn bệnh phổ biến gây ho có đờm ở trẻ em. Khi bị cảm, ngoài ho có đờm, sổ mũi, trẻ còn có triệu chứng như hở khò khè. Nguyên nhân của cảm lạnh thông thường là đến từ vi khuẩn tấn công vào mũi cổ họng và phổi.

Viêm họng cấp

Trẻ bị ho có đờm, sổ mũi, không sốt cũng có thể là do trẻ bị viêm họng cấp. Bệnh này do vi virus hoặc vi khuẩn gây ra. Trẻ có thể gặp các triệu chứng khác như khó nuốt và đau họng. Tuy nhiên, sau những ngày mắc bệnh bé sẽ sốt lên đến 40 độ C. Khi trẻ bị sốt cao có thể dẫn đến các trường hợp nguy hiểm nên ba mẹ cần đưa trẻ đi khám để điều trị tốt nhất.

Đối với trẻ nhỏ sốt cao gần 40 độ C là trường hợp nguy hiểm
Đối với trẻ nhỏ sốt cao gần 40 độ C là trường hợp nguy hiểm

Viêm phế quản

Không thể không nhắc đến nguyên nhân viêm phế quản dẫn đến tình trạng trẻ ho có đờm, sổ mũi, chảy nước mũi nhưng không sốt. Khi trẻ mắc bệnh này thường cảm thấy khó thở, thở gấp không sâu và có nhiều dịch nhầy trong họng.

Tắc nghẽn thanh quản

Nhiều trường hợp trẻ bị ho có đờm là do trẻ bị viêm thanh quản. Căn bệnh do sự tấn công của virus gây sưng và hẹp khí quản. Trẻ em từ 6 tháng đến 3 tuổi nói chung là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh nhất. Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện vào ban đêm.

Bé ho có đờm sổ mũi bao lâu thì khỏi?

Trẻ bị ho có đờm sổ mũi bao lâu thì khỏi còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể và tình trạng sức khỏe của trẻ. Nếu là viêm họng, viêm mũi thì không cần dùng thuốc long đờm, ba mẹ chỉ cần rửa mũi bằng nước muối sinh lý và hút đờm cho trẻ để giảm triệu chứng kết hợp ăn uống, chăm sóc sẽ tự khỏi bệnh sau 3 – 4 ngày.

Ngoài ra bác sĩ có thể kê các loại thuốc chống viêm, kháng sinh, dị ứng khác để giúp trẻ nhanh lành bệnh. Bên cạnh đó, ba mẹ có thể áp dụng cho bé một số cách chữa ho có đờm dân gian vừa an toàn mà vẫn có hiệu quả.

Khi nào thì cần đưa trẻ đến bệnh viện?

Ba mẹ nên đưa bé đi khám nếu bé bị ho, sổ mũi kèm theo các biểu hiện: Sốt cao trên 40 độ, co giật, chán ăn, nôn trớ, khóc liên tục, cơ thể mệt mỏi, suy nhược. Đây là những dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của trẻ đang trong tình trạng nguy hiểm. Vì vậy, cha mẹ nên đưa ngay trẻ đến bệnh viện, không nên tự ý sử dụng thuốc tại nhà.

Cách chăm sóc khi trẻ ho có đờm đúng cách

Bên cạnh các phương pháp chữa bệnh bằng thuốc Tây, sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để chữa ho có đờm cho trẻ. Các bậc phụ huynh cũng nên chú ý đến một số điều dưới đây để hỗ trợ điều trị cho trẻ:

  • Cho trẻ uống nhiều nước, nước ép trái cây, chuẩn bị các loại thức ăn loãng, mềm, dễ tiêu hóa. Tránh những thức ăn gây kích thích vòm họng của trẻ như sò, tôm, cua,…
  • Thực hiện vỗ lưng giúp long đờm, lưu thông máu trong phổi.
  • Thường xuyên vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý, nhất là trước khi đi ngủ. Trước khi rửa mũi phải lấy hết nước mũi ra ngoài tránh nước mũi lại chảy ngược vào trong.

Biện pháp phòng tránh ho có đờm cho trẻ

Dưới đây là một số biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả giúp trẻ tránh được các triệu chứng ho có đờm, sổ mũi:

Nhìn chung, trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi nhưng không sốt không phải là triệu chứng hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh thường khỏi khi ba mẹ chăm sóc và điều trị đúng cách tại nhà. Tuy nhiên, ba mẹ hãy lưu theo dõi sức khoẻ cho trẻ, cũng có nhiều trẻ gặp phải những biến chứng nặng hơn, tình trạng bệnh kéo dài, cơ thể bị suy nhược thì cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ.

Tổng hợp: mebauvabe.net

Đọc nhiều nhất