Trẻ chậm nói đang là vấn đề cần báo động ở cuộc sống phát triển, hiện đại. Các bé ít sử dụng ngôn ngữ, thậm chí là không chịu học nói dù đã khá lớn. Vấn đề đó khiến cho các bậc phụ huynh lo lắng vô cùng. Để biết thế nào là trẻ chậm biết nói, chúng ta tìm hiểu một số dấu hiệu, các nguyên nhân và cùng tham khảo thêm hướng xử lý.
Thế nào là vấn đề trẻ chậm nói?
Trẻ em luôn có những mốc phát triển, mốc này được đưa ra để làm căn cứ cho sự phát triển bình thường và bất bình thường ở trẻ. Một trong số các tình trạng bất thường hay gặp nhất là rối loạn ngôn ngữ khiến cho trẻ biết nói muộn hơn so với mốc thông thường.
Lời nói là phương tiện để con người giao tiếp với nhau, trẻ em sinh ra chưa biết nói nhưng đã biết sử dụng âm thanh để biểu thị ý muốn của mình. Đến một giai đoạn nhất định, trẻ sẽ tự học được cách phát âm, cách dùng ngôn ngữ như người lớn. Thế nhưng, rối loạn ngôn ngữ là hiện tượng bé nói ngọng, nói lắp, nói không theo ý muốn bản thân, nói bằng nhiều kiểu ngôn ngữ,….
Trẻ được coi là chậm nói khi mà bé vẫn phát triển về ngôn ngữ, theo đúng một trình tự cụ thể nhưng tốc độ lại chậm. Chúng ta cần phải phân biệt chính xác giữa chậm nói và rối loạn ngôn ngữ để không bị nhầm lẫn.
Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói
Các bé đều sẽ có mốc thời gian cho từng giai đoạn phát triển chức năng cơ thể. Bé sẽ bị xác định là chậm nói khi mà có những biểu hiện sau:
Trẻ từ 3 đến 4 tháng tuổi
Giai đoạn này các bé đã phải có phản xạ khi nghe thấy tiếng động lớn. Nếu bé 3 đến 4 tháng tuổi mà không hề phản ứng khi bạn tạo ra tiếng động, miệng mé không phát ra âm thanh nào thì đây là dấu hiệu đáng lưu tâm.
Trẻ ở giai đoạn 7 tháng tuổi
Một tín hiệu xấu, nhắc nhở mọi người cần quan sát bé kỹ hơn đó là lúc bé được 7 tháng tuổi mà không có bất cứ phản ứng nào với tiếng động. Ở độ tuổi đó, với tốc độ phát triển bình thường thì bé đã có khả năng tương tác lại với âm thanh bên ngoài rất tốt.
Ở giai đoạn bé 12 tháng tuổi
Lúc này bé vẫn chưa nói nhưng bé cũng không giao tiếp với người khác bằng cử chỉ hay âm thanh nào đó. Kể cả lúc bé cần giúp đỡ, cần được hỗ trợ mà bé vẫn im lặng thì đó là dấu hiệu trẻ chậm nói.
Với những bé bình thường, khoảng 12 tháng tuổi bé đã có khả năng nói một số từ đơn giản như bà, mẹ, xin, ba,… Trẻ chậm phát triển nói thì sẽ im lặng, ít biểu thị cảm xúc.
Bé 15 tháng tuổi
Bé chậm nói tức là lúc này bé vẫn chưa có đủ năng lực nói ra một từ nào. Bé cũng ít dùng âm thanh đề đòi hỏi, để phản đối hay giao tiếp với người lớn.
Dấu hiệu trẻ chậm nói ở 18 tháng tuổi
Bé từ chối chỉ vào từng vị trí bộ phận cơ thể cho dù mẹ có hướng dẫn nhiều lần đi chăng nữa. Tín hiệu thấy bé đang phát triển chậm về ngôn ngữ là khi bé không nói được từ nào hoặc được ít hơn 6 từ.
Trẻ nằm từ 19 đến 24 tháng tuổi
Trẻ từ chối người lớn dạy nói, thiếu hợp tác và không học thêm từ mới nào, số từ biết nhỏ hơn 15. Trẻ cũng tránh né nói trong các trường hợp trẻ cần sự giúp đỡ như là đói ăn, muốn uống nước, cởi áo, muốn được bế,…
Trẻ từ 25 đến 35 tháng
Đây là giai đoạn mà trẻ phải biết ghép các từ với nhau nhưng nếu chậm nói thì bé không làm được điều đó. Thông điệp bé muốn nói rất khó hiểu và khó chiều theo mong muốn của bé. Một số dấu hiệu trẻ chậm nói khác như:
- Chưa biết sử dụng đến đại từ nhân xưng.
- Chưa biết cách nói các bộ phận cơ thể.
- Không biết gọi ông bà, cha mẹ,…
Trẻ 3 tuổi chậm nói
Trẻ 3 tuổi bị cho là chậm nói khi mà vẫn chưa đủ khả năng ghép các từ thành một câu ngắn. Trẻ nói lắp, nói ngọng khó nghe, chưa tiếp thu được thêm từ ngữ mới. Bé muốn truyền đạt thông điệp gì cũng biểu đạt bằng động tác tay chân chứ không bằng ngôn ngữ.
Như thế, chúng ta đã thấy rất rõ các dấu hiệu thể hiện tình trạng trẻ chậm nói qua từng độ tuổi. Nếu bé nhà bạn cũng có biểu hiện tương tự, bạn hãy cảnh giác và quan sát xem bé có đang phát triển bình thường hay không nhé.
Nguyên nhân nào khiến trẻ chậm nói?
Các chuyên gia khi xác định nguyên nhân trẻ chậm nói đã nhìn nhận ra vấn đề rất nhanh chóng. Tình trạng này càng ngày càng nhiều, điều đó đồng nghĩa với việc thói quen sống cũng ảnh hưởng không hề nhỏ.
Do trẻ bị khiếm thính
Có thể bạn không biết, trẻ bị khiếm thính là lý do chính dẫn tới tình trạng chậm nói. Bản năng của trẻ là quan sát, lắng nghe người lớn để học hỏi, bắt chước. Trẻ có vấn đề về tai có nghĩa là trẻ không thể nghe được. Lúc đó, trẻ cũng khó khăn trong việc tiếp cận cách người lớn nói chuyện, trao đổi bằng ngôn ngữ.
Trẻ chậm nói do cách giáo dục
Người lớn thiếu sự quan tâm đến các bé, ít dành thời gian nói chuyện cũng sẽ khiến bé chậm phát triển ngôn ngữ. Ngày nay, áp lực công việc đè nặng lên mỗi người, chúng ta thường để con của mình tự chơi mà ít giao tiếp với con. Việc làm đó vô tình đưa bé vào tình trạng ít giao tiếp, không thể học được cách nói chuyện.
Cấu tạo cơ thể bất thường
Trẻ chậm nói cũng có thể là do trẻ đang có một vài bất thường trong cơ thể. Cấu tạo vòm họng, thanh toán hay các tình trạng như dính thắng lưỡi,… Để biết bé có bất thường nào hay không thì chúng ta cần đưa bé đi bệnh viện, bác sĩ chuyên khoa kiểm tra và đưa ra kết luận cuối cùng.
Ảnh hưởng của công nghệ
Các bé hiện nay sử dụng điện thoại, máy tính khá nhiều, thậm chí là mất kiểm soát. Bé dành toàn bộ thời gian xem hoạt hình, xem phim, chơi điện tử nên cũng bỏ qua việc học hỏi, học tập từ người xung quanh. Các kỹ năng của bé từ đó sẽ bị chậm lại dần và không còn khả năng tiếp thu, phát triển như các bé bình thường khác.
Có thể bạn quan tâm:
- Xe đẩy cho bé – Top 3 xe đẩy chất lượng trên thị trường
- Thuốc tránh thai và những điều chị em cần biết ngay bây giờ
Làm gì khi bé bị chậm nói?
Trong trường hợp nghi ngờ các bé bị chậm nói, trước hết chúng ta phải xác minh xem dấu hiệu đó đã chính xác chưa. Sau đó, mọi người đưa bé đến chuyên gia về sức khỏe trẻ em để kiểm tra và đưa ra kết luận cuối cùng. Bước này cũng sẽ giúp loại trừ đi nguyên do bé bị bệnh hoặc có cấu tạo bất thường ảnh hưởng chức năng ngôn ngữ.
Nếu trẻ chậm nói là do các giáo dục, thói quen hàng ngày thì chúng ta áp dụng một số biện pháp can thiệp. Kỹ năng dành cho các bạn đó là:
- Hạn chế cho bé tiếp xúc với smart phone và máy tính.
- Thường xuyên thủ thỉ, tâm sự với bé, nói chuyện với bé nhiều hơn.
- Các mẹ hãy hát cùng bé, kể chuyện cho bé nghe.
- Cố gắng dành thời gian để tạo nhiều niềm vui, dạy bé về người thân trong gia đình, các bộ phận trên cơ thể, các loài động vật, cỏ cây,…
- Có biện pháp để cổ vũ bé hợp lý khi bé học được từ mới, điều đó sẽ giúp bé phấn khích hơn.
Kết luận
Trẻ chậm nói vẫn có thể khắc phục, thậm chí là đề phòng từ sớm. Các bạn khi thấy con em nhà mình có dấu hiệu nói muộn hơn so với các bạn nhỏ khác thì cần nhanh chóng điều chỉnh lại cách dạy con của mình. Kết hợp với đó, đưa bé đi kiểm tra sức khỏe, loại bỏ nguy cơ bé có vấn đề gây ảnh hưởng tới chức năng ngôn ngữ.