Trang chủ Sổ tay của mẹ Nhịp tim trẻ em bình thường là bao nhiêu? Điều cần biết

Nhịp tim trẻ em bình thường là bao nhiêu? Điều cần biết

Nhịp tim trẻ em nhanh hay chậm đều phản ánh tình trạng sức khỏe không tốt. Các bạn muốn biết nhịp tim của bé là bao nhiêu thì ổn định hãy đọc chi tiết dữ liệu chuyên gia sức khỏe chia sẻ. Dưới đây là toàn bộ mọi thông tin về nhịp tim của bé mà các mẹ cần nắm rõ.

Dữ liệu về nhịp tim bình thường của bé

Nhịp tim được tính là số lần tim của bé đập ở trong mỗi một phút. Trẻ sơ sinh thì mỗi lần tim sẽ đập khoảng 100 đến khoảng 160 lần, trẻ đến 1 tuổi thì mức nhịp đó còn khoảng 80 đến khoảng 130 lần một phút. Nhịp tim của trẻ giảm dần còn khoảng 70 đến 110 lần cho mỗi phút lúc trẻ được 6 tuổi.

Bé càng lớn lên các chỉ số về nhịp thở, nhịp tim, huyết áp của bé lại càng giảm. Chúng ta chỉ nên đo nhịp tim trẻ em khi chúng đang tỉnh táo. Đây là thời điểm nhịp tim trẻ ổn định nhất. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên đo nhịp tim của trẻ khi mà chúng vừa chạy nhảy, nô đùa xong. Lúc đó cơ thể bé vận động quá tải nên chắc chắn nhịp tim đập nhanh vô cùng.

Theo như khảo sát, thời điểm các bé vận động, nhịp tim mà các bé đạt được có thể sẽ lên tới tận 220 lần cho mỗi phút. Thế nhưng, chỉ cần trẻ ngừng hoạt động, nghỉ ngơi một lát thì nhịp tim sẽ trở lại bình thường.  Các bậc phụ huynh không cần phải lo lắng bởi vì hiện tượng này là cơ chế tất yếu của cơ thể. Chỉ khi nào bé có kèm theo hiện tượng chóng mặt, buồn nôn, khó thở thì chúng ta mới cần đưa bé đi khám.

Nhịp tim trẻ em khi vận động và nghỉ ngơi sẽ khác nhau
Nhịp tim trẻ em khi vận động và nghỉ ngơi sẽ khác nhau

Thế nào là hiện tượng nhịp tim bất thường ở trẻ?

Chúng ta phải quan tâm đến sự bất thường trong nhịp tim trẻ em để phát hiện sớm nguy hiểm nếu không may xảy ra. Nhịp tim không đều là tình trạng tim đập lúc nhanh lúc chậm dù bé đang ở một trạng thái. Các chỉ số phản ánh nhịp tim bé quá nhanh như sau:

  • Nhịp tim bé trên 200 lần một phút khi ở trạng thái bình thường.
  • Bé dưới 1 tuổi mà tim đập quá 160 lần 1 phút cũng bất thường.
  • Nhịp tim cao khi mà đạt 140 nhịp trong 1 phút đối với bé có độ tuổi từ 1 đến 2 tuổi.
  • Bé từ 2 đến 6 tuổi nếu quá  130 lần trên 1 phút.
  • Bé từ 7 đến 12 tuổi nhịp tim trên 120 lần 1 phút là nhịp nhanh.

Theo dõi sát sao nhịp tim của bé ở mỗi độ tuổi
Theo dõi sát sao nhịp tim của bé ở mỗi độ tuổi

Hướng dẫn cách đo nhịp tim trẻ em

Phương pháp đo nhịp tim cho trẻ rất đơn giản. Chúng ta có thể tự giúp bé kiểm tra nhịp tim nhanh hay chậm ở nhà. Các bạn áp dụng một trong hai cách dưới đây:

  • Dùng máy đo: Hiện nay, các loại máy đo rất hiện đại, bạn chỉ cần cho bé nhà mình nằm nghỉ khoảng 5 đến 6 phút ở nơi yên tĩnh. Sau đó, bạn dùng dụng cụ đo kiểm tra. Từng bước hướng dẫn sử dụng đều có ghi sẵn trong sản phẩm, bạn thực hiện theo đó để có kết quả chính xác cao nhất.
  • Phương pháp thủ công: Nếu bạn không có máy đo nhịp tim trẻ em thì cũng không sao, chúng ta thực hiện bằng cách thủ công. Xác định vị trí mạch ở cổ tay bé, dùng ngón trỏ và ngón giữa chạm nhẹ vào đó. Bấm giờ trên đồng hồ và đếm số lần mạch đập. Như thế, chúng ta đã biết được trong một phút tim bé đập bao nhiêu lần.

Làm gì khi nhịp tim bé rối loạn?

Nếu nhịp tim trẻ em không đều, bị rối loạn thì chúng ta phải bình tĩnh đầu tiên. Sau đó, kiểm tra xem đã đo nhịp tim đúng cách chưa. Bên cạnh đó, bạn cũng cần để ý xem trạng thái của trẻ lúc đó. Nếu bé mới nô đùa, vận động mạnh thì chúng ta nên đợi bé ổn định lại một lúc sau thì đo lại.

Trong tình huống tim bé thất thường, nhanh chậm bất ổn hoặc nhịp tim trung bình của bé quá cao cần đưa bé đi kiểm tra. Chúng ta không nên chủ quan vì đó có thể là một số dấu hiệu bệnh lý về tim cực nguy hiểm.

Tim bé đập nhanh hay chậm đều phải kiểm tra sức khỏe 
Tim bé đập nhanh hay chậm đều phải kiểm tra sức khỏe

Nhịp tim trẻ em bất thường nguy cơ của nhiều bệnh lý

Chúng ta đều biết rằng nhịp tim của bé tăng giảm theo độ tuổi. Thế nhưng nếu cùng một thời điểm mà sự tăng giảm đó diễn ra liên tục nguy cơ bé có vấn đề liên quan sức khỏe rất lớn. Dưới đây là một vài nguy cơ mà phụ huynh phải chú ý:

Rối loạn nhịp tim trẻ em

Đầu tiên là khả năng rối loạn nhịp tim ở trẻ, hiện tượng này xảy ra khi mà ở tim bé có một số dị tật bẩm sinh như: Thay đổi cấu trúc tim, hẹp van tim, hở van tim. Để lâu, tình trạng này khiến cho tim yếu đi nhanh chóng. Một số ít thì trẻ bị rối loạn nhịp đập của tim do bệnh đái tháo đường hay cao huyết áp.

Tim đập nhanh

Tim đập nhanh còn hay được gọi là cường giao cảm. Lúc này nhịp tim trẻ em đập khá nhanh và gây cảm giác hồi hộp, thở dốc. Bất cứ khi nào các bé cảm thấy căng thẳng, áp lực thì biểu hiện đó lại xuất hiện. Phụ huynh chủ quan, để bé chung sống với căn bệnh này rất nguy hiểm, thậm chí là gây đột quỵ, tử vong bất cứ lúc nào.

Nhiều bệnh lý về tim rất đáng lo ngại
Nhiều bệnh lý về tim rất đáng lo ngại

Suy tim ở bé

Tim bé đập bất thường cũng là một dấu hiệu cảnh báo bệnh suy tim. Có nghĩa là tim của bé làm việc yếu, không đủ khỏe và dần dần bị suy yếu, giảm đi chức năng làm việc. Tình trạng suy tim ở trẻ ngày nay đã ít hơn nhờ các phương pháp sàng lọc cũng như hỗ trợ điều trị hiện đại. Tuy nhiên, không phải vì thế mà chúng ta được phép chủ quan với sức khỏe của con.

Chứng bệnh Sick Sinus

Chứng tổng hợp Sick Sinus xuất hiện khi mà có các bệnh liên quan tới cơ tim. Bé có bệnh tim bẩm sinh cũng dễ mắc chứng này và khiến tim đập rất chậm. Cho dù bé có vận động mạnh thì nhịp tim cũng không tăng.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ khi bị rối loạn nhịp tim

Với các bé bị rối loạn nhịp tim trẻ em thì việc phải chăm sóc bé chu đáo là hết sức quan trọng. Ngoài việc theo dõi nhịp tim bé thường xuyên thì cũng có vô số điều quan trọng cha mẹ cần quan tâm:

  • Tìm hiểu xem thế nào là nhịp tim bình thường, thế nào là nhịp tim có vấn đề. Cùng với nhịp tim là các vấn đề khác như nhịp thở, huyết áp.
  • Định kỳ nên cho trẻ đi khám sức khỏe đều đặn.
  • Nên mua sẵn máy đo nhịp tim để theo dõi với kết quả chính xác lại tiết kiệm thời gian.
  • Nếu không có hướng dẫn của bác sĩ thì tuyệt đối không được tùy tiện cho các bé uống thuốc. Có nhiều loại thuộc trở nên rất độc với người đang có vấn đề tim mạch.
  • Khi phát hiện nhịp tim bé bất thường thì cần tìm kiếm sự chăm sóc từ chuyên gia về sức khỏe. Dù ở tình huống nào cũng không tự ý điều trị cho bé.
  • Duy trì dinh dưỡng cân bằng, cho bé vận động với cường độ vừa phải.
  • Hạn chế để bé bị sốc tâm lý, điều này có thể sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé. Đã có khá nhiều trường hợp trẻ bị bệnh tim, do quá căng thẳng đã dẫn tới tình trạng nghiêm trọng vô cùng.

Cách chăm sóc trẻ có nhịp tim bất thường
Cách chăm sóc trẻ có nhịp tim bất thường

Có thể bạn quan tâm:

Kết luận

Nhịp tim trẻ em là một chỉ số quan trọng cho chúng ta theo dõi, đánh giá sức khỏe tổng quan từ bé. Nếu nhịp tim có sự bất thường chắc chắn là phải đưa bé đi kiểm tra, phát hiện kịp thời các bất thường ngoài mong muốn. Các bạn đừng bao giờ chủ quan khi chỉ số này lên xuống thất thường vì chúng cực kỳ nguy hiểm, có thể là dấu hiệu của những chứng bệnh đáng lo ngại.

Đọc nhiều nhất