Trang chủ Mang thai Quá trình mang thai chi tiết theo từng tuần trong thai kỳ

Quá trình mang thai chi tiết theo từng tuần trong thai kỳ

Mang thai và làm mẹ là trọng trách thiêng liêng của người phụ nữ. Từ một bào thai sau 40 tuần “ấp ủ” đem đến cho mẹ một thiên thần nhỏ bé là một chặng đường đầy cảm hứng với mồ hôi và nước mắt. Sau đây sẽ là quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày, bao gồm tất cả những gì đang xảy ra với em bé trong suốt quá trình mang thai, và những thay đổi trên chính cơ thể của bạn trong cả thai kỳ.

Quá trình mang thai ba tháng đầu – Tam cá nguyệt đầu tiên

Sau khi thụ tinh và bám vào thành tử cung, em bé lúc đầu chỉ là phôi thai gồm hai lớp tế bào mà từ đó sẽ phát triển thành tất cả các bộ phận của cơ thể. Quá trình phát triển rất nhanh chóng, bé sẽ sớm đạt kích thước của một trái đào và liên tục di chuyển. Tim đập nhanh và ruột đang hình thành. Mí mắt, miệng và mũi cũng đang hình thành. 

Có thể bạn quan tâm:

Tuần thứ 1 và thứ 2 của thai kỳ

Bạn không thực sự mang thai trong tuần thứ 1 và 2 của thai kỳ. Nhưng do tuổi thai được tính từ ngày thấy kinh đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng, nên đây vẫn là hai tuần đầu tiên của thai kỳ. Khi kết thúc tuần thứ 2, bạn sẽ rụng trứng. Và nếu trứng gặp tinh trùng, quá trình mang thai đã bắt đầu! Lúc này sẽ xuất hiện các dấu hiệu mang thai tuần đầu.

Tuần thứ 1 và thứ 2 của thai kỳ
Tuần thứ 1 và thứ 2 của thai kỳ

Tuần thứ 3 của thai kỳ

Em bé giờ là một quả bóng nhỏ xíu bằng đầu ghim – được gọi là phôi nang – được tạo thành từ hàng trăm tế bào đang lớn lên và phân chia nhanh chóng.

Tuần thứ 4 của thai kỳ

Sâu trong tử cung, em bé là một phôi thai nhỏ bé được tạo thành từ hai lớp tế bào. Nhau thai cũng đang phát triển nhanh chóng.

Tuần thứ 5 của thai kỳ

Phôi thai có kích thước bằng chú nòng nọc nhỏ, khoảng 3mm, đang phát triển thần tốc. Nồng độ hormone hCG trong cơ thể bạn đã đủ cao để bạn có thể thử thai tại nhà, và sự thay đổi hormone này đủ khiến bạn nhận thấy sự khó chịu của thai kỳ như đau ngực và mệt mỏi.

Tuần thứ 6 của thai kỳ

Tay, chân, tim, thân mình, mắt đang bắt đầu hình thành. Bạn có thể bị ốm nghén, tiểu nhiều, mệt mỏi, ợ nóng và khó tiêu… các dấu hiệu giúp bạn phát hiện mình đang có thai.

Tuần thứ 7 của thai kỳ

Em bé – vẫn là một phôi thai có đuôi nhỏ – đang hình thành bàn tay và bàn chân đầy đủ. Khuôn mặt của bé đã rõ hơn, với miệng, mũi, tai và mắt. Hầu hết sự phát triển trong tuần này là tập trung ở đầu. Tử cung của bạn đã tăng gấp đôi kích thước.

Tuần thứ 8 của thai kỳ

Em bé đang phát triển với một tốc độ đáng kinh ngạc – tăng khoảng 1 milimet mỗi ngày. Tất cả các bộ phận đầy đủ của một cơ thể đang có mặt trong phôi thai bao gồm cả xương và cơ bắp.

Tuần thứ 8 của thai kỳ
Tuần thứ 8 của thai kỳ

Tuần thứ 9 của thai kỳ

Bé dài khoảng 25.4mm, đuôi đã hoàn toàn biến mất, trông giống một con người tí hon hơn. Bé bắt đầu di chuyển xung quanh tử cung. Tim được chia thành bốn ngăn.

Tuần thứ 10 của thai kỳ

Bé đã hoàn thành phần phát triển quan trọng nhất! Các cơ quan và cấu trúc đã hình thành và sẵn sàng phát triển, đánh dấu sự kết thúc thời kỳ phôi thai và sự bắt đầu của giai đoạn bào thai.

Tuần thứ 11 của thai kỳ

Bàn tay và bàn chân đã có ngón, và những chồi răng nhỏ xíu bắt đầu xuất hiện bên dưới nướu răng. Đầu bé đang phát triển nhanh, chiếm khoảng một nửa chiều dài cơ thể.

Tuần thứ 12 của thai kỳ

Bộ não của bé đang phát triển dữ dội, và thận của con đang bắt đầu bài tiết nước tiểu.

Tuần thứ 13 của thai kỳ

Đây là tuần cuối cùng của tam cá nguyệt đầu tiên! Em bé giờ đã có vân tay, mắt đã xuất hiện nhưng chưa mở, chiếc đầu lớn giờ đã cân bằng hơn với phần còn lại của cơ thể. Bé đã dài gần 8cm.

Quá trình mang thai ba tháng giữa – Tam cá nguyệt thứ hai

Vào đầu tam cá nguyệt thứ hai, bé dài khoảng 10 cm và nặng khoảng 57gam. Dấu vân tay nhỏ, riêng biệt duy nhất đã xuất hiện, và tim bơm 25 lít máu mỗi ngày. Trong những tuần tới, bộ xương của bé bắt đầu cứng lại từ lớp sụn, bé cũng phát triển khả năng nghe.

Tuần thứ 14 của thai kỳ

Tuần này bộ phận sinh dục đã hoàn thiện, các cơ nhỏ bé trên khuôn mặt đã có thể làm xấu hoặc mỉm cười. Qua được 3 tháng đầu tiên, giai đoạn quan trọng nhất của sự phát triển, nguy cơ sẩy thai đã giảm xuống. Bạn có thể cảm thấy tràn đầy năng lượng hơn và ít buồn nôn hơn.

Tuần thứ 14 của thai kỳ
Tuần thứ 14 của thai kỳ

Tuần thứ 15 của thai kỳ

Bé bận rộn cả ngày vì đang chăm chỉ thực hành thở, mút và nuốt. Bé cũng thường xuyên đá, gập ngón chân và di chuyển bàn tay và chân. Bé có thể cảm nhận được ánh sáng và hình thành chồi vị giác.

Tuần thứ 16 của thai kỳ

Hãy sẵn sàng cho một sự tăng trưởng thần kì. Trong vài tuần tới, bé sẽ tăng gấp đôi trọng lượng của mình và phát triển dài hơn. Hệ tuần hoàn đã hoạt động, tim của bé có thể bơm 25 lít máu mỗi ngày.

Tuần thứ 17 của thai kỳ

Bộ xương của bé đang thay đổi từ sụn mềm thành xương, và dây rốn ngày càng dày hơn. Chất béo đã bắt đầu tích trữ dưới da. Tai của con đã được hình thành đầy đủ và sẵn sàng nghe giọng nói của bạn.

Tuần thứ 18 của thai kỳ

Bộ phận sinh dục của bé đã phát triển đủ để nhìn thấy khi siêu âm. Bé đã đủ lớn để bạn có thể cảm nhận được những của động của em bé: vặn mình,  lăn, đá, đấm trong bụng mẹ.

Tuần thứ 19 của thai kỳ

Ở tuần thứ 19, phần não bộ chịu trách nhiệm về thị giác, xúc giác, vị giác và thính giác đang phát triển. Tay và chân cuối cùng đã cân đối, tế bào thần kinh đang kết nối giữa não và cơ bắp; sụn trong cơ thể được chuyển đến xương. Hãy hát hoặc nói chuyện với con, bé đã có thể nghe thấy bạn.

Tuần thứ 20 của thai kỳ

Bạn đang ở nửa thời gian của thai kỳ! Mắt bé có thể mở và phân su đang được sản xuất trong đường tiêu hóa.

Tuần thứ 21 của thai kỳ

Tủy xương đã bắt đầu hoạt động để tạo ra các tế bào máu. Bé dài khoảng 20 cm và nặng 340 gam, tuy nhiên vẫn còn khá nhiều không gian trong bụng mẹ nên bạn có thể cảm thấy con đang xoay hoặc lộn nhào.

Tuần thứ 22 của thai kỳ

Bé đã bắt đầu trông giống như một em bé sơ sinh nhỏ. Hệ thần kinh phát triển, các giác quan nhạy bén hơn, mí mắt đã cảm nhận được ánh sáng chiếu lên bụng, tai bé đã nghe được âm thanh bên trong cơ thể mẹ như hơi thở, nhịp tim, âm thanh của bụng….

Tuần thứ 22 của thai kỳ
Tuần thứ 22 của thai kỳ

Tuần thứ 23 của thai kỳ

Tuần 23 đánh dấu sự tăng nhanh trọng lượng của thai, dài 20 cm và cân nặng hơn 500 gam, và bé sẽ đạt gấp đôi trọng lượng trong 4 tuần tới. Các tĩnh mạch và động mạch đang phát triển ngay bên dưới da. Tay chân bé hoạt động nhiều hơn trong những ngày này.

Tuần thứ 24 của thai kỳ

Tử cung của bạn đã có kích thước bằng một quả bóng đá. Em bé dài và gầy, giống như một quả ngô. Hoạt động của não gần giống như một trẻ sơ sinh – có nghĩa là các tế bào não của em bé đã đủ trưởng thành để phát triển tư tưởng ý thức, và nhiều khả năng là cả bộ nhớ

Tuần thứ 25 của thai kỳ

Chất béo đang dần tích lũy và làm mất sự xuất hiện các nếp nhăn trên da em bé. Bé có thể mọc tóc vào tuần này.

Tuần thứ 26 của thai kỳ

Em bé sẽ hít vào và thở ra một lượng nhỏ nước ối, đó là cách thực hành tốt cho việc thở. Bây giờ bé đã nặng 900 gam và dài khoảng 23 cm.

Tuần thứ 27 của thai kỳ

Bạn nghe thấy tiếng nấc? Đúng vậy, vì phổi đang ngày càng phát triển sẽ làm em bé nấc nhiều hơn. Bé đã có thẻ mở và nhắm mắt lại, và thậm chí còn mút ngón tay.

Quá trình mang thai ba tháng cuối – Tam cá nguyệt thứ ba

Bé nặng khoảng 1.13kg và dài 40.5cm vào đầu tam cá nguyệt thứ ba. Bé có thể chớp mắt. Làn da nhăn nheo của bé bắt đầu mịn ra khi chất béo được hình thành. Bé cũng đang phát triển móng tay, móng chân, tóc và hàng tỷ tế bào thần kinh. Kết thúc thai kì, bé sẽ dài trung bình 48 -53 cm và nặng từ 2,7-4,0 kg.

Tuần thứ 28 của thai kỳ

Bạn đang đến với ba tháng cuối của thai kì! Mắt bé đang phát triển. Ánh sáng mặt trời trực tiếp trên bụng có thể xuyên vào tử cung và bé có thể nhìn thấy một ánh sáng mờ nhạt..

Tuần thứ 29 của thai kỳ

Cơ bắp và phổi của bé đang tiếp tục trưởng thành. Các chồi cho răng vĩnh viễn đang hình thành bên trong lợi của bé.

Tuần thứ 30 của thai kỳ

Tuần này bé đã nặng gần 1.4kg và tăng thêm khoảng 230 gam mỗi tuần trong bảy tuần tiếp theo. Bề mặt não bộ bắt đầu có nếp nhăn để có thể chứa được nhiều tế bào não hơn.

Tuần thứ 31 của thai kỳ

Tuần này con có thể “nhảy” lên khi nghe một âm thanh to và di chuyển theo một giai điệu yêu thích của mình. Sự kết nối giữa các tế bào thần kinh riêng lẻ đang được tiến hành với tốc độ siêu nhanh. Bạn cũng có thể cảm nhận được các cơn gò sinh lý Braxton Hicks.

Tuần thứ 31 của thai kỳ
Tuần thứ 31 của thai kỳ

Tuần thứ 32 của thai kỳ

Em bé của bạn đang đầy đặn! Trong khi đó, tử cung mở rộng của bạn có thể gây ợ nóng và khó thở.

Tuần thứ 33 của thai kỳ

Chu vi vòng đầu của bé tăng lên 1.3 cm trong tuần này, do sự phát triển đáng kể của não bộ. Bé có thể dài 48 cm và nặng 2kg. Thể tích của bé đã vượt qua thể tích dịch ối nên bạn có thể cảm nhận rõ ràng những cú đạp trong bụng.

Tuần thứ 34 của thai kỳ

Hệ thống thần kinh trung ương và phổi của bé đang trưởng thành. Cơ thể của bé lớn lên và lượng nước trong túi ối giảm, bạn có thể quan sát các phần cơ thể của em bé qua thành bụng.

Tuần thứ 35 của thai kỳ

Với không gian chật hơn trong tử cung, các cử động của bé đã chuyển từ đá và đấm sang cuộn và lắc. Đầu bé đã hướng xuống dưới về phía cổ tử cung, sẵn sàng để chui ra ngoài bụng mẹ

Tuần thứ 36 của thai kỳ

Cân nặng của bé tăng chậm lại đáng kể trong tuần này. Em bé gần như đã sẵn sàng để chào đời. Nếu đây là lần sinh đầu tiên, nạn có thể cảm thấy bé tụt xuống ống sinh, gọi là tụt bụng.

Tuần thứ 37 của thai kỳ

Não và phổi của bé vẫn đang tiếp tục trưởng thành. Bạn có thể bị tiết dịch âm đạo nhiều hơn và thỉnh thoảng bị co thắt.

Tuần thứ 38 của thai kỳ

Phổi và thanh quản đã hoàn chỉnh, bé đã sẵn sàng để giao tiếp thông qua tiếng la và khóc. Bé không còn nhỏ nữa, nặng gần 3,2 kg và dài khoảng 53 cm. Chỉ hai tuần nữa là em bé sẽ chào đời!

Tuần thứ 39 của thai kỳ

Cơ thể của bé không phát triển thêm nhiều, nhưng não của em bé lại ngược lại. Khối lượng não của em bé đã tăng thêm 30% so với 4 tuần trước. Bé đã phát triển đầy đủ trong tuần này và chờ đợi để chào đón thế giới! Nếu bạn bị vỡ ối, hãy đến ngay phòng cấp cứu.

Tuần thứ 40 của thai kỳ

Tinh bột tiếp tục được dự trữ trong gan và được chuyển đổi tinh bột thành glucose trong khi chờ đợi dòng sữa mẹ. Tất cả các cơ quan chính đã hoạt động và sẵn sàng cho thời khắc chào đời!

Tuần thứ 41 của thai kỳ

Đừng lo lắng nếu đã quá ngày sinh mà bé vẫn chưa chào đời. Chỉ có 5% trẻ được sinh ra đúng ngày dự sinh. Không sao cả, mọi thứ vẫn bình thường tại tuần thứ 41.

Tuần thứ 42 của thai kỳ

Khi mang thai đến tuần thứ 42, có thể bạn cảm thấy rất sốt ruột. Bạn nên nhớ ngày dự đoán chỉ là ngày dự đoán nên có thể bị sai lệch do tính thời điểm thụ thai không chính xác… Nếu bạn không chuyển dạ, bác sĩ có thể sẽ thúc đẩy nó trong tuần này.

Tuần thứ 42 của thai kỳ
Tuần thứ 42 của thai kỳ

Có thể bạn quan tâm:

Thời khắc được nhìn thấy con lần đầu thật tuyệt vời, nhưng chính xác những gì sẽ dẫn đến thời điểm đó là không thể đoán trước, và mẹ cảm thấy lo lắng là điều tự nhiên. Hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ và thăm khám suốt thai kì để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé luôn được bảo vệ tốt nhất.

Tổng hợp: mebauvabe.net

Đọc nhiều nhất