Tôm là một thực phẩm cực kỳ dinh dưỡng và quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Tôm được chia thành rất nhiều loại khác nhau, trong đó tôm đồng và tôm biển là hai nhóm chính. Có thể nói, tôm là món ăn rất quen thuộc trong bữa cơm mỗi gia đình.
Đối với bà mẹ trải qua thời kỳ khó khăn, những dấu hiệu sắp sinh và sau sinh, tôm cũng mang đến nguồn dưỡng chất rất là quý giá. Vậy mẹ sau sinh ăn tôm được không? Ăn tôm tác động thế nào đến cơ thể mẹ sau sinh? Để giải đáp những câu hỏi này, các mẹ hãy tham khảo bài viết sau nhé.
Ba lợi ích khi ăn tôm đối với sức khỏe
Bất kể là tôm đồng hay tôm biển đều chứa nguồn protein và canxi cực kỳ phong phú. Có thể nói, lượng đạm có trong tôm không hề kém lượng đạm trong bất kỳ loại thịt nào. Chính vì vậy, mẹ sau sinh ăn tôm sẽ được nạp nguồn năng lượng rất dồi dào.
Có thể bạn quan tâm:
- 9 cách trị rụng tóc sau sinh giúp mẹ cải thiện khuyết điểm
- Sau sinh ăn dưa hấu được không? Lợi ích tuyệt vời từ dưa hấu
- Cách trị hôi nách sau sinh dứt điểm, an toàn cho mẹ bỉm sữa
Về cơ bản, cả tôm đồng và tôm biển đều có chứa những dưỡng chất như acid amin, Natri, Canxi, Sắt và các loại vitamin. Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng và các thành phần cụ thể của hai loại tôm sẽ có sự khác biệt nhỏ. Cụ thể:
Trong tôm biển rất giàu Canxi, Photpho, Sắt, Protid, các loại vitamin A, B1, B2, Omega – 3.
Trong tôm đồng, thành phần dinh dưỡng rất giàu đạm, kali, Photpho và Magie. Ngoài ra các loại vitamin A, B, E cũng rất phong phú.
Bởi lẽ đó, thường xuyên ăn tôm sẽ mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho cơ thể. Hãy cùng liệt kê ra 3 lợi ích lớn nhất khi ăn tôm ngay sau đây nhé.
Ăn tôm giúp tăng cường sức khỏe tim mạch
Tôm là thực phẩm chứa nhiều protein, cung cấp năng lượng dồi dào cho cơ thể của người ăn. Trên thực thế, lượng cholesterol có trong tôm khá cao, nhiều người cho rằng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch của người ăn. Tuy nhiên, các nghiên cứu sức khỏe đã chỉ ra một điều hoàn toàn ngược lại.
Chỉ một phần rất nhỏ dân số trên thế giới nhạy cảm với cholesterol có đồ ăn. Phần lớn người còn lại không bị tác động bởi lượng cholesterol này. Hơn nữa, cholesterol có trong tôm là loại tốt HDL, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Đồng thời, trong tôm có chứa một lượng phong phú omega – 3 và acid amin, rất tốt cho sức khỏe của trí não và tim mạch.
Ngăn ngừa các bệnh về xương
Những người lớn tuổi hay phụ nữ sau khi sinh thường gặp các vấn đề liên quan đến xương. Một số bệnh trạng mà họ thường gặp phải như loãng xương, viêm xương khớp. Trong khi đó, tôm là thực phẩm có chứa rất nhiều canxi và vitamin D tốt cho hệ thống xương của cơ thể. Chính vì vậy, ăn tôm thường xuyên sẽ phần nào giúp bạn cải thiện sức khỏe xương.
Ăn tôm rất tốt cho sức khỏe của mắt
Nhắc đến các dưỡng chất bổ dưỡng cho sức khỏe của mắt, chúng ta không thể bỏ qua các thành phần vitamin E, axit béo, omega, vitamin C,… Đặc biệt, những dưỡng chất này tất cả đều có trong tôm – một thực phẩm cực kỳ bổ dưỡng. Khi chúng ta ăn tôm thường xuyên, cơ thể sẽ có nhiều dưỡng chất chống oxy hóa giúp bảo vệ sức khỏe mắt.
Mẹ sau sinh có ăn tôm được không?
Có thể nói, tôm là thực phẩm giàu dưỡng chất, dinh dưỡng và an toàn cho người ăn. Tuy nhiên, mẹ sau sinh có ăn được tôm hay không cũng là vấn đề rất nhiều người thắc mắc. Bởi bên cạnh những giá trị dinh dưỡng nêu trên, tôm cũng là thực phẩm có tính hàn, ăn dễ lạnh bụng và gây ngộ độc. Để giải đáp câu hỏi trên, các mẹ hãy tham khảo ngay thông tin sau đây nhé.
Phụ nữ đẻ mổ có được ăn tôm không?
Theo quan niệm dân gian ngày xưa, bà đẻ sau sinh thường, sinh mổ không nên ăn tôm. Bởi tôm là thực phẩm có tính hàn, không tốt đối với cơ thể mẹ sau sinh. Bên cạnh đó, còn có những thông tin truyền tai nhau rằng, ăn tôm sẽ khiến vết mổ của mẹ khó lành sẹo, để lại sẹo lồi. Tuy nhiên trên thực tế, chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào công nhận ý kiến này.
Phụ nữ sau sinh, đặc biệt là đẻ mổ NÊN ăn tôm để bổ sung dưỡng chất, nhanh hồi phục sức khỏe. Hàm lượng dinh dưỡng dồi dào cho trong tôm sẽ giúp mẹ nhanh chóng hồi phục, vừa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho em bé. Chính vì vậy, mẹ sau đẻ mổ hãy yên tâm khi ăn tôm nếu không có tiền sử dị ứng nhé.
Bên cạnh đó, để an toàn, mẹ sau sinh có thể ăn tôm đồng trước, sau đó mới ăn tôm biển. Bởi trong tôm biển có chứa một hàm lượng thủy ngân nhất định, không tốt đối với cơ thể. Vì vậy, khi mới sinh, cơ thể mẹ còn yếu, có thể tạm thời không ăn tôm biển. Tuy nhiên về sau, khi cơ thể mẹ đã hồi phục, tôm biển là nguồn dinh dưỡng hấp thụ canxi, sắt, omega dồi dào không thể bỏ qua nhé.
Phụ nữ sinh thường ăn tôm được không?
Phụ nữ sau sinh thường được ăn tôm bình thường. Thông qua việc hấp thụ các dưỡng chất có trong tôm, cơ thể mẹ sau sinh thường rất nhiều sẽ hồi phục. Nhờ đó, việc tiếp nhận và chuyển hóa dinh dưỡng từ thức ăn, qua sữa mẹ đến em bé cũng nhiều hơn.
Giai đoạn ăn tôm tốt nhất với cơ thể mẹ và bé sau sinh
Mặc dù ăn tôm mang đến cho mẹ và bé rất nhiều lợi ích. Nhưng việc lựa chọn chính xác thời điểm ăn tôm sẽ mang đến hiệu quả tuyệt vời hơn rất nhiều.
Cụ thể, các mẹ sau sinh thường có thể ăn tôm sau 1 tuần sinh em bé. Bởi trong một tuần đầu tiên, cơ thể mẹ chưa hồi phục hoàn toàn, hệ tiêu hóa có khả năng hoạt động kém hiệu quả. Điều này dẫn đến nguy cơ mẹ bị tiêu chảy sau khi ăn các thực phẩm có chất tanh. Vì vậy, trong 1 tuần sau khi sinh, mẹ chỉ nên ăn các đồ ăn nhẹ, dễ tiêu như rau, thịt, trái cây. Những thực phẩm tanh, nhiều đạm như tôm, cá, nên ăn sau một tuần.
Đối với các mẹ sinh mổ, sau khi sinh một tuần cũng có thể ăn tôm. Tuy nhiên, để có thể an toàn hơn cho sức khỏe, mẹ có thể ăn tôm sau 1 tháng sinh em bé. Điều này giúp cơ thể mẹ có thời gian hồi phục, vết mổ cũng đã liền miệng. Điều này giúp mẹ không lo ảnh hưởng đến vết mổ.
Những lưu ý khi ăn tôm mẹ cần lưu ý
Tôm là thực phẩm khá đặc biệt khi chứa nhiều dinh dưỡng, nhưng lại có tính hàn cao. Vì vậy, để ăn tôm an toàn cho sức khỏe, mẹ cần chú ý một số điều sau đây:
Không kết hợp ăn tôm với những thực phẩm có tính hàn khác. Ví dụ, sau khi ăn tôm, mẹ không nên ăn các loại trái cây như dưa hấu. Bởi dưa hấu là loại quả có tính hàn lớn, kết hợp với tôm sẽ gây hại cho sức khỏe. Đồng thời, mẹ cũng nên hạn chế ăn lạnh khi ăn tôm, hải sản.
Không ăn quá nhiều tôm trong một bữa ăn: Tôm là thực phẩm giàu đạm, nhiều dưỡng chất. Vì vậy, nếu chúng ta ăn quá nhiều trong một lần ăn có thể gây ra các vấn đề khó tiêu, đau bụng. Cái gì ăn nhiều quá cũng không tốt phải không nào? Vì thế, mỗi lần ăn, chúng ta chỉ nên ăn từ 2 -3 con tôm lớn, tương đương khoảng 100g.
Nên ăn tôm vào bữa trưa, sẽ giúp cơ thể dễ hấp thụ và tiêu hóa thức ăn hơn. Ăn tôm vào buổi tối sẽ khiến mẹ khó tiêu, khó chuyển hóa năng lượng.
Các mẹ có tiền sử dị ứng tôm, hải sản tuyệt đối không ăn tôm, tránh xảy ra hậu quả và hệ lụy nghiêm trọng.
Các mẹ có tiền sử cường giáp nên hạn chế ăn tôm tối đa. Bởi ăn tôm sẽ làm tăng lượng I-ốt trong cơ thể mẹ, gây ảnh hưởng lớn đến bệnh tình.
Các mẹ sau sinh bị gout cũng tuyệt đối không nên ăn tôm nhé. Bởi lượng dinh dưỡng dồi dào trong tôm lúc này sẽ khiến bệnh của mẹ trở nên càng nghiêm trọng hơn.
Giải đáp thắc mắc
Hãy cùng điểm qua một số câu hỏi mẹ thường thắc mắc và giải đáp ngay sau đây nhé.
Mẹ sau sinh ăn được tôm hùm không?
Tôm hùm là một thực phẩm xa xỉ với giá trị dinh dưỡng cao, cực kỳ ngon miệng. Bởi lẽ đó, có không ít gia đình bồi bổ sức khỏe cho mẹ và bé sau sinh bằng tôm hùm. Vậy mẹ sau sinh ăn tôm hùm được không?
Tôm hùm có chứa rất nhiều vitamin và dưỡng chất có lợi cho cơ thể. Trong đó:
- Vitamin A có vai trò tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Vitamin E có vai trò tái tạo và sản sinh tế bào mới.
- Vitamin B12 giúp cơ thể giảm stress, chống mệt mỏi.
- Hàm lượng Selen giúp ngăn ngừa sự sản sinh và phát triển của các tế bào ung thư.
- Sắt có vai trò quan trọng trong việc sản sinh hồng cầu trong máu.
- Canxi giúp xương chắc khỏe.
Chính những dưỡng chất trên đã khiến tôm hùm trở thành một thực phẩm cực kỳ tốt cho mẹ sau sinh.
Một số món ăn từ tôm hùm giúp giữ nguyên dưỡng chất
Có 3 cách chế biến tôm hùm phổ biến giúp giữ nguyên dưỡng chất của nó.
Tôm hùm hấp: Đây là cách chế biến đơn giản nhất mẹ có thể làm ngay tại nhà. Ưu điểm của cách chế biến này là dễ làm, đơn giản, giữ nguyên được vị ngọt và dinh dưỡng của thịt tôm.
Tôm hùm nấu cháo: Món cháo tôm hùm sẽ mất thời gian chế biến hơn một chút, tuy nhiên đây cũng là một món ngon lạ miệng, rất thích hợp cho mẹ giải ngấy sau thời gian dài ăn cơm. Đặc biệt, cháo tôm hùm có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, và cực dễ tiêu.
Tôm hùm nướng: Có rất nhiều phương thức giúp mẹ chế biến món tôm hùm nướng. Mẹ có thể nướng tôm hùm với phomai, hoặc bơi tỏi, muối ớt,… Tuy nhiên, những món nướng này chỉ nên thỉnh thoảng ăn để giải ngấy. Nếu mẹ ăn quá thường xuyên cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm:
- Dấu hiệu mang thai tuần đầu là gì? Mẹo phân biệt chuẩn
- Tinh trùng sống được bao lâu? Vai trò trong việc thụ thai?
Sau sinh có được ăn tôm tít không?
Cũng tương tự như tôm hùm, tôm tít cũng chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, thịt tôm tít ngon, có vị ngọt, được rất nhiều người ưa thích. Bởi lẽ đó, không có lý do gì mà các mẹ sau sinh không được ăn tôm tít phải không nào. Tuy nhiên, những mẹ có dấu hiệu dị ứng hải sản thì không nên ăn tôm tít đâu nhé.
Kết luận
Như vậy, các mẹ đã có lời giải đáp cho câu hỏi: Sau sinh ăn tôm được không? rồi phải không nào. Mong rằng những thông tin trong bài sẽ thực sự hữu ích, giúp mẹ có cái nhìn tổng quan nhất về dinh dưỡng sau sinh. Và mẹ đừng quên theo dõi để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích khách nhé. Chúc mẹ và bé có một thời kỳ sau sinh khỏe mạnh.
Tổng hợp: mebauvabe.net