Trang chủ Nuôi dạy con cái Nhận biết các dấu hiệu cần bổ sung kẽm cho bé

Nhận biết các dấu hiệu cần bổ sung kẽm cho bé

Kẽm rất cần thiết cho hoạt động của hệ thống miễn dịch. Những người bị thiếu kẽm dễ bị nhiễm trùng, cảm lạnh và cảm cúm. Dấu hiệu cần bổ sung kẽm cho bé thường thấy đó chính là chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng nhẹ và vừa, chậm tăng trưởng chiều cao.

Tình trạng thiếu kẽm ở trẻ em?

Ở Việt Nam hiện nay cứ 10 trẻ dưới 5 tuổi có đến 7 trẻ thiếu kẽm và 10 bà mẹ có thai có đến 8 người bị thiếu kẽm. Tỷ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ có thai là 80,3%, phụ nữ tuổi sinh đẻ 63,6% và trẻ em dưới 5 tuổi là 69,4%.

Có thể bạn quan tâm:

Hiện nay chế độ ăn của người Việt đang thiếu những loại thực phẩm giàu kẽm, bên cạnh đó chất lượng mỗi bữa ăn khá thấp, thực phẩm có nguồn gốc từ động vật còn thiếu khá nhiều.

Đặc biệt đối với trẻ, đối tượng thường hay biếng ăn, khi mà chất lượng dinh dưỡng không đảm bảo kèm theo biếng ăn thì khó tránh khỏi tình trạng thiếu hụt kẽm.

Tỉ lệ phụ nữ và trẻ nhỏ thiếu kẽm tại Việt Nam đang có xu hướng gia tăng
Tỉ lệ phụ nữ và trẻ nhỏ thiếu kẽm tại Việt Nam đang có xu hướng gia tăng

Dấu hiệu cần bổ sung kẽm cho bé

Biểu hiện cần bổ sung kẽm cho bé thường thấy đó chính là chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng nhẹ và vừa, chậm tăng trưởng chiều cao,…

Trẻ chán ăn hoặc giảm ăn, giảm bú, không ăn thịt cá, chậm tiêu, táo bón nhẹ, buồn nôn và nôn kéo dài ở trẻ.

Trẻ thường khó ngủ về đêm, thức giấc nhiều lần. Thậm chí bệnh còn có thể suy yếu hoạt động của não, mơ màng chậm chạp, hoang tưởng, mất điều hòa lời nói, rối loạn vị giác và khứu giác, chậm phát triển tâm thần vận động, khuyết tật, bại não,…

Các bệnh nhiễm trùng tái diễn ở đường hô hấp (viêm mũi họng, viêm phế quản tái đi tái lại), viêm đường tiêu hóa, viêm da, mụn bỏng, mụn mủ, viêm niêm mạc.

Trẻ có những vết thương lâu lành, hay bị dị ứng, tóc giòn dễ gãy, móng giòn, yếu.

Thiếu kẽm bị gì? Ảnh hưởng như thế nào đến trẻ?

Kẽm rất cần thiết cho hoạt động của hệ thống miễn dịch. Những người bị thiếu kẽm dễ bị nhiễm trùng, cảm lạnh và cảm cúm. Thiếu kẽm là một trong những lý do chính gây ra rụng tóc. Nó làm suy yếu các tế bào trên da đầu và tóc bị gãy, khô.

Kẽm đóng một vai trò quan trọng trong việc học tập và trí nhớ. Thiếu kẽm làm cản trở các kỹ năng nhận thức và tổn thương hệ thống thần kinh.

Thậm chí, thiếu kẽm gây ra chứng khó đọc. Thiếu kẽm ảnh hưởng đến vị giác và khứu giác khiến trẻ không có cảm giác ngon miệng khi ăn. Trẻ chậm phát triển thể chất đặc biệt là chiều cao.

Bé thiếu kẽm nên bổ sung như thế nào là hợp lý?

Theo khuyến cáo của tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), nhu cầu kẽm cho trẻ tùy thuộc vào mỗi độ tuổi.

Trẻ em dưới 3 tháng cần 3 mg kẽm mỗi ngày, trẻ từ 5 tháng – 12 tháng tuổi là 5 – 8 mg/ngày, ở trẻ từ 1 tuổi – 10 tuổi cần khoảng 10 – 15 mg/ngày để phát triển chiều cao và thể chất tối ưu nhất.

Với trẻ dưới 6 tháng tuổi nguồn kẽm tốt nhất và dễ hấp thu nhất chính là sữa mẹ. Tuy nhiên, lượng kẽm trong sữa mẹ sẽ giảm dần theo thời gian. Vì thế, người mẹ cần duy trì lượng kẽm trong sữa cũng như bổ sung thêm kẽm cho sự phát triển của trẻ.

Bé thiếu kẽm nên bổ sung như thế nào là hợp lý?
Bé thiếu kẽm nên bổ sung như thế nào là hợp lý?

Có thể bạn quan tâm:

Nguồn thực phẩm giàu kẽm có thể kể đến như: tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng), cùi dừa già, khoai lang…

Ngoài ra để trẻ hấp thụ kẽm tốt nhất nên bổ sung vitamin C cho trẻ từ chính các loại trái cây tươi giàu lượng vitamin C sẵn có như cam, chanh, quýt, bưởi…

Tình trạng thiếu kẽm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm về sức khỏe lẫn tinh thần của trẻ, do đó, cha mẹ cần quan sát và bổ sung kịp thời nguồn vitamin quan trọng này.

Ngoài bổ sung qua chế độ ăn uống, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng thực phẩm hỗ trợ có chứa kẽm và các vi khoáng chất thiết yếu như Lysine, crom, selen, vitamin B1… giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Với dấu hiệu cần bổ sung kẽm cho bé được chúng tôi nói bên trên, hy vọng ba mẹ có thể bổ sung chất kịp thời cho bé con nhà mình.

Tổng hợp: mebauvabe.net

Đọc nhiều nhất