Ăn uống trong giai đoạn mới mang thai cực kỳ quan trọng bởi đây là khoảng thời gian nhạy cảm nhất với bà bầu, nếu ăn uống sai cách có thể dẫn đến hậu quả khôn lường như sảy thai, thai nhi bị dị tật… mẹ bầu cần hết sức cẩn thận về chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt để con yêu an toàn, khỏe mạnh. Vậy phụ nữ mới mang thai nên ăn gì để an toàn cho con?
Những dưỡng chất cần bổ sung khi mới mang thai
Giai đoạn mới mang thai rất quan trọng bởi đây là giai đoạn tế bào phôi thai đang phân hóa cũng như hình thành các chức năng cơ bản của cơ thể. Mới mang thai mẹ bầu chưa cần ăn quá nhiều, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo đủ dưỡng chất cho cơ thể mẹ và thai nhi phát triển tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm:
- Chuẩn bị mang thai cần phải làm những gì cho bé cưng?
- Đau bụng dưới bên phải khi mang thai – mẹ bầu cần lưu ý
- Lợi ích của uống nước dừa khi mang thai mẹ bầu nên biết
Đặc biệt, ngay từ khi có dấu hiệu mang thai tuần đầu mẹ đừng quên bổ sung những dưỡng chất quan trọng sau đây để đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ và bé nhé
Axit folic
Axit folic hay còn gọi là vitamin B9 là yếu tố đặc biệt quan trọng với sự phát triển, phân chia của tế bào. Axit folic cần thiết để bảo vệ thai nhi khỏi dị tật ống thần kinh như bệnh nứt đốt sống, vô sọ. Đây là một dị tật xảy ra ở thai nhi do một vài ống thần kinh xung quanh hệ thần kinh trung ương không khép kín hoàn toàn, đặc biệt là trong 7 tuần đầu của thai kỳ. Các chuyên gia khuyến cáo ngay từ khi có ý định mang thai mẹ bầu cần bổ sung khoảng 400mcg – 600mcg/ngày folic trong thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày của mình.
Sắt
Sắt là nguồn bổ sung nguyên liệu tạo máu có vai trò quan trọng với mẹ bầu và thai nhi. Mới mang thai từ tháng 1-3 nếu mẹ thiếu sắt có thể gây sảy thai hoặc thai bị chết lưu, còn thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai sẽ làm cho cơ thể mẹ mệt mỏi, chán ăn, chóng mặt.
Canxi
Theo giai đoạn phát triển thai nhi thường sử dụng canxi từ người mẹ để tạo xương cho sự lớn lên. Nhu cầu canxi ở mẹ bầu tăng lên theo thời gian 3 tháng đầu cần khoảng 800mg, 3 tháng giữa cần khoảng 1.000mg, 3 tháng cuối cần khoảng 1.200mg, do hệ xương của bé ngày càng phát triển nên nhu cầu canxi của mẹ cũng tăng dần. Thiếu canxi, cơ thể người mẹ cảm thấy mệt mỏi, đau cơ, chuột rút… nặng hơn nữa là biểu xuất hiện các cơn co giật, biểu hiện của sự tụt canxi huyết. Thai nhi thiếu canxi sẽ bị suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ, gây ra các dị tật về xương, còi xương bẩm sinh, thấp, lùn…
Protein (chất đạm)
Giúp cơ thể duy trì sức sống và năng lượng, không chỉ bạn mà cả em bé trong bụng cũng rất cần protein để phát triển trong suốt thai kỳ. Khoảng 20% cơ thể bạn được tạo nên bởi protein, vì vậy nếu thiếu đi dưỡng chất này, chắc chắn rằng cơ thể bạn sẽ không thể hoạt động bình thường được.
Mới mang thai nên ăn gì?
Đây là lúc thai nhi mới thành hình và mẹ sẽ cần thay đổi nhiều trong thói quen sinh hoạt ăn uống của mình để đảm bảo an toàn cho con. Những thực phẩm dưới đây rất tốt cho phụ nữ mới mang thai, đa phần là dễ ăn ít xuất hiện trong những món thường kê vào list những thực phẩm nghén, dậy mùi mà hay được các mẹ chỉ nghe thôi đã xuất hiện cơn buồn nôn chẳng hạn như( sầu riêng, trứng vịt lộn). Mẹ tham khảo và bổ sung vào thực đơn hàng ngày nhé.
Khoai lang
Bạn có thể đang bị ốm nghén, hãy tìm đến khoai lang. Rất nhiều mẹ bầu chia sẻ rằng khoai lang giúp họ giảm cơn buồn nôn ốm nghén. Vì sao vậy? Đó là do trong khoai lang có nhiều vitamin B6. Vitamin B 6 đã được chứng minh là có tác dụng giảm buồn nôn và nôn trong thời kỳ đầu mang thai. Bạn có thể tìm đến các thực phẩm khác để giảm tình trạng ốm nghén- hãy xem: Cách giảm nghén 3 tháng đầu
Bên cạnh đó khoai lang chứa nhiều chất xơ bổ dưỡng, kali, Vitamin C, sắt, đồng và beta-carotene, rất tốt cho phụ nữ mang thai.
Súp lơ
Súp lơ là loại rau xanh có chứa rất nhiều acid folic và sắt. Ngoài ra, bạn cũng có thể thường xuyên đổi vị các loại rau có màu xanh đậm như cải bẹ xanh, xà lách cũng chứa rất nhiều acid folic.
Đây là những loại trái cây có chứa hàm lượng axit folic cao nhất trong tất cả các loại trái cây. Ngoài ra, trong cam quýt bưởi rất giàu vitamin C, vừa giúp hỗ trợ hấp thu sắt tốt hơn, và vừa rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể.
Trong giai đoạn mới mang thai bạn nên uống một cốc nước cam vắt mỗi ngày rất tốt cho sức khỏe nhé.
Trứng gà
Là món ăn phổ biến của các bà bầu, lòng đỏ trứng gà không những là nguồn bổ sung protein dồi dào, mà còn là một trong số ít thực phẩm có chứa vitamin D, cần thiết cho sự phát triển xương của thai nhi. Tuy nhiên mẹ bầu chỉ nên ăn từ 3 – 4 quả trứng gà mỗi tuần.
Cá hồi
Cá hồi chứa nhiều vitamin D và canxi, là một trong những loại cá an toàn nhất cho thai kỳ của bạn. Đồng thời, lượng omega 3 trong cá hồi cũng hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển tế bào não của thai nhi.
Các loại thịt đỏ
Thịt đỏ chứa rất nhiều chất sắt, rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, bạn không nên ăn thịt bò sống, tái vì như vậy rất nguy hiểm. Hãy để thịt chín kỹ hơn để an toàn cho cả mẹ và bé nhé.
Sữa chua
Sữa chua chứa nhiều vitamin D, canxi và các lợi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa của bạn. Ngoài ra, sữa chua còn giúp ngăn ngừa triệu chứng táo bón cực kỳ khó chịu trong thai kỳ.
Đậu phụ
Bìa đậu chứa khoảng 800mg canxi, cung cấp gần đủ nhu cầu canxi hàng ngày nên thường xuyên ăn đậu phụ là cách bổ sung canxi hiệu quả cho cơ thể. Tuy nhiên đậu phụ bán ngoài chợ dễ chứa thạch cao nên mẹ có thể học cách tự làm/ mua ở những nơi uy tín, đảm bảo nhé.
Đậu đen
Đậu đen có thể mang đến 105mg canxi cho bà bầu. Ngoài ra mẹ có thể bổ sung thêm các loại đậu khác vì chúng đều ngon và giàu dưỡng chất, đặc biệt là canxi.
Nho
Nho chứa nhiều đường glucose, canxi, phốt pho, sắt, vitamin, amino axit… những chất này rất cần thiết để tăng cường sức khỏe và bổ sung máu cho cơ thể phụ nữ mang thai và những người thường xuyên mệt mỏi do thiếu máu.
Chuối
Chuối là nguồn thực phẩm dồi dào sắt và khoáng chất cần thiết cho mẹ bầu. Ăn chuối vào bữa sáng là sự lựa chọn hoàn hảo để điều trị và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra, chuối còn giúp giảm triệu chứng táo bón hiệu quả.
Bơ
Đây là nguồn dưỡng chất tuyệt hảo dành cho mẹ. Một nửa quả bơ chứa 90mcg folic. Không chỉ thế, giống như cá hồi và quả óc chó, quả bơ rất nhiều axit béo omega-3 tốt cho mẹ và bé.
Măng tây
Măng tây có chứa hàm lượng axit folic cao nhất, 5 cây măng tây có chứa khoảng 1.000 mcg folate.
Vẫn là tìm cách bổ sung axit folic trong giai đoạn quan trọng này. Bạn có thể đổi món để đỡ chán, ngán hay do bạn sợ những món giàu axit folic vừa nhắc ở trên. 3 tháng đầu nghén với mỗi người khác nhau, bạn nên tìm cách thay thế các thực phẩm có giá trị tương đương.
Với măng tây bạn có thể xào nấu hay luộc chấm mắm ớt đều rất ngon và đủ dinh dưỡng.
Hạnh nhân
Hãy bổ sung hạt hạnh nhân vào đồ ăn vặt của bạn. Đây là nguồn vitamin E dồi dào mẹ bầu không nên bỏ qua.
Nghiên cứu cho thấy rằng vitamin E chống oxy hóa, đặc biệt là khi kết hợp với vitamin C, giúp bảo vệ chống sẩy thai và tiền sản giật – một loại huyết áp cao có thể xảy ra ở một số thai kỳ. Các nguồn cung cấp vitamin E dồi dào khác là lòng đỏ trứng và dầu ô liu.
Mới mang thai nên kiêng thực phẩm gì?
Bên cạnh những thực phẩm nên bổ sung mẹ bầu cũng cần lưu ý đến các thực phầm không nên ăn. Một số thực phẩm dễ gây động thai, lưu thai, sảy thai và dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ chẳng hạn như:
- Các loại rau cần kiêng: Ngải cứu, rau ngót, rau chùm ngây, rau sam…
- Các loại hoa quả cần kiêng: Dứa, nhãn, đu đủ xanh…
- Các loại đồ uống cần kiêng: Rượu bia, chất kích thích như nước tăng lực, nước ngọt có gas hay đồ uống có caffein…
Có thể bạn quan tâm:
- Tinh trùng sống được bao lâu? Vai trò trong việc thụ thai?
- Dấu hiệu sắp sinh – Các biểu hiện mẹ bầu cần biết
Giai đoạn mới mang thai, nhất là với phụ nữ mang thai lần đầu thật lạ lẫm và đầy lo âu. Ngoài việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng thì mẹ cũng cần chuẩn bị một tâm lý vững vàng, vui vẻ và tinh thần thật tốt để có thể chuẩn bị những điều tốt nhất cho con yêu. Mẹ cũng nên nhớ bổ sung thuốc bổ chuyên dùng cho bà bầu hàng ngày để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho con phát triển toàn diện nhé!
Tổng hợp: mebauvabe.net