asd
Trang chủ Chăm sóc bé Mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được vì sao?...

Mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được vì sao? Xử lý

Sữa cho trẻ sơ sinh luôn là vấn đề khiến nhiều chị em đau đầu. Với sữa mẹ, có người thì sữa về rất nhiều, có người lại rất ít hoặc không có nhưng cũng có cũng có nhưng lại không vắt ra sữa. Sau đây chúng tôi sẽ giúp chị em hiểu rõ vấn đề mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được vì sao và cách khắc phục.

Mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được vì sao?

Thường thì khoảng 2 đến 5 ngày sau khi sinh thì ngực của mẹ sẽ lớn dần lên, nặng hơn và hơi đau bởi vì mẹ đang trong giai đoạn sản xuất thật nhiều sữa cho bé yêu bú. Thế nhưng sau 2 đến 3 tuần mẹ sẽ cảm thấy thoải mái hơn nhiều, ngực trở nên mềm mại hơn dù sữa vẫn đầy.

Có thể bạn quan tâm:

Cũng có không ít trường hợp mẹ bị sưng ngực do căng sữa. Nếu nặng, sự sưng ngực có thể lan tới nách khiến mẹ cảm thấy đau nhói, sần, không thoải mái, vắt không ra sữa, sốt nhẹ.

Nguyên nhân của sự căng sữa đầu tiên có thể là do cơ địa của mỗi người. Có một số mẹ dù cho con bú thường xuyên nhưng vẫn bị căng tức ở ngực, vắt không ra sữa. Cũng có một số mẹ bị căng sữa do mẹ đã không cho bé bú thường xuyên trong vài ngày đầu sau khi sinh bé.

Một nguyên nhân khác có thể do việc mẹ mặc áo ngực quá chật, do ống dẫn sữa của me bị tắc nghẽn. Hoặc với những mẹ đã từng tiến hành phẫu thuật ngực, các phần cấy ghép đã chiếm hết không gian để làm tăng lượng máu, bạch huyết và sữa làm ngực mẹ bị cương đau.

 

Mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được vì sao?
Mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được vì sao?

Phải làm sao khi mẹ bị căng sữa không tiết ra được?

1. Chườm ngược bằng khăn ấm.

Lấy khăn ấm để chườm nóng hai vú giữa các cữ bú hoặc cữ hút sữa để làm bầu ngực giảm sưng và đau. Tốt nhất là mẹ nên dùng khăn sữa của con, nhúng trong  nước ấm và áp vào ngực trong khoảng 5 phút mỗi lần. Nên kết hợp massage, thữ giãn nhẹ nhàng 2 bầu vú để kích thích quá trình hoạt động của tuyến sữa.

2. Cho con bú thường xuyên.

Một trong những cách làm hết căng sữa tốt nhất là tiếp tục cho con bú. Hãy cố gắng cho bé bú thường xuyên hơn so với thông thường. Đảm bảo không bỏ lỡ bất kỳ lần cho ăn nào. Và hãy chắc chắn rằng bé bú đúng cách.

Phải làm sao khi mẹ bị căng sữa không tiết ra được?
Phải làm sao khi mẹ bị căng sữa không tiết ra được?

Có thể bạn quan tâm:

3. Vắt sữa hàng ngày.

Nếu em bé không bú hết sữa trong bầu ngực. Hãy vắt hoặc bơm sữa sau đó để hạn chế sữa bị tích lại trong bầu ngực. Khi vắt sữa, bạn cần chú ý chỉ hút bỏ sữa khi vú căng cứng. Và phải hút ở một mức độ vừa phải. Nếu hút hết sữa, tuyến sữa sẽ được kích thích và càng tiết sữa nhiều hơn.

4. Tắm bằng nước ấm.

Một cách để giúp mẹ bớt đau do căng sữa là sử dụng vòi hoa sen với nước ấm phun trực tiếp lên bầu ngực đặc biệt là đầu ti theo chiều từ trên xuống. Làm cách này sẽ giảm đáng kể tình trạng căng tức ngực, các u sữa cũng mềm ra làm ngực mẹ bớt đau. Khi tắm vòi sen, mẹ hãy dùng tay để xoa bóp núi đôi để sữa thừa chảy ra theo dòng nước.

5. Massage.

Sau mỗi lần cho ăn và giữa thời gian tắm, bạn hãy nhẹ nhàng xoa bóp bầu ngực để giảm căng sữa. Bạn nên đặc biệt chú ý đến những vùng ngực có hiện tượng cứng rắn.

6. Mặc áo ngực phù hợp

Áo ngực bó sát có thể khiến bạn bị đau vú, đau đầu ti, ngực căng sữa. Để hạn chế các tình trạng này, bạn cần chọn loại áo ngực có kích thước phù hợp, rộng rãi.

Tốt nhất bạn nên dùng áo ngực dành riêng cho sản phụ. Loại áo này được thiết kế để ít gây áp lực lên ống dẫn sữa, tạo cảm giác thoải mái cho mẹ bầu.

7. Thử các tư thế khác khi cho con bú

Bạn có thể thử thay đổi nhiều vị trí khác nhau mỗi lần cho con bú. Điều này có tác dụng giúp bạn đảm bảo rằng tất cả các ống dẫn sữa đều được dọn sạch. Nhờ đó, cơn đau ngực khi cho con bú có thể được giảm bớt.

8. Dùng thuốc trị căng sữa

Với những trường hợp bị đau nặng. Bác sĩ có thể chỉ định mẹ dùng acetaminophen hoặc một loại thuốc giảm đau khác. Nếu bạn cần uống thuốc giảm đau, hãy sử dụng thuốc sau khi con đã bú xong.

Trong trường hợp bạn chưa từng phẫu thuật nhưng bị căng sữa kéo dài không tiết sữa. Đồng thời xuất hiện các dấu hiệu như mệt mỏi, nhức đầu, sốt… Hãy nhanh chóng áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà hoặc đến bệnh viện kiểm tra. Vì nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng này là tắc tia sữa. Nếu tắc tia sữa không được điều trị kịp thời, đúng cách. Bệnh có thể chuyển biến xấu thành viêm tuyến sữa, áp xe vú.

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bạn đọc nguyên nhân vì sao mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được. Mong rằng bạn đọc gặp phải tình huống này đã nắm được cách khắc phục nhanh chóng và hiệu quả vấn đề nay nhé!

Tổng hợp: mebauvabe.net

Đọc nhiều nhất