Kinh nguyệt bất thường là tình trạng mà chắc hẳn nhiều chị em phụ nữ đã và đang gặp phải. Nếu không tìm ra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng sức khỏe. Câu hỏi được nhiều người đặc ra là làm sao để có kinh khi bị trễ?
1. Đặc điểm của chu kỳ kinh nguyệt
Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường ở phụ nữ với tình trạng ra máu từ tử cung của người phụ nữ. Đó là kết quả của sự bong tróc niêm mạc tử cung sau một thời gian dày lên dưới ảnh hưởng của sự suy giảm đột ngột nồng độ nội tiết tố nữ estrogen và progesesterone trong cơ thể.
Có thể bạn quan tâm:
- Tiết lộ bí quyết: Cách làm ra kinh nguyệt sớm hơn 1 tuần
- Kinh nguyệt màu đen vón cục phải làm sao? – Giải đáp
- Ra khí hư màu nâu trước kỳ kinh nguyệt: 7 nguyên nhân
Vào giai đoạn đầu chu kỳ, hai nội tiết tố này tăng lên rất cao nhằm làm dày niêm mạc tử cung để đón trứng được thụ tinh đến làm tổ. Nếu trứng không được thụ tinh thì lượng hormone này sẽ suy giảm vào cuối chu kỳ và khiến cho niêm mạc tử cung bong tróc sinh ra hiện tượng kinh nguyệt.
Một chu kỳ kinh nguyệt sẽ được tính từ ngày đầu tiên có kinh của tháng này cho đến ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo với thời gian trung bình là 28 ngày và sẽ lặp lại hằng tháng. Một số phụ nữ sẽ có chu kỳ ngắn hơn với 21 ngày hoặc có thể kéo dài lên đến 35 ngày và đó được coi là bình thường, bao gồm những ngày không an toàn và ngày an toàn của con gái.
Mỗi lần hành kinh thông thường sẽ kéo dài từ 2 đến 7 ngày và trung bình là từ 3 đến 5 ngày.
Chu kỳ kinh nguyệt được xem là bất thường khi có các dấu hiệu như:
- Chu kỳ kéo dài ngắn hơn 21 ngày hoặc kéo dài hơn 35 ngày.
- Lượng máu kinh ra quá nhiều hoặc quá ít
- Ra máu bất thường ngoài chu kỳ kinh
- Tính chất của máu kinh bất thường như loãng, vón cục,…
2. Nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt bất thường
- Yếu tố tâm lý: Căng thẳng, mệt mỏi, stress có tác động rất lớn đến chu kỳ kinh nguyệt.
- Ảnh hưởng của nội tiết tố: Hormone tiết tố nữ estrogen có nhiệm vụ giúp niêm mạc tử cung phát triển và kết hợp cùng với progesterone để dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt. Việc mất cân bằng nội tiết tố sẽ đi đôi với chu kỳ kinh nguyệt bất thường.
- Sử dụng thuốc ngừa thai với thành phần estrogen tổng hợp thường xuyên.
- Cân nặng tăng giảm thất thường.
3. Những ảnh hưởng khi chu kỳ kinh nguyệt thất thường
Kinh nguyệt bất thường với các tình trạng như kỳ kinh kéo dài, lượng máu kinh nhiều sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi, thiếu máu, có nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và quan hệ vợ chồng.
Ngoài ra, chu kỳ bất thường sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng làm khó thực hiện tránh thai hoặc có thể làm suy giảm chất lượng trứng gây ra hiện tượng hiếm muộn hay vô sinh.
Mặc khác, điều này còn tiềm ẩn nguy cơ sức khỏe như sinh sản, bệnh lý, chẳng hạn như hội trứng buồng trứng đa nang, u xơ tử cung, polyp tử cung,…
4. Làm sao để có kinh khi bị trễ?
Hiện tượng kinh nguyệt bất thường có thể do nhiều nguyên nhân ở nhiều độ tuổi khác nhau. Nếu ở lứa tuổi dậy thì hoặc trong giai đoạn tiền mãn kinh thì đó là hiện tượng sinh lý tự nhiên bình thường. Còn nếu như trong độ tuổi sinh sản thì cần được khám và điều trị kịp thời.
Khi bác sĩ đã loại trừ các nguyên nhân khác thì sẽ tiến hành điều trị ổn định bộ ba nội tiết tố Estrogen Progesterone Testosterone có tầm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Các sản phẩm này cần được sử dụng khi có sự kê đơn và theo dõi nghiêm ngặt của bác sĩ. Chúng có tác dụng cải thiện chu kỳ kinh nguyệt, đồng thời mang lại nhan sắc trẻ đẹp, khỏe mạnh và sinh lý tốt cho chị em phụ nữ. Tuy nhiên các sản phẩm này cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như tăng cân, đau nửa đầu, béo phì, u nang, tăng nguy cơ u xơ,…
Chế độ dinh dưỡng cũng đóng góp một phần quan trọng trong chu kỳ kinh nguyệt của chị em. Do đó, cần tăng cường bổ sung viên sắt có chứa chất hữu cơ, dầu mè đen để ngăn ngừa thiếu máu. Ngoài ra cần tăng cường luyện tập thể dục thể thao để lưu thông khí huyết và sử dụng các dung dịch vệ sinh phụ nữ có chứa Nano bạc để làm sạch vùng kín nhằm ngăn ngừa viêm nhiễm.
Sử dụng một số thực phẩm sau được xem là cách để có kinh nguyệt trở lại:
- Ngải cứu
Trong y học cổ truyền thì ngải cứu được xem là một phương thuốc hiệu quả giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.Vị thuốc này có vị đắng, tính cay ẩm sẽ giúp chữa được nhiều bệnh như ổn định khí huyết, đau bụng kinh,…
Bạn có thể sử dụng ngải cứu khô 10g rửa sạch rồi sắc với 200ml nước. Đun đến khi nước sắc lại còn 100ml đem ra để nguội rồi uống 2 lần/ngày. Đối với phụ nữ rối loạn kinh nguyệt lâu ngày thì tăng lượng ngải cứu gấp đôi và uống 4 lần/ngày.
Uống trong ngày đầu tiên của chu kỳ kinh sẽ giúp bạn đỡ mệt mỏi, máu kinh đỏ hơn và chu kỳ đều đặn hơn.
- Tinh bột nghệ
Ngoài công dụng làm đẹp vốn nổi tiếng của tinh bột nghệ thì đây còn là thực phẩm giúp cân bằng nội tiết, giúp lưu thông máu trong tử cung. Đặc biệt nếu dùng trong giai đoạn hành kinh có thể giúp hạn chế tình trạng đau bụng và rối loạn. Cách pha chế cũng cực kỳ đơn giản, hòa khoảng 2 – 3 thìa tinh bột nghệ với sữa tươi và sử dụng mỗi ngày.
- Quế
Trong y học cổ truyền, quế được sử dụng rất nhiều với công dụng trị chứng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ nhờ có đặc tính ẩm và khả năng điều tiết chu kỳ kinh nguyệt tương đối hiệu quả.
Bạn có thể pha quế với nước nóng để uống khi cơn đau bụng kinh bắt đầu hoặc chế biến quế với nhiều món ăn khác nhau.
Có thể bạn quan tâm:
- Rạn da khi mang thai – Nỗi “ám ảnh” của phụ nữ trong thai kỳ
- Siro ho cho bé và những lưu ý lựa chọn phù hợp nhất
- Đu đủ xanh
Trong đu đủ xanh có chứa thành phần papain với tác dụng chống các cơn co thắt tử cung và điều tiết lượng máu đến tử cung nhiều hơn.
- Các loại rau củ quả
Các chị em mắc phải chứng rối loạn kinh nguyệt cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là sắt chứa trong súp lơ, cà rốt, bí đỏ,… Ngoài ra có thể sử dụng một số loại trái cây như dưa leo, chà là,… chứa lượng lớn estrogen để góp phần điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.Tốt nhất, khi gặp phải tình trạng kinh nguyệt thưa, tốt nhất chị em phụ nữ nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám, tìm ra nguyên nhân, từ đó có hướng điều trị thích hợp.
Tổng hợp: mebauvabe.net