Trang chủ Chăm sóc bé Khi trẻ sơ sinh bị trớ sữa thì cha mẹ nên xử...

Khi trẻ sơ sinh bị trớ sữa thì cha mẹ nên xử trí thế nào?

Khi các em bé có bất kỳ dấu hiệu lạ, cha mẹ nên chú ý theo dõi, đó có thể là dấu hiệu thông báo cơ thể của con đang gặp vấn đề. Một trong những hiện tượng thường gặp đó là trẻ sơ sinh bị trớ sữa. Các bậc phụ huynh rất lo lắng không biết nguyên nhân của tình trạng này là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách giải quyết ngay nhé!

Hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Nôn trớ là biểu hiện thức ăn trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản rồi trào ra miệng. Hiện tượng nôn trớ thường gặp hầu hết ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là khi trẻ ăn no, vặn mình. Nôn trớ sinh lý ở trẻ sơ sinh thường không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, nôn trớ cũng là biểu hiện của một bệnh lý, và thường đi kèm với những dấu hiệu khác như:

  • Khóc thét khi đang bú
  • Bụng chướng
  • Đau quặn bụng, ưỡn bụng
  • Rơi vào trạng thái lơ mơ
  • Có hiện tượng co giật
  • Mất nước, khô miệng
  • Bãi nôn có xuất hiện máu hoặc có màu vàng, màu xanh

Có thể bạn quan tâm:

Nôn trớ khi bú có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như tắc ruột, lồng ruột, thiếu canxi,… Do vậy, không nên chủ quan, cần theo dõi biểu hiện, cân nặng của trẻ. Ngoài ra, cần lưu ý thực đơn của trẻ xem có thiếu một số chất nào không để có thể bổ sung kịp thời

Hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh
Hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị trớ sữa

Có thể nói, tình trạng các em bé sơ sinh bị trớ sữa là một hiện tượng thường gặp và có rất nhiều lý do dẫn đến hiện tượng này. Cha mẹ không nên chủ quan mà hãy theo dõi biểu hiện của bé để tìm ra nguyên nhân chính xác.

Do sai lầm về ăn uống và chăm sóc của các bậc phụ huynh

Khi tìm hiểu về hiện tượng trẻ sơ sinh bị trớ sữa, người ta thường chia làm hai nguyên nhân chính, đó có thể là hiện tượng sinh lý bình thường hoặc là tín hiệu thông báo bé đang bị một bệnh lý nào đó.

Trên thực tế, rất nhiều em bé gặp phải tình trạng trớ sữa do cách chăm sóc và chế độ ăn uống chưa hợp lý. 

Khi cho em bé ăn sữa quá nhiều, bú quá no hoặc ép ăn quá mức, hệ tiêu hóa còn yếu nên hoạt động chưa hiệu quả. Lượng sữa không tiêu hóa được khiến bé đầy bụng và xảy ra tình trạng nôn trớ.

Nếu như sau khi bú sữa, trẻ bú không đúng tư thế, bú mình sai cách dẫn đến tình trạng nuốt nhiều khí vào dạ dày cũng khiến cho trẻ bị trớ sữa. Trong trường hợp này, cha mẹ chỉ cần lưu ý tư thế nằm của con sau khi vừa bú sữa là được. 

Ngoài ra, bố mẹ cần lưu ý là trớ sữa còn có thể do bố mẹ đặt bé nằm ngay sau khi ăn no, quấn khăn hay quấn rốn quá chặt. 

Hiện tượng trẻ bị trớ do bệnh lý

Nếu trẻ sơ sinh bị trớ sữa kèm các dấu hiệu khác, bạn nên cho bé đi khám sớm.

Đối với một số trường hợp, trẻ sơ sinh bị trớ sữa là do cơ thể đang có vấn đề, nhiều khả năng trẻ nhỏ đang mắc một bệnh lý nào đó. Các bậc phụ huynh hãy theo dõi sát sao tình trạng này để đưa bé đi khám kịp thời. 

Cụ thể hơn, khi trẻ bị trớ sữa quá nhiều thì nghi ngờ trẻ có thể đã mắc phải 1 số bệnh lý sau: 

  • Bệnh lý đường ruột: tiêu chảy, viêm đường ruột,… 
  • Bệnh lý đường hô hấp.
  • Dị tật bẩm sinh đường tiêu.
  • Các bệnh lý ngoại khoa đường tiêu hóa như xoắn ruột, lồng ruột, tắc ruột. 
  • Rối loạn thần kinh thực vật làm co thắt môn vị.
  • Bệnh lý nhiễm trùng như viêm màng não, tăng áp lực nội sọ 
  • Hội chứng sinh dục thượng thận,… 

Hiện tượng trẻ bị trớ do bệnh lý
Hiện tượng trẻ bị trớ do bệnh lý

Hiện tượng trẻ sơ sinh bị trớ sữa có nguy hiểm không?

Rất nhiều cha mẹ thắc mắc không biết hiện tượng trẻ sơ sinh bị trớ sữa liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé hay không? Như đã phân tích ở trên, nếu như tình trạng này diễn ra không thường xuyên và không có các dấu hiệu đi kèm thì cha mẹ có thể yên tâm. Đó chỉ là hiện tượng sinh lý thông thường ở trẻ nhỏ. 

Tuy nhiên, nếu em bé thường bị trớ sữa, tình trạng trên diễn ra đột ngột kèm theo một số dấu hiệu như: quấy khóc, chướng bụng hoặc co giật thì bạn không nên chủ quan và cần đưa trẻ đi khám, điều trị sớm. Nếu bệnh để lâu mà không được chữa trị, sức khỏe của em bé có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Các bậc phụ huynh không nên chủ quan khi trẻ bị trớ sữa
Các bậc phụ huynh không nên chủ quan khi trẻ bị trớ sữa

Cách xử lý tình trạng bé bị nôn, trớ sữa

Khi thấy em bị bé trớ sữa, chắc hẳn cha mẹ đều cảm thấy lo lắng, sốt ruột, vậy chúng ta nên xử lý tình trạng này như thế nào? Các bước bố mẹ cần thực hiện như sau: 

Bước 1: Ngay khi trẻ nôn trớ phải nghiêng ngay đầu trẻ sang một bên để trẻ không bị sặc chất nôn. Rồi sau đó, người lớn nhanh chóng làm sạch chất nôn trong miệng, họng và mũi trẻ (miệng trước, mũi sau), bằng cách hút hoặc quấn khăn gạc vào ngón tay thấm hết chất nôn trong mồm và họng trẻ.

Bước 2: Khum tay vỗ nhẹ hai bên lưng nhằm trấn an trẻ, đồng thời giúp trẻ ho bật nốt chất nôn còn lại trong họng ra ngoài.

Bước 3: Lau cổ và người trẻ bằng nước ấm, thay những đồ vải có dính chất nôn cho trẻ.

Bước 4: Khi trẻ đã hết cơn nôn, cho trẻ uống nước ấm hoặc ORS ấm từng thìa nhỏ. Cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình từ từ. Giúp trẻ ngủ, không dùng thuốc chống nôn khi chưa có ý kiến của bác sĩ. 

Bước 5: Theo dõi dấu hiệu nôn trớ tiếp theo

Hãy nhớ rằng: tuyệt đối không được cho em bé sử dụng các loại thuốc có tác dụng chống nôn. Nếu bạn không biết cách sử dụng, trẻ có thể bị ảnh hưởng.

Bé nên bú lượng sữa vừa đủ để tránh tình trạng trớ sữa
Bé nên bú lượng sữa vừa đủ để tránh tình trạng trớ sữa

Có thể bạn quan tâm:

Làm thế nào để hạn chế tình trạng bé bị trớ sữa

Không bậc cha mẹ nào muốn con của mình bị trớ sữa thường xuyên vì thế bé luôn trong tình trạng mệt mỏi và không hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng. Để hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh bị trớ sữa, hãy cho trẻ bú từ từ, đủ cữ, không nên ép trẻ ăn quá no. Khi trẻ đã ăn no, cần vỗ ợ hơi, đặt trẻ nằm sau 20 – 30 phút sau bú. Không bế xốc trẻ, đùa với trẻ khi trẻ vừa ăn no.

Mẹ cần massage quanh rốn nhẹ nhàng làm giảm co bóp dạ dày hạn chế nôn trớ. Massage bụng mạnh và sâu theo đường đi của khung đại tràng giúp tăng nhu động ruột, tăng tiết dịch, giúp trẻ bài tiết phân đều đặn hàng ngày, làm giảm chướng bụng và nôn trớ. Bên cạnh đó, mẹ cần biết tư thế bú đúng cách và cách ngậm bắt vú đúng.

Tốt nhất, chúng ta không để cho con vừa nằm, vừa bú sữa, tư thế này rất dễ khiến các bé sặc hoặc trớ sữa. Sau khi con bú, bạn cũng không nên cho chúng nằm ngay lập tức. Chúng ta có thể bế bé đứng khoảng 20 – 30 phút nhé!

Tổng kết

Nhìn chung, cha mẹ hãy theo dõi và đừng chủ quan khi thấy trẻ sơ sinh bị trớ sữa, đặc biệt trong trường hợp con trẻ có những dấu hiệu lạ thì bạn nên đưa bé đi khám sớm. Đó có thể là triệu chứng của một bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa. Với những bí quyết kể trên, cha mẹ có thể áp dụng để hạn chế tình trạng bé bị trớ sữa. Bên cạnh đó cha mẹ có thể theo dõi thông tin các bệnh cần phòng tránh cho con như bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, sốt virus,… tại website chúng tôi nhé. 

Tổng hợp: mebauvabe.net

Đọc nhiều nhất