Cân nặng bé trai như thế nào là đạt chuẩn? Nhiều phụ huynh cảm thấy băn khoăn không biết cân nặng của bé trai nhà mình có đang đạt tiêu chuẩn hay không? Và hàng ngàn những câu hỏi khác về cân nặng của bé. Hãy cùng chúng tôi tìm kiếm những thông tin để giải đáp các thắc mắc đó nhé!
Bảng chiều cao và cân nặng bé trai chuẩn WHO
Trong bảng này sẽ bao gồm 3 thành phần chính là tháng tuổi, chiều cao và cân nặng. Khi đó các bậc phụ huynh sẽ dựa theo lứa tuổi của các bé để tìm hiểu về chiều cao và cân nặng tiêu chuẩn phù hợp nhất. Trong đó cũng có một số các ký hiệu như TB đại diện cho chiều cao và cân nặng trung bình. -2SD và +2SD là kí hiệu khi cân nặng hoặc chiều cao vượt quá mức này sẽ được coi là thừa cân hay béo phì.
Ví dụ như con bạn 2,5 tuổi thì sẽ có mức chiều cao và cân nặng trung bình là 91,9 và 13,3. Và bé nhà mình đã có cân nặng 15kg và cao 95cm vẫn chưa vượt quá số liệu +2SD thế nên bé vẫn đang trong tình trạng phát triển bình thường.
Xác định tình trạng thừa cân hay suy dinh dưỡng ở bé
Để có thể xác định được tình trạng thừa cân hay suy dinh dưỡng ở bé trai sẽ dựa vào mức cân nặng ở cột +2SD, -2SD. Các mẹ có thể dựa vào những chỉ số đó để tìm kiếm những thông tin chính xác dưới đây:
- Nếu cân nặng của bé trai mà nằm dưới mức -2SD nghĩa là trẻ đang gặp tình trạng suy dinh dưỡng.
- Nếu cân nặng của bé trai nằm trên mức +2SD nghĩa là trẻ đang gặp tình trạng béo phì.
Còn với những trẻ từ 5-18 tuổi, có thể dựa vào một công thức nữa để xác định tình trạng cho bé chính là BMI = Cân nặng (kg)/ Chiều cao(m) x chiều cao (m). Nếu như khi đó kết quả mà dưới mức -2SD cũng tương tự như các bé dưới 5 tuổi.
Nguyên tắc khi đo cân nặng bé trai
Một nguyên tắc vô cùng quan trọng khi đo cân nặng bé trai đó chính là chọn được một loại cân phù hợp nhất. Trên thị trường hiện nay đang có rất nhiều loại cân khác nhau có thể phù hợp khi đo cân nặng cho bé như cân điện tử, cân đồng hồ, …. Nhưng các bậc phụ huynh cần phải lựa chọn cân dựa theo những nguyên tắc dưới đây:
- Nên chọn cân có mức chia tối thiểu phải là 0,1kg, như thế mới có thể đưa ra được số cân nặng chính xác nhất của bé.
- Cần phải đặt cân ở những vị trí mặt phẳng và cân bằng để bé có thể dễ dàng lên xuống.
- Chỉnh kim về số 0 hoặc là kiểm tra độ cân bằng để biết được con số chính xác nhất.
- Nên đặt bé nằm ngửa lên bàn và không hoạt động chân tay.
- Lấy con số lẻ của kg.
- Nên cân khi các bé đã đi vệ sinh xong
- Chỉ mặc những bộ quần áo bình thường, không mang thêm các phụ kiện hay bỉm.
- Cân nặng của các bé trai có thể sẽ hơn một chút so với các bé gái
Nên chú ý điều gì sau khi đo cân nặng bé trai?
Sau khi thực hiện động tác đo cân nặng bé trai, các bậc phụ huynh sẽ nắm được thể trạng hiện tại của bé là như thế nào? Nếu như bé trai có số cân nặng thấp hơn -2 SD nghĩa là bé trai đang bị suy dinh dưỡng thấp còi và cần phải chú ý một số điều sau:
- Với những bé trai mà dưới 6 tháng thì nên tập trung vào thành phần sữa của bé. Ở độ tháng tuổi này sữa mẹ vẫn là một nguồn dưỡng chất chủ yếu và quan trọng. Nên bổ sung vitamin D hàng ngày qua việc phơi nắng sớm cho bé.
- Những bé mà trên 6 tháng tuổi vẫn tiếp tục bé mẹ, tắm nắng sớm và bổ sung thêm thức ăn dặm hàng ngày.
- Với những bé trai trên 1 tuổi có thể lập ra list thức ăn hàng ngày đủ dinh dưỡng như rau củ quả tươi, thịt, cá, trứng, sữa… để bổ sung những chất cần thiết cho bé.
Nếu như bé trai nhà bạn có số cân nặng vượt mức +2SD nghĩa là bé đang trong tình trạng thừa cân béo phì. Các bậc phụ huynh nên chú ý như sau:
- Kiểm soát lượng dinh dưỡng hay thức ăn hàng ngày của bé
- Cần cho bé ăn đúng bữa và không được ăn quá nhiều trước khi đi ngủ
- Bổ sung thêm nhiều chất xơ có ích từ rau củ quả
- Hạn chế tối đa cho bé ăn những thức ăn nhiều dầu mỡ
- Nên cho các bé thực hiện các động tác thể dục vừa sức với cơ thể
Những yếu tố quan trọng với cân nặng bé trai
Cân nặng bé trai là sự quan tâm hàng đầu đối với các bậc cha mẹ. Chế độ ăn hàng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cân nặng của bé nhưng cũng sẽ có rất nhiều các yếu tố quan trọng khác nữa mà chúng tôi sẽ chia sẻ dưới đây:
Di truyền
Đây có thể được coi là yếu tố đặc biệt quan trọng bởi vì mỗi bé được sinh ra đều sẽ được thừa hưởng gen di truyền từ bố mẹ hay ông bà. Và theo những nghiên cứu khoa học cho thấy yếu tố di truyền sẽ chiếm đến 23%.
Chế độ ăn
Trong thời hiện đại, trẻ nhỏ có điều kiện về chế độ ăn nhiều, đồ ăn nhanh hay đồ chiên rán sẽ mang đến cảm giác ngon miệng. Thế nên hiện nay rất dễ gặp một em bé có dấu hiệu thừa cân béo phì. Và đa số nguyên nhân xuất phát từ vấn đề chế độ ăn. Vì thế cần phải thường xuyên đo cân nặng bé trai để biết được tình trạng thực tế và có một chế độ ăn phù hợp nhất.
Bé mắc bệnh
Theo một nghiên cứu từ “Tạp chí Hiệp Hội Y Khoa Quốc Gia” năm 2000, những bé mà mắc những bệnh lý mạn tính nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng cực lớn đến cân nặng. Và cụ thể ở đây nếu bé mắc bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm thì cân nặng sẽ thấp hơn những bé cùng trang lứa.
Chế độ chăm sóc ảnh hưởng đến cân nặng bé trai
Chế độ chăm sóc hàng ngày của người thân hay người giúp việc sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cân nặng bé trai. Không những ảnh hưởng đến cân nặng mà còn có thể ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác như là hành vi, cảm xúc của bé. Vì thế mà người tiếp xúc hàng ngày với các bé cần phải là người cân bằng được mọi thứ nhất là trong giai đoạn trẻ bắt đầu biết ý thức được các sự vật xung quanh.
Tình trạng của mẹ khi mang thai
Chính vì thế mà những mẹ bầu cần có một tâm trạng ổn định và chế độ ăn bồi dưỡng hợp lý. Bởi vì chúng sẽ có tác động lớn đến thai trong bụng. Nếu khi mang bầu mà mẹ bị căng thẳng hay sa sút thì sau này trí tuệ và tư duy của bé sẽ bị ảnh hưởng chậm hơn bình thường.
Và một điều khác nữa mà mẹ bầu cần để ý là thực đơn ăn uống hàng ngày. Cân nặng của bé trong bụng cũng sẽ bị ảnh hưởng vào yếu tố này. Nên bổ sung các chất có ích như: Sắt, canxi, axit folic, axit béo, chất xơ,… để tăng sức đề kháng hay để thai nhi có thể phát triển một cách toàn diện từ trong bụng mẹ.
Hoạt động hàng ngày
Trong độ tuổi phát triển của bé, cần có những hoạt động hàng ngày phù hợp với tình trạng sức khỏe. Nếu được vận động phù hợp các khớp xương của bé sẽ trở nên dẻo dai hơn. Khi đó cân nặng của các bé sẽ được cân bằng và chiều cao được đảm bảo.
Nếu như các bé trai mà không muốn vận động sẽ bị tích trữ mỡ thừa và lâu dần sẽ bị thừa cân. Nếu như lâu dài rất dễ ảnh hưởng đến các bộ phận trong cơ thể như là bệnh máu nhiễm mỡ. tim mạch hay nghiêm trọng hơn nữa là bệnh tiểu đường.
Có thể bạn quan tâm:
- Thuốc sắt cho bà bầu – Hướng dẫn bổ sung sắt suốt thai kỳ
- Tiêu chảy – Nguyên nhân,triệu chứng và cách chữa trị
Kết luận
Qua những chia sẻ của chúng tôi ở trên chắc các mẹ cũng đã nắm được cân nặng bé trai tiêu chuẩn từ WHO. Cần phải thường xuyên để ý đến cân nặng của bé để đưa ra những giải pháp hay chế độ ăn phù hợp để bé có thể khỏe mạnh vui chơi và khám phá thế giới.