Bệnh tay chân miệng khiến nhiều bậc phụ huynh hoang mang bởi nó tập trung vào trẻ nhỏ và có khả năng truyền nhiễm đáng sợ. Tốc độ lây lan của bệnh siêu nhanh chóng, có thể trở thành ổ dịch bất cứ thời điểm nào. Biến chứng của bệnh rất lớn nên phụ huynh cần phải hiểu rõ về bệnh để tìm ra phương pháp điều trị cũng như cách đề phòng tối ưu nhất.
Bệnh chân tay miệng là bệnh như thế nào?
Bệnh tay chân miệng có gốc rễ mầm bệnh là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (Ev71). Biểu hiện của bệnh khiến cho da bị tổn thương, niêm mạc xuất hiện tình trạng giống như phỏng nước ở tay, chân, mông, đầu gối.
Những bạn nhỏ dưới 5 tuổi là đối tượng thường hay bị bệnh chân tay miệng tấn công. Bệnh có thể lây từ đối tượng này sang đối tượng khác qua nước bọt, phân và dịch từ phỏng nước. Thế nên, nếu trẻ có bệnh mà tham gia vào các hoạt động tập thể rất có thể sẽ lây lan mầm bệnh sang người khác, có nguy cơ tạo thành ổ dịch.
Dịch bệnh có thể đến bất kỳ vào thời điểm nào, khó dự đoán được trước. Tuy nhiên, theo số liệu cũ, đỉnh điểm nhất thường vào tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12. Các bậc phụ huynh nên chủ động để phòng bệnh cho bé, bảo vệ sức khỏe và tìm cách nâng cao đề kháng cho trẻ càng sớm càng tốt.
Bệnh tay chân miệng gây ra biến chứng nguy hại nào?
Mặc dù số lượng các ca tử vong vì bệnh lý tay chân miệng này không quá lớn nhưng cũng là mối đe dọa cho trẻ. Khi không may mắc bệnh, trẻ có thể phải đối mặt với sự đe dọa của những biến chứng sau:
- Biến chứng về não bộ: Có thể bé sẽ có biến chứng dẫn đến viêm màng não, viêm não, viêm thân não hay là chứng viêm não tủy. Dấu hiệu cho thấy trẻ đi lại loạng choạng, hay giật mình, bứt rứt, ngủ gà, hôn mê, co giật, yếu liệt chi,…
- Biến chứng liên quan đến hô hấp và tim mạch: Bệnh khiến cho trẻ bị viêm cơ tim, tăng huyết áp, phù phổi cấp, trụy tim, suy mạnh. Những biến chứng đó hoàn toàn có thể khiến bệnh nhân tử vong.
Bệnh chân tay miệng lây truyền theo cách nào?
Như vừa nói ở trên, chứng bệnh này lâu truyền rất nhanh. Chúng ta phải nắm rõ được các con đường truyền nhiễm để đề phòng cho hiệu quả nhất.
- Đường tiêu hóa là con đường lây nhiễm phổ biến nhất, chủ yếu qua nước bọt hoặc phân của bệnh nhân.
- Trẻ bị bệnh tiếp xúc với trẻ khác, làm dịch nước từ vết phỏng rộp dính sang bạn khác.
- Trẻ có thể bị tác nhân gây bệnh tay chân miệng tấn công nếu không may nuốt hoặc hít phần dịch nước bọt mà người bệnh tiết ra. Ví dụ có thể lây nhiễm khi người bệnh ho, nói chuyện, hắt hơi ở khoảng cách gần với bé.
- Tiếp xúc với phỏng nước hay phân của người bị bệnh.
- Lây qua bàn tay của người trực tiếp chăm sóc như bố mẹ hoặc y tá, bác sĩ.
- Trẻ có thể bị lây nếu không phân tách rạch ròi các đồ vệ sinh cá nhân với người bệnh. Bố mẹ cần chuẩn bị bàn chải đánh răng, khăn mặt riêng cho bé.
Bệnh chân tay miệng có triệu chứng gì?
Chúng ta có thể nhận diện bệnh tay chân miệng khi mà có các triệu chứng ở trẻ. Khi bạn nghi ngờ bé bị bệnh hãy để ý xem bé có các dấu hiệu như sau hay không?
- Thời gian ủ bệnh từ 3 trở lên, thậm chí có thể kéo dài đến tối đa 1 tuần.
- Giai đoạn bệnh khởi phát có thể là 1 đến 2 ngày. Lúc bé khởi phát bệnh sẽ có dấu hiệu mệt mỏi, biếng ăn, đau đầu, tiêu chảy hoặc sốt nhẹ.
- Giai đoạn toàn phát thì thời gian từ 3 đến 1o ngày, lúc này biểu hiện của bệnh bao gồm: Loét miệng, phát bạn ở dưới dạng phỏng nước, bé bị nôn, sốt nhẹ hoặc sốt cao,có thể dẫn tới biến chứng về tim mạch hoặc não.
- Giai đoạn lui bệnh từ 3 đến 5 ngày và các dấu hiệu ở những giai đoạn trên thuyên giảm rõ rệt.
Quy trình chẩn đoán tay chân miệng ở bé
Những thông tin về biểu hiện chỉ giúp ba mẹ chẩn đoán được phần nào tình trạng bệnh. Để kiểm tra chắc chắn xem bé có bị tay chân miệng hay không thì cần đến cơ sở y tế. Bác sĩ sẽ giúp chẩn đoán bệnh cho bé bằng các phương pháp chuyên môn.
Trước tiên, bác sĩ sẽ quan sát tình trạng thực tế của trẻ xem có dấu hiệu của bệnh chân tay miệng hay không. Nếu như bé có các dấu hiệu như trên thì bác sĩ sẽ hướng dẫn phụ huynh đưa con đi làm một số xét nghiệm nếu thấy cần thiết.
Ngay sau khi có kết quả chẩn đoán, nếu bé thực sự mắc bệnh bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng điều trị. Thêm vào đó, bác sĩ cũng không quên hướng dẫn các mẹ cách chăm sóc và phòng nguy cơ lây lan cho trẻ khác.
Bệnh tay chân miệng được điều trị theo phương pháp nào?
Nếu bé thực sự đã bị tay chân miệng, bố mẹ nên giữ bình tĩnh và nhanh chóng cho bé cách ly khỏi những bạn nhỏ khác để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm. Khi được cách ly đúng tiêu chuẩn y tế và kết hợp thêm những biện pháp điều trị an toàn, con sẽ nhanh chóng vượt qua giai đoạn này.
- Người lớn theo dõi để kiểm soát, nắm bắt được tình hình diễn tiến của bệnh và ngăn chặn biến chứng kịp thời.
- Mẹ nên xây dựng một thực đơn đảm bảo các tiêu chí đủ chất, lành mạnh và ưu tiên những thực phẩm sạch, có hàm lượng dinh dưỡng đa dạng và dồi dào. Đặc biệt, thực đơn cần chú trọng đến các loại đồ uống cung cấp nhiều nước và vitamin cần thiết.
- Tạo thói quen vệ sinh răng miệng cho bé, ít nhất 2 lần đánh răng hoặc súc miệng mỗi ngày.
- Bảo vệ bé ở môi trường vệ sinh tốt, tránh xa khói bụi độc hại và cho con nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc.
- Theo dõi nhiệt độ cơ thể bé và cho con dùng thuốc hạ sốt ngay khi nhiệt độ vượt quá 38.5 độ.
- Bù nước ở giai đoạn này cũng rất cần thiết.
- Bé có thể sẽ được bác sĩ chỉ định thuốc bôi để làm chậm diễn tiến của bệnh và hạn chế viêm nhiễm.
- Tăng cường sử dụng thực phẩm bổ sung vitamin C cho bé để nâng cao chức năng hệ miễn dịch, đảm bảo đề kháng khỏe mạnh hơn.
Giải pháp phòng bệnh tay chân miệng
Mối lo ngại với bệnh tay chân miệng là lý do mà chúng ta cần phải phòng bệnh thật sớm. Các phương pháp phòng bệnh rất đơn giản và ai cũng có thể tự thực hiện để bảo vệ bé yêu nhà mình.
Phòng tay chân miệng bằng cách vệ sinh môi trường sống
Muốn phòng bệnh thì trước hết phải vệ sinh môi trường sống của mình thật sạch sẽ. Tuyệt đối không để rác thải hay nước tù đọng, các chất ô nhiễm tồn tại trong nhà. Chúng ta thường xuyên lau dọn nhà cửa, khử trùng cho nhà vệ sinh,…. Tất cả những công việc đó đều rất đơn giản mà lại tốt cho sức khỏe cả gia đình.
Phòng bệnh chân tay miệng bằng cách nâng cao đề kháng
Chúng ta sẽ phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ bằng cách bổ sung dưỡng chất để nâng cao đề kháng. Vitamin C là yếu tố quan trọng, có tác dụng vào quá trình tạo lớp bảo vệ cho cơ thể trước môi trường đầy ô nhiễm, vi khuẩn, mầm bệnh.
Có thể bạn quan tâm:
- DHA cho bé và những điều cần biết trong quá trình sử dụng
- Đau mắt đỏ là do nguyên do gì? Cách ngăn ngừa căn bệnh này
Rèn luyện thể chất để phòng bệnh tay chân miệng
Hãy cho các bé tập luyện thể dụng thể thao mỗi ngày. Đây là cách để các bé cải thiện sức bền, tăng cường sức khỏe thể chất. Tập luyện thường xuyên còn duy trì tốt độ dẻo dai của xương khớp. Khi đó, cơ thể bé cũng có khả năng chống lại mầm bệnh một cách hiệu quả hơn.
Tránh xa mầm bệnh tay chân miệng
Nếu bạn biết người nào đó mắc bệnh tay chân miệng thì hãy giúp các bé nhà mình tránh xa nguồn bệnh. Đây là chứng bệnh có khả năng lây lan khi tiếp xúc. Vì thế chỉ cần các bạn để trẻ tránh xa mầm bệnh là rất an toàn cho trẻ.
Lời kết
Những thông tin về bệnh tay chân miệng sẽ giúp chúng ta biết cách bảo vệ bé yêu nhà mình. Căn bệnh này có thể để lại biến chứng nguy hiểm, chúng ta phải có phương án điều trị kịp thời ngay khi phát hiện.