Bà bầu ăn nhãn được không? Có rất nhiều quan niệm cho rằng, phụ nữ mang thai không được ăn nhãn do nhãn rất nóng và có thể gây sảy thai, sinh non. Nhãn là loại quả căng mọng, ngọt lịm và có rất nhiều thành phần bổ dưỡng nên được nhiều người yêu thích. Mặc dù vậy, một số người lại cảnh báo rằng, người có thai không nên ăn nhãn vì có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé. Vậy liệu bà bầu ăn nhãn có ảnh hưởng gì không? Bà bầu mấy tháng được ăn nhãn?
Bà bầu ăn nhãn được không?
Nhãn là quả có vị ngọt, tính ôn nhiệt, có công dụng bổ ích tâm tỳ, dưỡng cơ dưỡng khí, dưỡng huyết an thần. Nhãn còn có thể nhuận ngũ tạng, sinh tân dịch, cung cấp nhiều chất bổ.
Có thể bạn quan tâm:
- Bà bầu ăn cherry có tác dụng gì? tác dụng đối với thai nhi
- 3 cách nấu cháo cá chép cho bà bầu bồi bổ an thai không tanh
- Bà bầu kiêng gì trong lúc mang thai để mẹ và bé khỏe mạnh?
Theo khoa học hiện đại, nhãn có chứa thành phần đường fructose và rất dễ tiêu hóa. Do vậy, đối với những trường hợp bà bầu không bị tiểu đường thai kỳ và đảm bảo được đường huyết ổn định thì vẫn có thể ăn nhãn bình thường. Tuy nhiên, cần phải ăn nhãn đúng cách để tránh những vấn đề về sức khỏe.
Bầu mấy tháng được ăn nhãn?
Trong thành phần của quả nhãn có chứa nước, tro, chất béo, vitamin A, vitamin B, saccarose, hợp chất nitrogen tan trong nước,… Đặc biệt là nhãn còn có chứa lượng vitamin C dồi dào giúp tăng sức đề kháng cho bà bầu.
Từ những chất dinh dưỡng này, bà bầu có thể ăn nhãn từ khi mang thai 3 tháng đầu bình thường. Tuy nhiên, bà bầu chỉ nên ăn lượng vừa phải, khoảng 200-300g mỗi ngày và không nên ăn liên tục. Bởi vì nhãn có chứa lượng đường tương đối cao, có đặc tính nóng, ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe bà bầu. Thậm chí, ăn nhiều nhãn có thể gây sảy thai ở giai đoạn đầu và sinh non ở giai đoạn cuối thai kỳ.
Với những mẹ bầu bị cao huyết áp, tiểu đường thai kỳ nên hạn chế ăn nhãn hoặc hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng ăn, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Lợi ích khi bà bầu ăn nhãn
Quả nhãn là nguồn cung cấp vitamin dồi dào trong thai kỳ
Đây là những lợi ích đầu tiên của quả nhãn đối với thai kỳ. Trong thời kỳ mang thai, nên bổ sung nhiều vitamin từ các nguồn tự nhiên để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của người mẹ. Một trong những nguồn cung cấp vitamin dồi dào là quả nhãn.
Theo các nhà khoa học, quả nhãn có chứa lượng vitamin C cao, có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch của phụ nữ mang thai. Hệ thống miễn dịch tốt sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh khác nhau khi mang thai.
Quả nhãn có thể dùng để tẩy giun tự nhiên
Một lợi ích tuyệt vời khác của quả nhãn đối với thai kỳ, đó là có thể chữa được bệnh nhiễm giun kim (hay còn được gọi là bệnh giun đũa, bệnh giun sán, và bệnh giun đường ruột). Đó là do trong thành phần hóa học quả nhãn có chứa axit tartic. Nhiều chuyên gia cũng khuyến nghị nên sử dụng các loại thuốc thảo dược để điều trị nhiễm giun kim trong thời kỳ mang thai.
Nếu như các loại thuốc tẩy giun của Tây y có thể có tác dụng phụ đối với em bé. Như vậy, quả nhãn dễ dàng là bài thuốc chữa nhiễm giun kim cho bà bầu an toàn nhất.
Quả nhãn có thể dùng để chữa bí tiểu, tắc đường tiết niệu khi mang thai
Vì bụng ngày càng lớn nên bà bầu không chỉ gặp khó khăn trong việc đi tiểu mà còn khó đi tiểu. Tình trạng này còn được gọi là bí tiểu. Bí tiểu có thể gây khó chịu, thậm chí đau đớn cho thai phụ.
Có rất nhiều loại thuốc thảo dược cho căn bệnh này, một trong số đó là quả nhãn. Dựa trên các nghiên cứu khác nhau, quả nhãn có thể giúp điều trị bí tiểu và các triệu chứng của nó, tắc nghẽn đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai.
Quả nhãn rất tốt cho tiêu hóa khi mang thai
Trong thời kỳ đầu của thai kỳ, bà bầu thỉnh thoảng có thể bị nôn, ốm nghén. Các triệu chứng khác có thể xảy ra trong thai kỳ là tiêu chảy, khó đi tiêu (táo bón), hoặc thậm chí đầy hơi. Quả nhãn,với giá trị dinh dưỡng cao và thành phần chất xơ, có thể giúp điều trị các triệu chứng này khi mang thai. Protein thực vật và chất béo trong quả nhãn có thể giúp kích thích quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
Quả nhãn có thể dùng để kích thích sự thèm ăn của bà bầu
Khi mang thai, người mẹ có thể cảm thấy giảm cảm giác thèm ăn. Vì thế, ăn nhãn trong thời kỳ mang thai sẽ giúp bổ sung năng lượng và kích thích sự thèm ăn, nhờ vào hàm lượng glucose và sucrose. Hơn nữa, ăn quả nhãn có thể giúp chữa chứng khó ngủ (mất ngủ) và giảm lo lắng khi mang thai.
Quả nhãn là nguồn cung cấp canxi tuyệt vời cho mẹ và con
Trong một nghiên cứu cho thấy quả nhãn có thể làm giảm nguy cơ loãng xương ở phụ nữ trưởng thành. Điều này là do trong quả nhãn có chứa một số khoáng chất cần thiết như canxi, kali, sắt. Những khoáng chất này sẽ giúp duy trì sức khỏe xương cho mẹ và hình thành cấu trúc xương cho em bé.
Bà bầu ăn nhãn nhục được không?
Nhãn nhục có nhiều công dụng hữu ích
Nhãn nhục hay còn được gọi là long nhãn, là một loại thực phẩm được làm ra từ cùi của trái nhãn, được tạo thành từ quá trình sơ chế và sấy khô cùi nhãn. Sau khi được sấy khô, nhãn nhục được sử dụng làm thuốc, nấu chè hoặc ăn trực tiếp.
Ngoài ra, còn kết hợp ngâm nhãn nhục cùng các vị thuốc khác với rượu để chống mất ngủ, bồi bổ cơ thể, suy nhược thần kinh…
Đông y cho rằng, long nhãn có vị ngọt tính ôn, có công dụng bổ dưỡng tâm tỳ, dưỡng huyết an thần. Có rất nhiều bài thuốc từ nhãn nhục đã được giới thiệu sử dụng như những người tâm huyết không đủ, hay hồi hộp, tim đập nhanh, mất ngủ, hay quên…có thể lấy khoảng 15g long nhãn và cho nước đun lên ăn trước khi đi ngủ.
Khi bị thiếu máu, suy nhược thần kinh có thể lấy long nhãn, hạt sen, quả khiếm thực theo lượng chỉ định đổ nước vào đun nhừ rồi ăn.
Giúp bà bầu thoải mái bớt căng thẳng
Đối với phụ nữ mang thai, do tâm lý không ổn định và hay bị căng thẳng, stress, nhãn nhục được xem là vị cứu tinh giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái và bớt căng thẳng hơn. Ngoài ra, do quá trình mang thai mẹ bầu có thể bị thiếu máu, bổ sung nhãn nhục sẽ giúp mẹ bầu cung cấp cho cơ thể lượng sắt dồi dào, giúp quá trình hoạt động của tế bào máu hiệu quả hơn, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu ở mẹ bầu.
Nhãn nhục cũng giúp mẹ bầu hạn chế tăng cân do ăn nhãn nhục giúp mẹ có cảm giác no lâu, giảm cảm giác thèm ăn. Qua đó, mẹ kiểm soát cân nặng hiệu quả. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên nên ăn một lượng vừa phải và hạn chế sử dụng ở 3 tháng đầu và cuối thai kỳ.
Có thể bạn quan tâm:
- Trẻ bị Covid – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chăm sóc
- Dấu hiệu rụng trứng của cơ thể được biểu hiện như thế nào
Tuy nhiên, cũng như nhãn tươi, bà bầu không nên ăn nhiều vì có thể gây nên tình trạng dọa sảy thai, co bóp tử cung, chỉ nên ăn ít và hạn chế ăn vào giai đoạn đầu và cuối thai kỳ. Ngoài ra, mẹ bầu huyết áp không ổn định, lượng đường trong máu cao cũng không nên ăn nhãn nhục. Khi mang bầu cần bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu để cả mẹ và bé cùng phát triển nhé.
Tổng hợp: mebauvabe.net