Thai nhi tăng cân quá nhanh không hề tốt. Bên cạnh việc tăng nguy cơ phải sinh mổ, thai nhi quá cân còn tiềm ẩn nhiều bệnh lý như đái tháo đường, gây biến chứng cho mẹ và bé trong quá trình sinh và sau sinh. Vậy mẹ cần chú ý những gì khi phát hiện trường hợp thai nhi bị thừa cân.
Khi nào được coi là trường hợp thai nhi bị thừa cân?
Mẹ bầu có thể tham khảo cân nặng của thai nhi theo từng tháng:
- Từ tháng thứ 1-3 của thai kỳ: Thông thường nặng khoảng 14g
- Từ tháng thứ 4-7 của thai kỳ: Nặng khoảng 900-1300g
- Từ tháng thứ 8- hết thai kỳ: Nặng khoảng 2900-3400g
Có thể bạn quan tâm:
- Trường hợp thai nhi bị thiếu cân: Nguyên nhân và cách phòng tránh
- Cách nấu cháo cá hồi cho bé ăn dặm ngon và nhanh nhất
- Cách nấu cháo cá hồi rau ngót ngon, bổ dưỡng, giàu dưỡng chất cho bé
Khi cân nặng bé gái, bé trai vừa sinh ra từ 4kg được coi là trẻ lớn. Cân nặng thai nhi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Yếu tố di truyền, chủng tộc và độ tuổi mang thai: Là yếu tố hàng đầu đã được quy định từ trước, quyết định đến gần 1/3 cân nặng của thai nhi. Thông thường độ tuổi sinh dưới 18 và trên 40 tuổi thì cân nặng thai nhi nhỏ hơn so lứa tuổi sinh sản.
- Lần mang thai thứ mấy và khoảng cách hai lần sinh: Con so thường bé hơn con lần sau. Liên quan việc khoảng cách con sau sinh quá sát lần trước cơ thể mẹ chưa kịp hồi phục thì thai nhi nhẹ cân hơn.
- Sức khỏe và thể trạng của người mẹ: Thể trạng mẹ thấp, sức đề kháng kém thì bé cũng khó phát triển tốt. Nếu mẹ mắc các bệnh lý nội tiết như đái tháo đường hoặc béo phì thì cân nặng thai nhi lớn hơn bình thường.
- Giới tính và bản thân thai nhi mắc bệnh lý: Thường bé trai cân sẽ nặng hơn bé gái.
- Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu: Nếu được đảm bảo chăm sóc chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, vi lượng và đa lượng hợp lý thai nhi sẽ phát triển cân nặng chuẩn hơn. Ngoài ra còn phụ thuộc khả năng hấp thu của thai phụ qua chế độ ăn uống thì mới có dinh dưỡng tốt cho con hấp thu được. Nhiều mẹ bầu khi mang thai thường cố gắng tập trung bồi bổ dẫn đến thai nhi có cân nặng vượt quá tiêu chuẩn và đây cũng không phải dấu hiệu tốt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Nguy cơ gặp phải nếu thai nhi quá cân
Những trẻ có cân nặng vượt quá tiêu chuẩn có thể nguy hiểm chính sức khỏe bé và mẹ trong quá trình thai nghén. Chính bản thân các bé có thể gặp nguy cơ hạ đường huyết do bé không đủ lượng đường trong máu mà khi đó insulin vẫn tồn tại trong cơ thể.
Bé có thể chậm phản xạ khóc, khóc yếu, dễ ngừng thở từng cơn, không chuyển động và các cơn ngất lịm sau khi bé ra đời. Trường hợp chuyển dạ kéo dài mà nồng độ đường huyết quá thấp có thể dẫn đến những tổn thương não và để lại di chứng trí nhớ, giảm trí tuệ trẻ về sau.
Ngoài ra, bé quá nặng cân sẽ gây nguy cơ cho mẹ khó đẻ đường dưới. Bên cạnh đó, những nguy cơ chảy máu, đờ tử cung, tổn thương tầng sinh môn cũng gia tăng nếu khung chậu của thai phụ chưa thể giãn nở đủ phù hợp kích thước thai nhi
Cần theo dõi sát quá trình phát triển của trẻ về: Bệnh lý phổi sau sinh, nguy cơ suy hô hấp, nguy cơ béo phì, rối loạn chuyển hóa sau sinh.
Những lưu ý đối với mẹ bầu có thai nhi quá cân
Thai nhi phát triển quá nhanh có thể tiềm ẩn nguy cơ sảy thai, sinh non. Ngay khi mẹ phát hiện ra hiện tượng này, việc đầu tiên là phải điều chỉnh chế độ ăn uống:
- Điều chỉnh chế độ ăn: Mẹ nên lựa chọn những thực phẩm có hàm lượng calo thấp như trái cây tươi và rau. Ăn nhiều những thực phẩm này vừa đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng vừa không để thai nhi phát triển quá nhanh. Hạn chế ăn nhiều đường và tinh bột, lựa chọn những thực phẩm có hàm lượng calo thấp
- Chia bữa ăn thành các bữa nhỏ: Chia nhỏ bữa ăn trong ngày giúp hệ tiêu hóa làm việc tối đa và hấp thụ mọi chất dinh dưỡng, ngăn ngừa được việc hấp thụ các chất dư thừa. Do đó thai nhi cũng không bị tăng cân quá nhiều.
- Tập thể dục thường xuyên: Duy trì tập thể dục trong thời gian mang thai không những giúp cải thiện tâm trạng mà còn đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, calo và lượng mỡ được chuyển thành năng lượng nhanh và hoàn hảo hơn. Nhờ vậy mẹ cũng không bị tăng cân nhanh và con yêu trong bụng cũng phát triển đều đều.
- Kiểm soát cân nặng: Cân nặng của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi trong bụng. Mẹ tăng cân quá nhiều cần chú ý hơn trong chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt và tập luyện. Tránh tình trạng thai nhi cũng phát triển quá nhanh, ảnh hưởng đến quá trình chào đời sau này.
Trước sinh cần khám thai định kỳ, theo dõi sát sức khỏe mẹ và bé. Theo dõi đường huyết, huyết áp, đo tim thai, các dấu hiệu như phù, tăng huyết áp, xét nghiệm nước tiểu. Cần tới bệnh viện ngay khi nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, tăng cân hơn 01kg/1 tuần.
Có thể bạn quan tâm:
- Bánh ăn dặm cho bé – Từ A đến Z lợi ích và cách lựa chọn
- Bột ăn dặm cho bé – Nên hay không nên sử dụng sản phẩm?
Kiểm tra lại đường huyết khi đói và 2 giờ sau ăn để thăm dò bệnh đái tháo đường thai kỳ. Bạn nên khám thai và dựa vào kết quả xét nghiệm bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể bạn nhé. Điều quan trọng là bạn cần theo dõi cử động thai trong ngày.
Tổng hợp: mebauvabe.net