Bé yêu khỏe mạnh và phát triển về cân nặng, đặc biệt trẻ ở giai đoạn sơ sinh là điều mà bất cứ người mẹ nào cũng mong muốn. Tuy nhiên, làm thế nào để biết con mình phát triển đúng cách so với bạn bè cùng trang lứa? Các mẹ hãy theo dõi bảng cân nặng chuẩn cho bé từ 0 12 tháng để hiểu rõ thêm nhé!
1. Bảng cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh
Hình 1: Bảng cân nặng chuẩn cho bé từ 0 12 tháng(Nam).
Có thể bạn quan tâm:
- Bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi chuẩn dành cho cha mẹ
- Kinh nghiệm lựa chọn sữa cho bé suy dinh dưỡng, thấp còi
- Suy dinh dưỡng là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục
Trẻ sơ sinh ở mỗi giai đoạn sẽ có mỗi mức cân nặng khác nhau. Thông qua đó có thể cho mẹ thấy rõ sự phát triển của bé nhanh hay chậm hơn bình thường. Các mẹ hãy quan sát bảng cân nặng của trẻ theo từng tháng dưới đây để chọn ra cách chăm sóc bé phù hợp:
Bảng cân nặng chuẩn cho bé từ 0-12 tháng cho mẹ biết điều gì?
Hình 2: Bảng cân nặng chuẩn cho bé từ 0 12 tháng(Nữ).
Qua bảng cân nặng chuẩn của trẻ dưới 1 tuổi qua từng tháng trên, các mẹ cũng có thể nhận thấy phát triển cân nặng của các bé trai nhỉnh hơn một chút so với bé gái. Nhìn chung, mỗi trẻ sẽ có hướng phát triển khác nhau.
Do đó, mẹ không cần phải ép bé theo khuôn mẫu cân nặng nhất định. Hãy để bé phát triển cân nặng từng tháng tự nhiên nhất có thể, để bé có thể có một cơ thể khỏe mạnh theo thể trạng của bé.
Bảng cân nặng chuẩn cho bé từ 0-12 tháng cũng cho mẹ biết thêm về số cân như thế nào là thiếu và dư. Thông qua đó mẹ có thể biết được tình trạng sức khỏe của bé. Biết được bé đang bị dư cân hay suy dinh dưỡng để điều chỉnh lượng thức ăn thích hợp cho bé.
2. Yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng bé sơ sinh
Các mẹ cũng nên tìm hiểu thêm những yếu tố làm ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ sơ sinh. Từ đó, áp dụng bảng cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh để quan sát và lựa chọn ra cách giải quyết phù hợp. Dưới đây sẽ là một số yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề cân nặng của trẻ sơ sinh.
2.1. Dinh dưỡng và môi trường sống
Các yếu tố dinh dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển cân nặng của bé từ 0 đến 12 tháng tuổi. Điều chỉnh lượng dinh dưỡng phù hợp thông qua sữa, bột ăn dặm,… là điều rất cần thiết đối với trẻ sơ sinh.
Dinh dưỡng không đủ để hấp thụ hoặc ngược lại, bé không thể hấp thụ có thể gây ra các loại bệnh. Một trong số những loại bệnh đó phổ biến nhất là gây còi xương, chậm phát triển, bệnh về tiêu hóa, đường ruột không tốt cho bé. Do đó, mẹ nên cân nhắc vấn đề dinh dưỡng thường xuyên trong mỗi thời kỳ bé phát triển thông qua tiêu chuẩn cân nặng của trẻ sơ sinh theo từng tháng.
Môi trường sống cũng ảnh hưởng không hề nhỏ đến cân nặng của bé. Nếu sống trong môi trường ngột ngạt, ô nhiễm có thể gây hại cho sức khỏe của bé. Dẫn đến sự phát triển cũng như cân nặng sẽ giảm.
2.2. Gen di truyền
Theo các nghiên cứu khoa học cho thấy, gen di truyền chiếm 23% yếu tố quyết định cân nặng kèm theo sự phát triển chung. Bé sẽ thừa hưởng các yếu tố đó từ ba mẹ. Do đó, việc khắc phục bằng cách bổ sung các chất dinh dưỡng như vitamin, protein,…. Cải thiện sức khỏe cho bé từ khi mới sinh đến giai đoạn phát triển rất cần thiết cho bé.
2.3. Sức khỏe của mẹ khi mang thai
Hình 3: Nên quan tâm đến sức khỏe của người mẹ.
Có thể bạn quan tâm:
- Nhịp tim trẻ em bình thường là bao nhiêu? Điều cần biết
- Rạn da khi mang thai – Nỗi “ám ảnh” của phụ nữ trong thai kỳ
Sức khỏe của mẹ không tốt khi mang thai có thể ảnh hưởng đến em bé sau đi ra đời. Điều này dẫn đến các vấn đề cân nặng của bé sẽ chậm hơn so với thông thường. Nguyên nhân do mẹ không hấp thụ đủ các chất dinh dưỡng từ khi bé còn trong bụng.
Vì vậy, khi mang thai, các mẹ nên có tinh thần thoải mái, dễ chịu và giữ gìn sức khỏe của mình. Kèm theo đó là bổ sung những thực phẩm tốt cho mẹ và em bé, để bé sau khi ra đời có một thể trạng vượt trội.
Ngoài ra, khuyến khích mẹ nên cho bé bú sữa mẹ trong một năm tuổi đầu đời. Điều này giúp hỗ trợ quá trình tăng cân tối đa cho trẻ sơ sinh. Giúp trẻ dễ dàng hấp thụ được sự tinh túy quý giá từ giọt sữa của mẹ. Đặc biệt là những trẻ khó hấp thụ sữa công thức bên ngoài
2.4. Các loại bệnh lý khác
Các loại bệnh này có thể là do bẩm sinh từ trong cơ thể của bé hoặc do các nhân tố vi khuẩn bên ngoài tác động. Làm cho bé dễ mắc các bệnh nguy hiểm, từ đó làm gián đoạn khả năng phát triển cân nặng của trẻ sơ sinh. Khiến cơ thể bé suy nhược dẫn đến các tình trạng cân nặng không tăng hoặc tăng không đều.
Do đó, mẹ hãy tạo cho bé một môi trường sống sạch sẽ, đầy đủ các chất dinh dưỡng. Đưa bé đi tiêm chủng đều đặn và khám bác sĩ thường xuyên. Những lời khuyên của bác sĩ sẽ giúp bé có một sức khỏe tốt hơn. Nâng cao sức đề kháng để bé có khả năng phát triển tối đa về mặt thể chất lẫn tinh thần.
Vừa rồi là những chia sẻ về bảng cân nặng chuẩn cho bé từ 0 12 tháng của bé trai và bé gái. Các chỉ số cân nặng tiêu chuẩn của trẻ sơ sinh theo tháng này sẽ giúp mẹ theo dõi được tình trạng phát triển sức khỏe của con, từ đó phát hiện ra những bệnh lý sớm và điều trị.
Tổng hợp: mebauvabe.net