Trang chủ Sổ tay của mẹ Thiếu chất đạm trầm trọng trẻ em sẽ bị gì đối với...

Thiếu chất đạm trầm trọng trẻ em sẽ bị gì đối với cơ thể?

Thiếu đạm có thể khiến cho trẻ nhỏ dễ bị suy dinh dưỡng, nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều đạm cũng có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng sức khỏe của trẻ. Do đó, các bậc phụ huynh nên tìm hiểu về nhu cầu chất đạm ở trẻ nhỏ theo độ tuổi để xây dựng chế độ ăn phù hợp nhất cho con mình. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ xem, thiếu chất đạm trầm trọng trẻ em sẽ bị gì trong nội dung dưới đây.

1. Chất đạm là gì?

Chất đạm còn được gọi là protein, đây là những chất căn bản để duy trì được sự sống của mọi tế bào trong cơ thể của chúng ta. Hơn nữa, đạm còn là những thành phần thuộc các mô cấu tạo, có vai trò bảo vệ cơ thể con người và các tế bào mềm ở nhiều cơ quan.

Có thể bạn quan tâm:

1. Chất đạm là gì?
Hình 1: Thông tin về chất đạm.

Đối với mỗi giai đoạn và độ tuổi khác nhau thì nhu cầu chất đạm đối với cơ thể con người cũng khác nhau, do đó mẹ nên thiết lập những kế hoạch bổ sung chất đạm khác nhau cho trẻ trong từng giai đoạn tương ứng. Chính vì thế, thiếu chất đạm trầm trọng trẻ em sẽ bị gì là điều mà các bật phụ huynh rất quan tâm.

2. Vai trò của chất đạm là gì?

Bổ sung chất đạm đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là những bé đang trong thời kỳ ăn dặm. Chất đạm sẽ có nhiệm vụ duy trì được cân nặng, và phát triển thể chất cũng như não bộ của trẻ nhỏ.

Nếu như cơ thể của trẻ bị thiếu hụt các chất đạm thì hệ miễn dịch sẽ nhanh chóng bị suy yếu, gây ra các hậu quả nghiêm trọng như: thiếu sức đề kháng, thường xuyên bị bệnh, và gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển toàn diện của não bộ ở trẻ.

Mỗi amino acid của những chất đạm sẽ mang theo những nhiệm vụ riêng biệt trong cơ thể con người, vì vậy không thể sử dụng chất này để thay thế cho chất kia. Do đó, khẩu phần ăn của trẻ cần phải đa dạng và có sự cân bằng về những thực phẩm khác nhau, giúp trẻ hấp thu tốt nhất.

2. Vai trò của chất đạm là gì?
Hình 2: Tác động của chất đạm đến cơ thể.

Nhìn chung, những amino acid từ các chất đạm sẽ chứa đựng các chức năng cơ bản sau đây:

Cấu tạo lại những mô tế bào mới: bằng cách tu bổ lại những mô tế bào đang bị hư hại.

Đây là thành phần quan trọng để cấu tạo lại những huyết cầu tố, diều tố và kích thích tố.

Cung cấp các năng lượng cần thiết cho sinh hoạt của cơ thể.

Ngoài ra, các amino acid còn có vai trò điều hòa sự cân bằng của hàm lượng chất lỏng bên trong cơ thể, có thể dung hòa được nồng độ của acid và kiềm, đồng thời hỗ trợ được hỗ trợ tối đa quá trình trao đổi chất giữa huyết quản và các tế bào. Những amino acid trong chất đạm còn là thành phần cấu tạo của nhiễm thể và gen di truyền. Trong đó một số amino acid sẽ có nhiệm vụ dẫn truyền những tín hiệu thần kinh từ dây thần kinh đến với những bộ phận của cơ thể. Vậy, thiếu chất đạm trầm trọng trẻ em sẽ bị gì? Hãy cùng theo dõi tiếp nội dung dưới đây.

3. Thiếu chất đạm trầm trọng ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe

Chất đạm hay protein là một chất hữu cơ giàu dinh dưỡng cấu tạo nên tế bào và cơ thể. Chất này đảm nhận nhiều vai trò quan trọng như cung cấp năng lượng cho các hoạt động thường ngày, xây dựng tế bào mới, tham gia vào quá trình thay thế các tế bào hư hỏng,… Ngoài ra, chất đạm còn là thành phần cấu tạo nhiễm sắc thể, gen di truyền và hỗ trợ cơ thể hấp thu các vitamin.

Do đó, một chế độ ăn uống thiếu protein sẽ ảnh hưởng lớn đến việc hấp thu, vận chuyển các chất dinh dưỡng khác mà bạn nạp vào cơ thể hàng ngày. Chưa hết, nồng độ protein trong máu thấp khiến áp lực thẩm thấu trong lòng mạch thấp, từ đó nước rò rỉ ra khỏi lòng mạch và gây phù nề nguy hiểm.

Sau một thời gian không được cải thiện, cơ thể những người thiếu protein sẽ gầy yếu, suy nhược, tóc rụng, da khô, xanh xao, lão hóa nhanh, cơ và xương kém phát triển, rối loạn nội tiết tố và kinh nguyệt không đều ở phụ nữ,….

Sự thiếu hụt đạm cũng như những dấu hiệu kể trên sẽ được khắc phục nhanh chóng nếu khẩu phần ăn của bạn kết hợp được nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc động vật và thực vật.

4. Thiếu chất đạm trầm trọng trẻ em sẽ bị gì?

Với chế độ ăn thiếu đạm lâu ngày không được cải thiện, trẻ sẽ gặp phải những tình trạng như sau:

4. Thiếu chất đạm trầm trọng trẻ em sẽ bị gì?
Hình 3: Tác động của việc thiếu chất đạm.

  • Trẻ bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới cân nặng trẻ sơ sinh.
  • Trẻ bị chậm phát triển về chiều cao, cân nặng, thể chất tổng thể.
  • Trẻ có nguy cơ cao bị thiếu máu.
  • Trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch, suy giảm sức đề kháng và dễ bị virus, vi khuẩn tấn công.
  • Trẻ bị tác động xấu đến nhận thức, sự phát triển não bộ.

5. Nhu cầu chất đạm ở trẻ em như thế nào

Nhu cầu về chất lượng đạm của mỗi người sẽ thay đổi theo từng độ tuổi, ứng với từng giai đoạn tăng trưởng và tình trạng sức khỏe của cơ thể. Sau khi đã biết rõ thiếu chất đạm trầm trọng trẻ em sẽ bị gì, các mẹ rất cần xác định nhu cầu bổ sung protein của con trẻ để có thể tạo điều kiện thuận lợi cho bé phát triển.

80% các axit amin được gan tạo ra là đến từ những chất đạm mà chúng ta ăn hàng ngày, còn 20% là do nguồn thực phẩm khác. Đặc biệt, protein đóng vai trò cực kỳ quan trọng đến sự phát triển của trẻ trong độ tuổi từ 1-3 tuổi, nhất là đối với những tế bào não.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu tiếp nhận chất đạm ở trẻ nhỏ trong độ tuổi này là khoảng 28g/1 ngày. Trong đó, lượng đạm động vật nên chiếm khoảng 50-60% tổng lượng đạm nạp cho cơ thể. Cha mẹ có thể lựa chọn những loại đạm động vật như sữa, trứng, thịt, cá, tôm, hải sản,… bởi chúng sở hữu giá trị dinh dưỡng cao với đầy đủ chất thiết yếu cho quá trình phát triển của trẻ. Đồng thời, thành phần của protein động vật giúp tăng sức đề kháng, chống lại nhiều loại bệnh tật nguy hiểm.

Kết hợp với đó là các loại đạm thực vật như các loại đậu, mè, lạc, ngũ cốc, quả hạch,,… để tạo nên sự cân đối dinh dưỡng, giúp quá trình hấp thu đạm và các vitamin, khoáng chất khác thuận lợi hơn.

6. Những thực phẩm giàu đạm nên bổ sung cho bé

Chế độ ăn uống là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự phát triển của trẻ ở những giai đoạn đầu của cuộc đời. Để xây dựng một thực đơn khoa học cho bé, các bậc phụ huynh có thể tham khảo một số thực phẩm giàu đạm như sau:

6. Những thực phẩm giàu đạm nên bổ sung cho bé
Hình 4: Những thực phẩm bổ sung đạm cho trẻ.

Có thể bạn quan tâm:

Sữa và trứng: Hai thực phẩm này không chỉ hấp dẫn các bé bởi hương vị thơm ngon mà còn giàu các chất dinh dưỡng quý giá cho cơ thể. Trứng và sữa rất tốt để bổ sung protein, canxi, vitamin A, vitamin D, sắt, phốt pho, nhiều vitamin và khoáng chất khác,… Bên cạnh đó, các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua cũng có thể được thêm vào chế độ ăn của bé từ sớm.

Thịt: Một trong những nguồn bổ sung đạm dồi dào nhất phải kể đến các loại thịt. Nhóm thực phẩm này chưa axit amin mà hiếm quá loại thực phẩm nào khác sánh bằng. Ngoài đạm thì các loại thịt gia súc, gia cầm còn cung cấp nhiều khoáng chất cần thiết đối với quá trình sản xuất máu. Do đó các mẹ nên chú ý thêm thực phẩm này vào bữa ăn hàng ngày của bé theo nhiều phương pháp khác nhau.

Cá: Cá lá là thực phẩm “vàng” hỗ trợ trí não của trẻ phát triển bởi những thành phần bổ dưỡng như đạm, omega 3 hay DHA. Những chất này còn có tác dụng giúp xây dựng hệ thần kinh, thị giác bền vững nên mẹ hãy thường xuyên bổ sung vào chế độ ăn của con nhé.

Đậu: Bên cạnh nhóm đạm từ động vật thì đậu chính là nguồn cung cấp đạm từ thực vật mà các mẹ không nên bỏ qua để cân bằng dinh dưỡng cho bé.

Bài viết trên đã giải đáp chi tiết thiếu chất đạm trầm trọng trẻ em sẽ bị gì và nhu cầu chất đạm ở trẻ. Hy vọng rằng những chia sẻ này có thể giúp các mẹ nhận biết dấu hiệu thiếu đạm ở trẻ cũng như xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho bé để phòng tránh tình trạng này. Bên cạnh đó, việc thừa đạm hay thiếu đạm đều không tốt cho trẻ nên mẹ hãy bổ sung cân đối các nguồn đạm, giúp bé phát triển cân bằng, khỏe mạnh nhé.

Tổng hợp: mebauvabe.net

Đọc nhiều nhất