Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong sữa mẹ có rất nhiều chất dinh dưỡng giúp bé phát triển và tăng sức miễn dịch. Tuy nhiên không phải lúc nào mẹ cũng có thể cho con bú trực tiếp mà cần vắt sữa cho con. Vậy sữa mẹ vắt ra để được bao lâu? Bảo quản sữa mẹ như thế nào để giữ nguyên dưỡng chất?
Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu?
Trong sữa mẹ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng giúp cho trẻ phát triển toàn diện. Trong đó có khá nhiều đường, gồm cả dạng đường đơn và đường đôi. Đường trong sữa mẹ giúp trẻ dễ hấp thu hơn, song cũng dễ lên men, nhanh bị biến chất khi để ngoài môi trường.
Có thể bạn quan tâm:
- Tiêu chí lựa chọn sữa non cho trẻ sơ sinh an toàn đảm bảo
- Sữa cho trẻ sơ sinh từ 0 6 tháng tuổi được các mẹ tin dùng
- Top 5 loại sữa công thức cho trẻ sơ sinh tốt nhất đã biết?
Đạm cũng là thành phần chứa nhiều sữa sữa mẹ, gồm đa dạng các loại acid amin. Loại đạm này cũng rất phù hợp, dễ hấp thụ với cơ thể trẻ, song cũng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi phát triển.
Sữa mẹ để ngoài môi trường quá lâu có nguy cơ bị biến chất, mất chất, nếu bé uống vào có thể bị tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
Theo WHO, UNICEF, Viện Dinh Dưỡng quốc gia Việt Nam khuyến cáo về việc lưu giữ sữa mẹ sau khi vắt như sau:
– Nếu sữa mẹ vắt ra để ở nhiệt độ từ 25 độ C đến 35 độ C giữ được 6 giờ đến 8 giờ.
– Nếu để ngăn mát tủ lạnh nhiệt độ từ 4 độ C giữ được từ 3 đến 5 ngày, nếu để ngăn đá tủ lạnh sẽ giữ được 3 tháng.
– Khi lưu trữ trong tủ đông lạnh riêng biệt ở tủ đông chuyên biệt < -18 độ C, có thể bảo quản đến tận 6 tháng.
Như vậy, sữa mẹ có thể bảo quản sử dụng được khá lâu nếu biết bảo quản đúng cách.
Hướng dẫn vắt sữa mẹ và bảo quản đúng cách
Cách vắt sữa mẹ để lưu trữ
Trữ sữa mẹ nên được thực hiện trong các túi lưu trữ hoặc chai làm từ thủy tinh, nhựa không chứa BPA. Khi vắt sữa mẹ để trữ cần lưu ý:
– Cần vệ sinh sạch sẽ dụng cụ đựng sữa, tay và bầu vú mẹ trước khi vắt.
– Nên vắt thành các chai nhỏ đủ một bữa uống của trẻ, tránh lãng phí.
– Sữa vắt ra cần làm lạnh ngay.
– Không trữ đông lại phần sữa trẻ uống dư.
– Không hòa chung sữa đã trữ đông với sữa mới vắt.
Việc vắt sữa trữ nhiều mỗi ngày có thể khiến mẹ thiếu sữa, không đủ cung cấp cho trẻ bú. Vì thế, mẹ không nên cố ép sữa, cần nghỉ ngơi thoải mái, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để tạo sữa tự nhiên, an toàn.
Cách vệ sinh dụng cụ hút sữa và đựng sữa
Trước mỗi lần sử dụng, mẹ đều phải vệ sinh sạch sẽ cả dụng cụ hút sữa lẫn đựng sữa như sau:
– Dùng chổi và miếng cọ rửa chuyên dụng vệ sinh sạch.
– Rửa qua dụng cụ hút sữa và đựng sữa bằng nước lạnh.
– Lau rửa kỹ lại phần đáy và các góc kẽ nhỏ.
– Để ráo tự nhiên.
– Tiệt trùng lại bằng nước sôi.
Mách bạn cách bảo quản sữa mẹ không bị hỏng, đảm bảo an toàn, vệ sinh
Nếu chưa có kinh nghiệm, mẹ bỉm thường dễ mắc phải một số sai lầm trong việc bảo quản sữa cho trẻ sơ sinh khiến sữa nhanh hỏng hơn. Do đó, chúng tôi sẽ mách bạn một số lưu ý quan trọng để bảo quản sữa mẹ đúng cách:
- Dán nhãn ghi chú thời gian vắt sữa cụ thể trên bình hoặc túi đựng sữa. Điều này giúp bạn biết được thời hạn của sữa còn hay không trước khi cho con dùng.
- Nên dùng túi trữ sữa mẹ làm từ nhựa an toàn, tiệt trùng và đảm bảo kín đáo. Túi trữ sữa chất lượng sẽ không dễ rách và giúp ngăn những mùi khác trong tủ lạnh bị lẫn vào sữa mẹ. Từ đó làm giảm nguy cơ sữa bị hỏng hoặc có mùi khó chịu.
- Khi bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh hoặc tủ đông, bạn nên đặt những túi sữa càng sâu bên trong càng tốt. Không nên để túi sữa gần cửa tủ lạnh vì hoạt động đóng mở cửa tủ thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bảo quản sữa.
- Nếu không có dự định sử dụng sữa mẹ trong vòng 5 – 8 ngày thì bạn nên trữ đông sữa ngay sau khi vắt thay vì để sữa trong ngăn mát tủ lạnh. Việc cấp đông sữa sẽ giúp bảo quản sữa được từ 3 – 6 tháng.
- Sữa mẹ còn dư sau khi trẻ bú thì nên bỏ đi hoặc chỉ được dùng trong vòng 2 giờ tiếp theo. Đồng thời, sữa đã rã đông một lần không dùng hết thì không nên cấp đông lần nữa để tránh khiến chất lượng sữa bị giảm.
- Nếu bạn di chuyển túi trữ sữa mẹ từ tủ đông/tủ lạnh này sang một tủ khác thì nên thực hiện nhanh chóng và luôn đảm bảo sữa chưa bị rã đông.
Hướng dẫn rã đông và sử dụng sữa mẹ đúng cách
Sử dụng sữa mẹ sau khi vắt
Nếu vắt sữa mẹ để bé sử dụng trong 1 vài giờ thì không nhất thiết phải bảo quản trong ngăn mát hoặc ngăn đá tủ lạnh. Mẹ nên trữ sữa vào các chai sạch, có thể thấy sữa sẽ tự tách thành các lớp khác nhau. Trước khi dùng, bạn xoay chai nhẹ nhàng để trộn đều các lớp, không khuấy hoặc lắc mạnh.
Sau đó có thể cho trẻ uống từ cốc hoặc bình, dùng đủ lượng bé uống một bữa. Nếu dư, không sử dụng lại mà vứt bỏ vì có thể vi khuẩn từ miệng trẻ đã xâm nhập vào sữa.
Cách rã đông sữa mẹ
Nếu sữa mẹ được bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, mẹ chỉ cần bỏ ra ngoài để nguội ở nhiệt độ phòng hoặc ngâm trong nước ấm là có thể sử dụng được.
Nếu trữ sữa mẹ trong ngăn đá thì đầu tiên mẹ để sữa xuống ngăn mát tủ lạnh để rã đông, sau đó mới cho ra ngoài hâm nóng ở 40oC. Nên hâm bằng máy hâm sữa hoặc ngâm trong nước nóng.
Có thể bạn quan tâm:
- Miếng lót sơ sinh – Lựa chọn tuyệt vời cho các mẹ bỉm sữa
- Trẻ sơ sinh bị ho và những kiến thức cha mẹ cần biết rõ
Lưu ý hâm sữa từ từ, không thay đổi nhiệt độ sữa đột ngột làm biến chất các chất dinh dưỡng trong sữa. Nếu không có máy hâm sữa, bạn xả nước ấm làm ấm chai sữa từ từ, sau đó mới tăng nhiệt độ của nước lên cho tới khi nhiệt độ sữa phù hợp.
Tuyệt đối không dùng lò vi sóng hoặc đun sữa trực tiếp để hâm nóng vì việc tăng nhiệt đột ngột, làm nóng không đều sẽ gây phá hủy một số chất và kháng thể trong sữa.
Sữa mẹ trữ đông nếu quá ngày sử dụng không nên cố dùng cho trẻ uống vì một số chất trong sữa có thể đã biến đổi.
Sữa mẹ trữ đông đổi màu có sao không?
Thông thường, sữa trữ lạnh sau khi rã đông sử dụng có thể có màu khác so với sữa tươi vừa vắt ra. Màu sữa có thể là hơi vàng, hơi xanh hoặc nâu nhẹ, có thể bị tách thành các lớp như sữa chua. Sữa rã đông có thể xuất hiện mùi như xà phòng do sự phân tán của các chất béo.
Việc nắm rõ cách nhận biết sữa mẹ bị hỏng là điều cần thiết để tránh tình trạng cho con bú sữa kém chất lượng. Song song đó, cách bảo quản sữa mẹ và cách hâm sữa an toàn cũng quan trọng không kém nên bạn cần tìm hiểu kỹ càng và áp dụng đúng cách. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho mẹ bỉm những thông tin hữu ích khi nuôi con bằng sữa mẹ nhé!
Tổng hợp: mebauvabe.net