Nhiều bà bầu luôn liệt sầu riêng vào danh sách cấm không được sử dụng trong thai kỳ mà ít biết rằng chúng được các chuyên gia dinh dưỡng cho là một trong những loại quả có giá trị dinh dưỡng đứng đầu. Vậy mẹ bầu nên hay không nên ăn sầu riêng?
Phụ nữ mang thai luôn phải cẩn thận về vấn đề ăn uống. Trong thời gian này, có một số thai phụ thường xuyên bị ốm nghén, nôn ói trong khi một số khác lại rơi vào tình trạng thèm rất nhiều thức ăn. Sầu riêng là một trong những món khoái khẩu của nhiều người, nhưng ăn loại trái cây này khi mang thai liệu có an toàn không lại trở thành một vấn đề khác.
Thực tế cho thấy bà bầu ăn sầu riêng khi mang thai không những không gây hại mà còn giúp bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ khỏe mạnh. Hãy cùng chúng tôi theo dõi những chia sẻ dưới đây để có câu trả lời liệu bà bầu ăn sầu riêng tốt hay xấu cũng như các lưu ý đi kèm.
Bà bầu ăn sầu riêng có tốt không?
Sầu riêng là loại trái cây nhiệt đới, có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Loại quả này thường chín rộ vào mùa hè, có mùi vị rất riêng, không lẫn vào đâu được. Lớp vỏ bên ngoài của loại quả này đầy gai nhưng bên trong, thịt có màu vàng ruộm với một mùi hương hấp dẫn. Sầu riêng không phải là món ăn yêu thích của tất cả mọi người nhưng khi đã yêu, bạn sẽ khó lòng cưỡng lại mùi vị hấp dẫn của nó đấy.
Có thể bạn quan tâm:
- Bà bầu ăn đu đủ chín được không? lợi ích bất ngờ của đu đủ
- 6 cách trị táo bón cho bà bầu đơn giản nhưng "siêu" hiệu quả
- Bà bầu ăn vải được không? 5 lợi ích của vải đối với bà bầu
Bên cạnh mùi vị, sầu riêng rất giàu dinh dưỡng. Ở một số nước châu Á, phụ nữ mang thai ăn sầu riêng là điều “cấm kỵ” vì nhiều người cho rằng tính nóng của loại trái cây này có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi hay có thể ảnh hưởng đến làn da của trẻ sau sinh. Do đó, có rất nhiều mẹ bầu băn khoăn về việc bà bầu có nên ăn sầu riêng hay bầu 3 tháng đầu ăn sầu riêng được không hay bà bầu ăn sầu riêng có tốt không?
Thực tế không có bằng chứng khoa học nào chứng minh quan điểm trên nên mẹ bầu vẫn có thể ăn loại quả này khi mang thai. Sầu riêng mang lại nhiều lợi ích cho bà bầu vì chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều, bạn có thể sẽ gặp phải nhiều tác dụng phụ không tốt.
Ăn sầu riêng khi mang thai đem đến những lợi ích gì?
Sầu riêng có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, một số điểm tích cực của việc bà bầu ăn sầu riêng gồm:
Giàu chất xơ
Táo bón là vấn đề khá phổ biến đối với phụ nữ mang thai do sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ. Thịt quả sầu riêng hoạt động như một loại thuốc xổ (thuốc nhuận tràng) tự nhiên, giúp loại bỏ các hóa chất độc hại ra khỏi cơ thể.
Giàu axit folic
Sầu riêng rất giàu axit folic, giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh cho thai nhi. Bà bầu ăn loại trái cây này khoảng 100g có thể đáp ứng khoảng 9% nhu cầu axit folic mỗi ngày mà cơ thể cần.
Giàu vitamin B
Sầu riêng chứa rất nhiều các loại vitamin thuộc nhóm B như vitamin B1, B2 và B3. Những loại vitamin này rất tốt cho sức khỏe của phụ nữ mang thai. Do đó, bà bầu ăn sầu riêng cũng giúp bổ sung cho cơ thể vitamin mà bạn đang cần.
Giàu chất chống oxy hóa
Ngoài chất xơ và vitamin B, loại trái cây thơm ngon này còn có chứa kẽm, tryptophan và organo-sulfur có tác dụng chống oxy hóa. Các chất này giúp bảo vệ mẹ bầu và thai nhi khỏi sự tấn công của các chất gây ô nhiễm và các gốc tự do.
Giàu vitamin C
Bà bầu ăn sầu riêng còn giúp hấp thụ vitamin C. Loại vitamin này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng mà còn giúp ích cho việc hấp thu canxi và sắt của cơ thể bạn và bé.
Giàu khoáng chất
Sầu riêng có chứa rất nhiều khoáng chất như sắt, đồng, mangan và magiê. Những khoáng chất này rất có lợi cho những phụ nữ mang thai đang cần bổ sung máu để cung cấp cho thai nhi.
Không chứa chất béo có hại cho cơ thể
Sầu riêng không chứa cholesterol và những loại chất béo có hại cho cơ thể. Ngoài ra, bà bầu ăn loại quả này còn giúp điều hòa huyết áp khi mang thai.
Chống trầm cảm
Một lợi ích của việc bà bầu ăn sầu riêng là giúp tăng cường sức khỏe tinh thần. Loại trái cây này giúp hạn chế trầm cảm khi mang thai và sau khi sinh.
Những lưu ý cho bà bầu ăn sầu riêng
Mặc dù sầu riêng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng loại quả này cũng chứa rất nhiều đường và carbohydrate. Hai múi sầu riêng có kích thước trung bình chứa khoảng 60 cal. Vì vậy, mẹ bầu ăn quá nhiều sầu riêng có thể làm lượng glucose trong máu tăng đột biến, khiến cân nặng của bé tăng lên. Điều này sẽ khiến quá trình chuyển dạ và sinh nở gặp khó khăn.
Hàm lượng đường và carbohydrate cao trong sầu riêng có thể gây hại cho một số phụ nữ mang thai. Bạn nên tránh ăn loại trái cây này nếu:
- Mẹ bầu thừa cân
- Bị đái tháo đường đường thai kỳ
- Bạn đang ở trong tam cá nguyệt thứ ba
- Có tiền sử gia đình mắc bệnh đái tháo đường
- Đã từng bị đái thái đường thai kỳ ở lần mang thai trước.
Do vậy, khi rơi vào các trường hợp trên, bạn hãy tham khảo bác sĩ để biết được bà bầu ăn sầu riêng có sao không nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ và bé nhé.
Bật mí cách ăn sầu riêng khi mang thai an toàn
Nếu thèm ăn sầu riêng khi mang thai, ngoài việc dùng trực tiếp, bạn có thể chế biến loại trái cây này thành những món tráng miệng và đồ ăn nhẹ để thưởng thức. Bạn có thể làm một số món với sầu riêng như bánh crếp nhân sầu riêng, kem bơ và sầu riêng, bánh ngọt nhân sầu riêng…
Nhiều phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ cho rằng việc ăn sầu riêng có thể giúp lượng sữa tiết ra nhiều hơn. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh điều này. Nhiều chuyên gia cho rằng nguyên nhân là do sầu riêng có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như vitamin C, sắt, kali, carbohydrate, chất xơ, protein và canxi nên có thể góp phần vào việc tăng tiết sữa.
Mỗi ngày, những bà mẹ đang cho con bú có thể đốt cháy tới 500cal. Do đó, nguồn dinh dưỡng từ sầu riêng sẽ rất có ích nhưng bạn vẫn chỉ nên ăn vừa phải và nếu có bất cứ nghi ngờ gì, bạn nên dừng lại và hỏi bác sĩ ngay.
Có thể bạn quan tâm:
- Trẻ bị Covid – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chăm sóc
- Vàng da sơ sinh và những câu hỏi cần được giải đáp nhanh
Nhìn chung, bà bầu ăn sầu riêng là điều an toàn. Bạn có thể ăn sầu riêng khi mang thai nếu thèm nhưng chỉ nên ăn vừa đủ thôi nhé. Bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung, bà bầu cần bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu.
Tổng hợp: mebauvabe.net