Trẻ sơ sinh thường có làn da vàng hơn so với trẻ lớn, nguyên nhân là do hàm lượng bilirubin trong máu cao. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ giảm dần sau khoảng 1 tuần sau sinh. Nếu do vàng da bệnh lý, sẽ cần can thiệp điều trị để ngăn ngừa biến chứng. Vậy trẻ bị vàng da có nguy hiểm không và điều trị như thế nào?
Bệnh vàng da sơ sinh là gì?
Vàng da sơ sinh là hiện tượng da, kết mạc mắt trẻ có màu vàng, thường là do tăng bilirubin gián tiếp – một thành phần được giải phóng ra khi hồng cầu bị vỡ. Đây là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh, xuất hiện ở khoảng 60% trẻ đủ tháng và 80% trẻ sinh non.
Có thể bạn quan tâm:
- Da bị vàng là thiếu chất gì? cách khắc phục như thế nào?
- Chiếu đèn vàng da điều trị vàng da sơ sinh ở trẻ là gì?
- Mách mẹ mẹo dân gian chữa vàng da ở trẻ sơ sinh hiệu quả
Vàng da sơ sinh có thể ở mức độ nhẹ (vàng da sinh lý) nhưng cũng có khi tiến triển nặng (vàng da bệnh lý). Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có nguy cơ để lại biến chứng nhiễm độc thần kinh (bệnh lý não cấp và mạn do bilirubin), do bilirubin gián tiếp thấm vào não. Hậu quả là trẻ sẽ tử vong hoặc bị di chứng não suốt đời.
Vàng da sinh lý
Trẻ sơ sinh có hiện tượng vàng da do trẻ có số lượng hồng cầu trong máu lớn, hồng cầu chứa HbF nên đời sống hồng cầu ngắn (hồng cầu vỡ ra giải phóng các yếu tố bên trong hồng cầu gây nên chuyển hóa tăng bilirubin tự do), chức năng gan của trẻ còn kém, đồng thời khả năng bài tiết mật của gan cũng chưa trưởng thành. Ở trẻ đủ tháng, sức khỏe bình thường thì vàng da được coi là sinh lý khi có đủ các tiêu chuẩn sau:
- Xuất hiện từ ngày thứ 3 sau sinh.
- Tự hết trong vòng 7-10 ngày.
- Vàng da ở mức độ nhẹ (chỉ vàng da vùng cổ, mặt, ngực và vùng bụng phía trên rốn).
Chỉ là vàng da đơn thuần, không kèm theo các triệu chứng bất thường khác như thiếu máu, gan lách to, bỏ bú, li bì… - Nồng độ bilirubin/máu không quá 12mg% ở trẻ đủ tháng.
- Tốc độ tăng bilirubin/máu không quá 5mg% trong 24 giờ.
Vàng da sinh lý không cần can thiệp y tế. Chỉ cần cho trẻ bú sữa mẹ đầy đủ, cơ thể sẽ đào thải bilirubin ra ngoài và tình trạng vàng da sẽ biến mất trong vòng 1 đến 2 tuần.
Vàng da bệnh lý
Vàng da được coi là bệnh lý khi vàng da xuất hiện sớm, vàng da tiến triển nhanh, mức độ vàng nhiều và thường kèm các triệu chứng bệnh lý khác. Những ngày đầu sau sinh là “thời điểm vàng” để bố mẹ theo dõi tình trạng vàng da ở trẻ. Những bất thường đó là:
- Vàng da đậm xuất hiện sớm, trong vòng 1-2 ngày sau sinh;
- Vàng da không chỉ xuất hiện ở mặt, mắt mà còn lan đến bụng, cánh tay, chân;
- Không hết vàng da sau 2 tuần với trẻ sinh đủ tháng và 3 tuần đối với trẻ non tháng;
Vàng da kết hợp các triệu chứng bất thường khác như bỏ bú, nôn trớ, sốt, khóc nhiều, phân bạc màu… - Vàng da ở trẻ sinh non, đặc biệt trẻ sinh non dưới 35 tuần tuổi thai
- Khi đó, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa sơ sinh để được chẩn đoán và điều trị vàng da sơ sinh càng sớm càng tốt, tránh xảy ra biến chứng nhiễm độc thần kinh.
Trẻ bị vàng da có nguy hiểm không?
Vàng da ở trẻ sơ sinh khá thường gặp, nguyên nhân do tăng Bilirubin trong máu xảy ra ở khoảng 25 – 30% trẻ sinh đủ tháng và hầu hết trẻ sinh thiếu tháng. Hầu hết vàng da sơ sinh ở trẻ ở mức độ nhẹ, hay còn gọi là vàng da sinh lý sẽ tự giảm sau 1 – 2 ngày và hết hẳn sau khoảng 1 tuần.
Là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm
Tuy nhiên, cần cẩn thận với vàng da sơ sinh bệnh lý là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm như: trẻ mắc bệnh gan mật bẩm sinh, bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con, bệnh tan máu bẩm sinh, xuất huyết dưới da, nhiễm virus bào thai,… Lúc này, triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện sớm trong vòng 24 giờ sau sinh và kéo dài hơn 10 ngày.
Khi vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh không được điều trị sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, nhất là khi Bilirubin gián tiếp thấm vào não gây nhiễm độc thần kinh. Trẻ có thể tử vong nhanh chóng hoặc bại não suốt đời dù được điều trị tích cực ở giai đoạn này.
Ngoài ra, biến chứng khác do vàng da bệnh lý gây ra là hội chứng bệnh não cấp tính gọi là vàng đa nhân, có thể gây bại não, suy giảm trí tuệ, mất thính lực vĩnh viễn không thể hồi phục. Điều trị càng sớm thì trẻ càng ít có nguy cơ gặp phải những biến chứng nguy hiểm do vàng da sơ sinh cũng như bilirubin tăng cao quá mức trong máu.
Vàng da bệnh lý có thể gây biến chứng não ở trẻ sơ sinh
Do vậy, cha mẹ cần chú ý theo dõi dấu hiệu vàng da ở trẻ sơ sinh, nếu triệu chứng kéo dài và nặng hơn trong những ngày đầu sau sinh thì cần đưa trẻ tới khám bác sĩ sớm. Bác sĩ sẽ xét nghiệm xác định mức độ vàng da và chỉ định điều trị phù hợp, ngăn ngừa biến chứng do Bilirubin tích tụ trong máu, đảm bảo an toàn cho trẻ.
Nhận biết sớm trẻ bị vàng da bệnh lý
Vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh cần can thiệp y tế nếu có các dấu hiệu sau, cha mẹ và người chăm sóc cần chú ý theo dõi:
- Dấu hiệu vàng da xuất hiện sớm sau sinh trong vòng 24 giơ tuổi.
- Tình trạng vàng da lâu khỏi hơn, kéo dài hơn 1 tuần với trẻ sinh đủ tháng và kéo dài trên 2 tuần với trẻ sinh non.
- Vàng da với mức độ nặng, xuất hiện ở toàn thân, lòng bàn tay, bàn chân và kể cả niêm mạc mắt, độ đậm nặng dần và thấy rõ bằng mắt thường.
- Nồng độ Bilirubin trong máu vượt quá 12 mg% với trẻ sinh đủ tháng hoặc vượt quá 14 mg% với trẻ sinh thiếu tháng, tốc độ tăng quá 5mg% trong vòng 24 giờ.
- Ngoài vàng da, trẻ xuất hiện thêm các dấu hiệu bất thường như: co giật, sốt cao, bỏ bú, ngủ li bì, ít quấy khóc.
Khi xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ trên, nếu đưa trẻ tới khám và can thiệp sớm, trẻ có thể được chữa khỏi và ngăn ngừa được biến chứng nhiễm độc thần kinh nguy hiểm.
Các chuyên gia cho biết, nếu phát hiện và điều trị vàng da sơ sinh sớm trước 7 ngày sau sinh, trẻ có tỉ lệ rất thấp gặp phải tổn thương não. Với những trẻ có làn da màu đen hoặc màu đỏ hồng khó nhận biết dấu hiệu vàng da, cha mẹ có thể kiểm tra bằng cách ấn nhẹ tay lên làn da của bé. Sau khi giữ khoảng vài giây, nếu trên da nổi rõ màu vàng cho thấy trẻ đang bị vàng da, cần kiểm tra bằng cách này hàng ngày trong những tuần đầu sau khi trẻ sinh ra.
Cách điều trị vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh
Với sự tiến bộ của y học, những trẻ bị vàng da bệnh lý sau khi sinh nếu điều trị sớm điều có thể có sức khỏe bình thường và không gặp phải ảnh hưởng nghiêm trọng gì đến sự phát triển sau này. Các phương pháp chính để điều trị vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh bao gồm:
Chiếu đèn
Chiếu đèn là phương pháp điều trị vàng da sơ sinh áp dụng phổ biến nhất hiện nay, cha mẹ có thể đưa trẻ đến nhiều bệnh viện lớn có trang bị thiết bị điều trị này. Phương pháp này khá đơn giản, trẻ sẽ được chiếu đèn ánh sáng thích hợp và theo dõi quá trình này, chi phí điều trị theo phương pháp này không quá cao.
Chiếu đèn là phương pháp điều trị vàng da phổ biến đem lại hiệu quả tốt
Cung cấp nước và năng lượng
Trẻ bị vàng da sơ sinh khi được cung cấp đủ nước và năng lượng có thể qua đường bú hoặc truyền dịch sẽ làm tăng tốc độ chuyển hóa Bilirubin và giảm nồng độ chất này trong máu. Vì thế mà các dấu hiệu vàng da cũng giảm dần, trẻ không gặp phải nguy hiểm do biến chứng thần kinh khi Bilirubin tăng cao trong máu.
Thay máu
Với các trường hợp vàng da sơ sinh nặng, phát hiện muộn và trẻ có nguy cơ cao đối mặt với biến chứng nhiễm độc thần kinh, cần điều trị giảm nhanh Bilirubin trong máu bằng cách thay máu. Khi đã thoát khỏi giai đoạn nguy hiểm, bác sĩ có thể chỉ định truyền nước, theo dõi hoặc chiếu đèn để giảm dần Bilirubin về mức bình thường.
Nếu điều trị tích cực, vàng da bệnh lý sẽ khỏi sau khoảng vài ngày – 1 tuần, khi bilirubin trở về mức an toàn không còn nguy cơ biến chứng đến não, cha mẹ có thể yên tâm theo dõi và điều trị tại nhà.
Có thể bạn quan tâm:
- Men tiêu hóa cho trẻ sơ sinh – Những điều cần chú ý
- Miếng lót sơ sinh – Lựa chọn tuyệt vời cho các mẹ bỉm sữa
Trẻ bị vàng da có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào loại vàng da mà trẻ mắc phải. Nếu vàng da do bệnh lý, trẻ cần được can thiệp điều trị để tránh biến chứng nguy hiểm. Cha mẹ nên theo dõi sát sao dấu hiệu vàng da ở trẻ, kịp thời xác định vàng da bệnh lý và đưa trẻ đi khám sớm. Khi trẻ mắc bệnh, cần tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa để con nhanh chóng hồi phục. Phụ huynh có thể tham khảo cách điều trị bệnh tay chân miệng tại trang web chúng tôi nhé.
Tổng hợp: mebauvabe.net