Kích rụng trứng là một trong những bước chuẩn bị thiết yếu trong quá trình điều trị hiếm muộn cho các cặp vợ chồng. Vậy uống thuốc kích trứng sau bao lâu thì trứng rụng?
1. Kích trứng là gì?
Kích trứng hay còn gọi là kích thích buồng trứng, một khái niệm không còn xa lạ đối với những cặp vợ chồng đang phải điều trị vô sinh hiếm muộn. Đây là một trong những bước quan trọng được sử dụng đối với các phương pháp hỗ trợ sinh sản.
Có thể bạn quan tâm:
- Tinh trùng sống bao lâu cho trứng rụng – Giải đáp thắc mắc
- Tiêm thuốc rụng trứng có ảnh hưởng gì không? Các lưu ý
- Ngừng thuốc tránh thai bao lâu thì trứng rụng – Tham khảo
Hiện có 2 biện pháp kích thích buồng trứng phổ biến nhất đó là:
- Kích trứng trong IUI: Kích thích buồng trứng để bơm tinh trùng vào buồng tử cung thường được chỉ định cho các trường hợp bị rối loạn phóng noãn. Ở những bệnh nhân này, cần ít nhất 1 nang trưởng thành có phóng noãn để đạt kết quả điều trị cao.
- Kích trứng trong thụ tinh trong ống nghiệm (IVF): Để một chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm có hiệu quả, số lượng nang noãn trung bình cần đạt được sau khi kích trứng là 8 – 10 nang noãn trưởng thành.
2. Uống thuốc kích trứng bao lâu thì trứng rụng?
Với các cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh hiếm muộn thì việc uống thuốc kích trứng bao lâu thì trứng rụng là mối quan tâm hàng đầu. Thông thường, sau khoảng 10 ngày kích trứng, các nang trứng đáp ứng với thuốc kích trứng bằng việc tăng dần về mặt kích thước và hoạt động về mặt nội tiết. Đến một thời điểm thích hợp, khi trứng đạt được tiêu chí nhất định thì bác sĩ sẽ quyết định sử dụng mũi tiêm rụng trứng và theo dõi các dấu hiệu rụng trứng.
Mũi tiêm rụng có vai trò quan trọng như sau:
- Làm vỡ nang trứng để sẵn sàng giải phóng cụm tế bào trứng;
- Tách tế bào trứng ra khỏi mối dây liên kết với xung quanh;
- Đặc biệt là đánh thức tế bào trứng dậy – bắt tế bào trứng thực hiện bước tiếp theo trong quá trình trưởng thành của mình.
3. Lưu ý sau khi uống thuốc kích trứng
Trong thời gian tiêm hoặc uống thuốc kích trứng, bạn nên lưu ý một số vấn đề quan trọng sau đây:
- Sau khi kích trứng, bạn vẫn có thể sinh hoạt và đi làm như bình thường. Tuy nhiên, nên đi lại nhẹ nhàng, tránh làm những việc nặng; không tập thể dục quá sức; hạn chế quan hệ tình dục quá mạnh và với tần suất cao để tránh nguy cơ xoắn buồng trứng và vỡ nang.
- Nên uống nhiều nước và có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bạn hãy ăn cá, trứng, thịt bò, quả mọng, các loại rau màu xanh đậm, uống sữa và món ăn làm từ đậu nành, các loại hạt, quả bơ… Không nên hoặc hạn chế tối đa sử dụng các sản phẩm hay đồ uống có chứa caffein, rượu, bia cũng như các loại nước có ga.
- Bạn nên tái khám theo lịch hẹn bác sĩ để theo dõi sự phát triển của các nang trứng cũng như thay đổi phác đồ điều trị (nếu có).
4. Những nguy cơ sau khi kích trứng
Có thể bạn quan tâm:
- Trẻ bị Covid – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chăm sóc
- Vàng da sơ sinh và những câu hỏi cần được giải đáp nhanh
Kích thích trứng sẽ làm cho 2 buồng trứng to hơn, gây cảm giác trì nặng ở bụng dưới, 2 bầu ngực căng tức và bạn cũng có thể thấy buồn nôn. Tuy nhiên, những triệu chứng này chỉ xảy ra vào 2 – 3 ngày cuối cùng của quá trình kích thích buồng trứng và sẽ nhanh chóng mất đi sau khi thực hiện chọc hút trứng. Khi xảy ra những triệu chứng này, bạn cũng không nên quá lo lắng, hãy tuân thủ đúng theo sự hướng dẫn của bác sĩ thì sẽ dễ dàng vượt qua.
Tuy nhiên, đối với kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, nhờ có thuốc kích trứng mà khả năng có thai của chị em sẽ cao hơn, tuy nhiên đi kèm theo đó là nguy cơ mang đa thai rất lớn. Còn đối với thụ tinh trong ống nghiệm, một biến chứng nguy hiểm khác phải kể đến đó là quá kích buồng trứng. Hội chứng quá kích buồng trứng này nếu không được điều trị sớm và đúng cách thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: suy thận, vỡ hay xoắn các nang noãn, phù phổi, sảy thai, nhiễm độc thai nghén, rau tiền đạo, băng huyết; trẻ có nguy cơ bị đẻ non, sinh ra dễ bị các dị tật như điếc, câm… Do vậy, bạn cần báo ngay cho bác sĩ nếu gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau khi tiêm hoặc uống thuốc kích trứng như:
- Có dấu hiệu đau bụng lâm râm hoặc đau quặn vùng bụng dưới;
- Bị căng bụng quá mức;
- Buồn nôn hoặc nôn nhiều lần
- Tiêu chảy;
- Khó thở, huyết áp tụt và nhịp tim nhanh;
- Tăng cân trong một vài ngày sau khi tiêm hoặc uống thuốc kích trứng.
Nhìn chung, liệu pháp kích thích buồng trứng là một hành trình đòi hỏi không ít sự kiên nhẫn, quyết tâm, thời gian và chi phí lớn đối với các cặp vợ chồng. Trong quá trình trứng điều trị vô sinh bằng phương pháp này, bạn có thể gặp các biến chứng như chảy máu âm đạo, đau và nhiễm trùng nếu dụng cụ thực hiện không vô trùng cẩn thận; hội chứng quá kích buồng trứng, buồng trứng đa nang, ung thư buồng trứng hoặc teo buồng trứng; nguy cơ mang đa thai và vô sinh do hết nang nguyên thủy… Do đó, việc lựa chọn các cơ sở điều trị hiếm muộn, vô sinh uy tín để được khám và tư vấn kỹ là điều quan trọng.
Tổng hợp: mebauvabe.net