Giai đầu đoạn mới mang thai, cơ thể của người phụ nữ khá nhạy cảm vì thế họ luôn phải cẩn thận. Rất nhiều người trong giai đoạn đầu của thai kỳ gặp hiện tượng ra máu khi mang thai. Điều này khiến họ không giấu được sự lo lắng và không biết nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc liên quan đến hiện tượng trên.
Hiện tượng ra máu như hành kinh khi mang thai khiến các mẹ bầu lo lắng, không biết liệu rằng em bé có đang gặp vấn đề gì hay không. Thực chất, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Một số mẹ bầu nhận thấy vùng kín có hiện tượng ra máu như hành kinh khi mang thai và tỏ ra bối rối, liệu đây có phải là điều bình thường hay dấu hiệu cảnh báo cho vấn đề sức khỏe nào đó? Bài viết sau, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc liệu ra máu nhiều giống như hành kinh có nguy hiểm không cũng như cách xử lý khi gặp phải.
Hiện tượng ra huyết khi mang thai
Bạn bỗng phát hiện vài đốm máu nâu sẫm hoặc hồng nhạt khi mới có thai? Bạn nhìn thấy đáy quần có dính những vệt máu đỏ thẫm? Bạn lo lắng và hoảng loạn vì nghĩ mình gặp vấn đề nghiêm trọng trong thai kỳ? Hãy bình tĩnh! Ra huyết khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến ở các thai phụ.
Có thể bạn quan tâm:
- Mới mang thai nên ăn gì để tốt cho mẹ và cho bé phát triển?
- Chuẩn bị mang thai cần phải làm những gì cho bé cưng?
- Đau bụng dưới bên phải khi mang thai – mẹ bầu cần lưu ý
Trong ba tháng đầu của thai kỳ việc ra máu có thể là lành tính. Khoảng 15% phụ nữ có hiện tượng ra máu báo thai hoặc hiện tượng chảy máu khi mới mang thai và những dấu hiệu mang thai tuần đầu. Có đến ¼ số thai phụ gặp triệu chứng này và đa phần họ vẫn mẹ tròn con vuông. Tuy nhiên cũng có những trường hợp việc ra máu biểu hiện cho những vấn đề cực kỳ nguy hiểm.
Các chuyên gia đã chia sẻ, ra máu như hành kinh khi mang thai không phải là triệu chứng thông thường của thai kỳ. Hành kinh là tình trạng máu kinh xuất ra đều đặn, kéo dài từ vài ngày. Nếu mẹ bầu gặp các hiện tượng khác ngoài chảy máu nhẹ (lấm tấm) hoặc chảy máu kéo dài hơn 24 giờ, hãy lập tức đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và kịp thời chữa trị khi có bất thường.
Chảy máu vùng kín không phải lúc nào cũng là dấu hiệu cho thấy thai kỳ bất ổn, nhưng chảy máu nhiều hoặc chảy máu kèm theo đau hoặc sốt có thể là dấu hiệu của một biến chứng bất lợi.
Nguyên nhân khiến mẹ bầu ra máu như bị hành kinh
Các lý do khiến mẹ bầu xuất huyết khi mang thai sẽ phụ thuộc vào từng gia đoạn của thai kỳ bao gồm:
Tam cá nguyệt thứ nhất
Chảy máu khi mới mang thai 3 tháng đầu hoặc ra máu trong tam cá nguyệt đầu tiên vẫn có thể xảy ra và không phải lúc nào cũng gây ra những nguy cơ. Thế nhưng, theo các chuyên gia sản khoa, mẹ bầu vẫn nên tìm hiểu để có thể đề phòng bất trắc. Một số nguyên nhân gây ra hiện tượng ra máu nhiều trong 3 tháng đầu mang thai là:
Chảy máu khi làm tổ (chảy máu cấy ghép)
Khi trứng đã thụ tinh và bắt đầu làm tổ trong thành tử cung của bạn sẽ gây ra hiện tượng chảy máu nhẹ, giống như đang có kinh nguyệt. Đây được coi là một phần bình thường của thời kỳ đầu mang thai và dân gian gọi là máu báo thai.
Thai trứng (chửa trứng)
Thai trứng là một thai kỳ bệnh lý, do sự bất thường trong thụ tinh, khi 2 tinh trùng thụ tinh cho 1 trứng không nhân sẽ tạo ra thai trứng toàn phần còn khi 2 tinh trùng thụ tinh cho 1 trứng có nhân sẽ tạo ra thai trứng bán phần, chẩn đoán thai trứng đôi khi dễ dàng nhưng đôi khi khó khăn, cần điều trị và theo dõi sát vì nguy cơ diễn tiến thành ung thư nguyên bào nuôi.
Mang thai ngoài tử cung
Khi thai làm tổ bên ngoài buồng tử cung (như trong ống dẫn trứng), hiện tượng ra máu như hành kinh cũng sẽ xuất hiện.
Các hình thái của doạ sảy thai và sảy thai
Chảy máu hoặc tụ máu từ một trong những màng bao quanh phôi bên trong tử cung thường được chẩn đoán là động thai cũng có thể gây ra tình trạng ra máu như hành kinh khi mang thai, tình trạng có thể tiến triển nặng và tống xuất khối thai ra ngoài, gọi là sẩy thai.
Polyp cổ tử cung
Đây là tình trạng 1 khối lành tính phát triển trên cổ tử cung, có thể gây ra chảy máu bất chợt trong và ngoài thai kỳ.
Ra máu như hành kinh trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba
Ra máu trong nửa sau của thai kỳ thường liên quan đến các tình trạng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như:
Nhau tiền đạo
Khi nhau thai bám xuống phần dưới đoạn thấp của tử cung, bao phủ toàn bộ hoặc một phần lỗ trong cổ tử cung sẽ có thể gây ra hiện tượng chảy máu ở âm đạo, xử lí tình trạng này bác sĩ phải dựa vào tình trạng chảy máu, sức khỏe mẹ, tình trạng thai.
Nhau bong non
Đây là một cấp cứu sản khoa không phải hiếm gặp, bình thường nhau sẽ bong ra sau khi thai ra, trong trường hợp nhau bong trước khi tống xuất thai gọi là nhau bong non, đây có thể là hậu quả cuả bệnh lí hoặc chấn thương gây xuất huyết âm đạo, đau bụng, mất tim thai hoặc tim thai suy cấp…yêu cầu phải giải quyết cấp cứu trong vòng vài phút
Chuyển dạ sinh non
Chuyển dạ sớm hơn khi thai được 37 tuần được gọi là chuyển dạ sinh non. Các triệu chứng bao gồm là cơn gò tử cung gây đau bụng, xoá mở cổ tử cung hoặc vỡ ối, xuất huyết âm đạo.
Hở eo tử cung
Khi cổ tử cung suy yếu và xoá mở sớm gây ra tình trạng sẩy thai to, chuyển dạ sinh non sớm.
Sẩy thai to
Ra máu âm đạo như hành kinh hoặc máu đỏ tươi, thường kèm theo đau bụng ở quý 2 thai kỳ nhưng trước 20-22 tuần thì vẫn gọi là sẩy thai.
Xử lý hiện tượng ra máu khi mang thai
Chắc hẳn người phụ nữ nào cũng lo lắng khi thấy tình trạng ra máu trong thời gian mang thai, bởi đây thường là dấu hiệu nghiêm trọng, ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi. Vậy trong tình huống này, bạn nên xử lý như thế nào?
Đầu tiên, chúng ta cần lấy lại bình tĩnh và theo dõi hiện tượng ra máu bằng cách sử dụng băng vệ sinh. Nhờ vậy, bạn có thể quan sát được lượng máu ra nhiều hay ít, màu sắc và các đặc điểm khác. Từ những đặc điểm trên, bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác hơn vấn đề mà bạn đang gặp phải.
Trong thời gian này, tốt nhất là bạn không nên quan hệ tình dục để tránh những hậu quả khó lường. Thay vào đó, bạn hãy nghỉ ngơi, dưỡng sức, vận động nhẹ nhàng. Đồng thời, chúng ta phải chăm sóc bộ quan sinh dục thật sạch sẽ và cẩn thận, như vậy bạn sẽ giảm được sự tấn công của vi khuẩn gây viêm nhiễm.
Biện pháp cải thiện ra máu như hành kinh khi mang thai
Khi gặp tình trạng xuất huyết âm đạo khi mang thai, tốt nhất bạn nên đến gặp nhân viên y tế để được khám lâm sàng, siêu âm và kiểm tra sức khỏe để xác định nguyên nhân khiến bạn bị ra máu như hành kinh khi mang thai cũng như nhận các lời tư vấn, phương pháp can thiệp phù hợp. Đôi lúc, mẹ bầu cũng sẽ cần được xét nghiệm máu hoặc nước tiểu và thực hiện các xét nghiệm hình ảnh bổ sung như MRI (chụp cộng hưởng từ).
Một số phương pháp nhằm cải thiện tình trạng xuất huyết âm đạo khi mang thai có thể bao gồm:
- Thư giãn
- Hạn chế vận động
- Tránh quan hệ tình dục
- Sử dụng một số loại thuốc hormone hay thủ thuật hỗ trở
- Tránh đi du lịch
- Nghỉ ngơi tại giường
Nhập viện để được chăm sóc y tế hoặc phẫu thuật nếu mẹ bầu xuất huyết âm đạo quá nhiều.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách tính tuổi thai cơ bản đến chi tiết cặn kẽ cho mẹ bầu
- Cốc nguyệt san là gì? Ưu điểm nổi trội của sản phẩm
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp mẹ bầu hiểu được tình trạng ra máu như hành kinh mang thai là gì và cần xử lý ra sao. Trong trường hợp ra máu kèm theo đau bụng dữ dội, đau đầu, ói mửa hoặc buồn nôn… mẹ bầu cần đến bệnh viện nhanh chóng để đảm bảo an toàn cho bạn lẫn bé yêu trong bụng.
Tổng hợp: mebauvabe.net