Hiện nay, có rất nhiều người lo lắng về việc nguy cơ mắc COVID-19 ở phụ nữ mang thai so với những đối tượng khác cũng như những lo ngại về tính an toàn của tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 cho phụ nữ mang thai. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp và giải đáp từ bác sĩ để bạn yên tâm hơn.
Phụ nữ mang thai có dễ bị COVID-19 hơn không?
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế Việt Nam, những phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc COVID-19 tương đương với những người khác khi tiếp xúc với mầm bệnh.
Có thể bạn quan tâm:
- Ra máu như hành kinh khi mang thai nguy hiểm đến mẹ và bé?
- Mới mang thai nên ăn gì để tốt cho mẹ và cho bé phát triển?
- Chuẩn bị mang thai cần phải làm những gì cho bé cưng?
Tuy nhiên, phụ nữ mang thai có nguy cơ bị bệnh nặng do COVID-19 và tử vong cao hơn so với những người không mang thai. Ngoài ra, họ có thể tăng nguy cơ mắc các biến chứng khác, chẳng hạn như sinh non (trước 37 tuần).
Bên cạnh đó, thực tế đã cho thấy virus SARS-CoV-2 đi qua nhau thai và lây nhiễm sang thai nhi, tuy nhiên, một số trường hợp mô hoặc màng nhau thai dương tính với SARS-CoV-2 và một số trường hợp có thể nhiễm trùng tử cung cũng đã được báo cáo. Một số trường hợp sơ sinh có thể do kết quả xét nghiệm dương tính giả hoặc do nhiễm trùng ngay sau khi sinh khiến trẻ sơ sinh mắc COVID-19 ngay khi sinh ra.
Có nên tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 cho phụ nữ mang thai không?
Theo “Khuyến cáo của WHO về tiêm chủng COVID-19 cho phụ nữ có thai và cho con bú”, WHO khuyến cáo nên tiêm phòng cho phụ nữ mang thai bởi lợi ích của việc tiêm phòng đối với phụ nữ mang thai lớn hơn rất nhiều những rủi ro tiềm ẩn.
Trong văn bản “Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm vắc-xin COVID-19” do Bộ Y Tế Việt Nam ban hành ngày ngày 10/8/2021 cũng khuyến cáo phụ nữ mang thai trên 13 tuần thuộc đối tượng được tiêm vắc-xin COVID-19.
Tiêm vắc-xin COVID-19 cho phụ nữ mang thai có an toàn không?
Kết quả nghiên cứu từ WHO – Tổ chức Y tế Thế giới, đã chỉ ra rằng từ các kết quả nghiên cứu và thực tiễn tình hình chủng ngừa vắc-xin COVID-19 đến nay cho thấy, vắc-xin COVID-19 mRNA cung cấp sự bảo vệ khỏi vi rút cho các bà mẹ đang mang thai, bà mẹ đang cho con bú và trẻ sơ sinh.
Các nghiên cứu đã chỉ ra tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 cho phụ nữ mang thai là khoa học, an toàn, phù hợp với tình tình dịch bệnh đang diễn hết sức phức tạp; Không có kết quả bất lợi nào liên quan đến thai kỳ xảy ra trong các thử nghiệm lâm sàng trước đây; Không phát hiện bất cứ nguy cơ sảy thai ở mức độ cao nào đối với những người được tiêm vắc-xin COVID-19 mRNA trong suốt thai kỳ khi tiêm phòng trước tuần 20 trong một nghiên cứu; Tiêm vắc-xin COVID-19 mRNA trong suốt thai kỳ sẽ giảm nguy cơ nhiễm bệnh; Tiêm chủng cho phụ nữ mang thai tạo ra các kháng thể có thể bảo vệ trẻ sơ sinh chống lại COVID-19.
Những thai phụ nào được tiêm vắc-xin phòng COVID-19?
Theo QĐ 3802/QĐ-BYT ngày 10/8/2021 ban hành Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên vào đối tượng được chỉ định tiêm chủng vắc-xin Covid-19.
Chọn mốc phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên (từ 3 tháng giữa thai kỳ và 3 tháng cuối thai kỳ) vì: giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ rất quan trọng, là giai đoạn hình thành và phát triển các cơ quan quan trọng của thai nhi, nếu không thận trọng có thể gây dị dạng thai.
Quyết định của Bộ Y tế về việc phụ nữ mang thai trên 13 tiêm chủng vaccine COVID-19 là hợp lý, có cơ sở khoa học, đảm bảo tính an toàn cho cả mẹ và con. Lợi ích của tiêm vaccine cho phụ nữ mang thai đủ điều kiện cao gấp nhiều so với những rủi ro.
Cũng theo hướng dẫn này, phụ nữ mang thai ≥13 tuần khi khám trước tiêm cần được giải thích nguy cơ/lợi ích, chỉ nên cân nhắc tiêm vắc-xin phòng COVID-19 khi lợi ích của tiêm phòng lớn hơn rất nhiều so với nguy cơ mà mẹ và thai nhi phải đối mặt.
Những vắc-xin phòng COVID-19 nào mà phụ nữ mang thai có thể tiêm?
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, WHO khuyến cáo: vắc-xin là vũ khí quan trọng để chống dịch, giảm nguy cơ lây lan mầm bệnh sẽ giảm nếu tỷ lệ tiêm chủng cộng đồng đạt 70-85% nếu tạo được miễn dịch cộng đồng. Tất cả các loại vắc-xin Covid-19 đều tiêm được cho Phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú trừ vắc-xin SPUTNIK V – theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Hiệu quả của vắc-xin là phòng tránh nguy cơ mắc bệnh, giảm bệnh nặng phải thở máy, giảm tử vong. Đừng chờ đợi hay lựa chọn, hãy tiêm khi có cơ hội.
Để đảm bảo an toàn, phụ nữ mang thai trên 13 tuần nên tiêm chủng ở các bệnh viện có khoa Sản.
Cách chăm sóc phụ nữ mang thai trước và sau tiêm vắc-xin COVID-19
Trước tiêm: Phụ nữ mang thai trước khi tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cần ăn uống hợp lý, đủ dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, không sử dụng chất kích thích, tuân thủ 5K, khai báo y tế trung thực, thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe của bản thân như: tiền sử dị ứng, các bệnh cấp tính, mạn tính đang mắc, các thuốc đang sử dụng,…
Sau tiêm: Phụ nữ mang thai sau khi tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cần ở lại cơ sở tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi và phát hiện xử trí kịp thời những dấu hiệu bất thường. theo dõi tiếp 7-28 ngày sau tiêm tại nhà. Đến cơ sở y tế ngay nếu xuất hiện các biểu hiện bất thường.
Có thể bạn quan tâm:
- Cốc nguyệt san là gì? Ưu điểm nổi trội của sản phẩm
- Cách tính tuổi thai cơ bản đến chi tiết cặn kẽ cho mẹ bầu
Làm thể nào giảm nguy cơ mắc COVID-19 ở phụ nữ mang thai?
Phụ nữ mang thai cần tuân thủ thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh bao gồm:
– Tuân thủ thông điệp 5K của Bộ Y tế
– Tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19
– Duy trì tâm lý thoải mái và chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để có sức khỏe tốt trong suốt thai kỳ
– Khám thai định kỳ tại đơn vị y tế uy tín có đội ngũ bác sĩ giỏi và hệ thống máy móc hiện đại.
Với những câu hỏi đáp nhanh gọn về tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 cho phụ nữ mang thai được cung cấp trong bài viết trên, hy vọng các mẹ bầu đã có thêm những thông tin hữu ích cho mình. Để theo dõi các thông tin hữu ích như
dấu hiệu mang thai tuần đầu, dấu hiệu sắp sinh,… tại trang web của chúng tôi nhé.
Tổng hợp: mebauvabe.net