Trang chủ Mang thai Bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm...

Bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

Dấu hiệu mang thai tuần đầu cho đến 3 tháng đầu tiên là quãng thời gian rất quan trọng. Trong đó bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu xảy ra rất phổ biến nhưng lại được ít người quan tâm. Thực tế, triệu chứng bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu có thể không quá trầm trọng nhưng lại gây những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của bé.

1. Vì sao thai phụ dễ bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu?

Rất nhiều nữ giới không biết rõ vì sao lại bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu. Thực tế, tình trạng này có thể xảy ra bởi rất nhiều nguyên nhân sau:
Có thể bạn quan tâm:

Do sự thay đổi nội tiết tố:

Khi mới mang thai, cơ thể sẽ tiết ra nhiều các hormone thai kỳ nhất là progesterone. Việc này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa, nhu động ruột và quá trình đẩy chất thải ra ngoài. Do đó mà thai phụ rất dễ bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu.

Ít vận động:

Khi mới mang thai, phụ nữ cũng cần đặc biệt cẩn thận, đi lại nhẹ nhàng, hạn chế vận động nên có thể khiến tình trạng táo bón trầm trọng hơn.

Chế độ dinh dưỡng không khoa học:

Việc bị “ốm nghén” quấy rầy khiến thai phụ không ăn uống được gì hoặc chỉ ăn được một số loại thức ăn nhất định. Lượng chất xơ được hấp thụ vào cơ thể quá ít dẫn khiến nhu động ruột kém hoạt động và khó đẩy chất thải ra ngoài.

Bổ sung vi chất không đúng cách:

Bổ sung vi chất không đúng cách có thể gây táo bón
Bổ sung vi chất không đúng cách có thể gây táo bón

Trong 3 tháng đầu mẹ bầu thường bổ sung sắt và canxi theo dạng viên uống. Để có thể hấp thụ được 2 loại thuốc bổ này cơ thể phải cần đến một lượng nước lớn. Nếu không được hấp thụ hết, lượng sắt và canxi này sẽ bị đào thải ra ngoài theo đường đại tiện dẫn đến chứng táo bón.

3 tháng đầu được coi là giai đoạn phát triển quan trọng nhất của thai nhi. Để phát triển toàn diện, thai nhi cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là các vi chất cần thiết. Làm bài trắc nghiệm dưới đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu thai kỳ.

2. Bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

Bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ cũng như chất lượng cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt, nếu không biết cách trị táo bón cho bà bầu 3 tháng đầu có thể dẫn là nguyên dân dẫn đến đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai thậm chí là sảy thai…Bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, sa trực tràng, gây ra các cơn đau bụng, khó chịu, đại tiện ra máu, đau rát hậu môn….Ngoài ra, táo bón trong thời gian dài còn khiến chị em mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn…Tất cả những triệu chứng đó đều ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Táo bón khi mang thai 3 tháng đầu nếu không được điều trị triệt để và kịp thời còn có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm như:

  • Thai phụ nếu cố rặn phân ra ngoài có thể tác động dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.
  • Phân bị tích tụ trong ruột lâu sẽ khiến các chất độc như phenol, indol, amoniac…bị hấp thụ ngược lại cơ thể.
  • Gây tâm lý mệt mỏi, lo lắng, dễ cáu gắt.
  • Thai bị suy dinh dưỡng hoặc giảm sức đề kháng

3. Biện pháp phòng tránh bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu

Bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu gây cảm giác khó chịu. Nếu để lâu sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Đặc biệt, giai đoạn đầu của thai kỳ các mẹ bầu cần thật cẩn thận trong việc áp dụng những phương pháp điều trị.

Dưới đây là những cách chữa táo bón khi mang thai 3 tháng đầu an toàn bạn cần lưu ý:

  • Ngừng sử dụng các loại thuốc, đồ ăn nhuận tràng, dầu khoáng.
  • Tập thể dụng thường xuyên với các bài tập đơn giản như: Đi bộ, yoga, bơi lội…để giúp nhu động ruột tăng cường co bóp, giảm tình trạng táo bón.
  • Sử dụng thuốc bổ đúng liều lượng theo đúng sự hướng dẫn của bác sĩ. Tốt nhất chỉ nên uống bổ sung sắt và canxi theo chỉ định của bác sĩ. Nếu uống quá liều lượng cơ thể sẽ không thể hấp thụ hết và gây gánh nặng đối với đường ruột.
  • Khi uống viên sắt hoặc canxi, bạn cũng nên chia nhỏ để uống thành nhiều lần và uống nhiều nước để cơ thể hấp thụ.
  • Vệ sinh cá nhân hàng ngày, giữ hậu môn sạch sẽ nhất là sau mỗi lần đại tiện để tránh bị vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.

Tìm hiểu kiến thức xung quanh vấn đề bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu sẽ giúp chị em phòng tránh hiệu quả tình trạng phiền toái này. Nếu bạn đã áp dụng những biện pháp trên mà không đạt được hiệu quả hãy đến gặp các bác sĩ để được đưa những lời khuyên hữu ích.

Tổng hợp: mebauvabe.net

Đọc nhiều nhất