Mang thai và sinh con mà một trong những công việc quan trọng của người phụ nữ. Bất cứ một người mẹ nào cũng mong muốn con được lớn lên khỏe mạnh và an toàn nhất khi ra đời nên việc theo dõi chỉ số thai nhi theo tuần là điều nên làm. Qua đó đánh giá khả năng phát triển của con cũng như giúp mẹ dễ dàng điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp để con tăng cân hợp lý. Hãy cùng với chúng tôi đi cập nhật những chỉ số quan trọng của thai nhi căn cứ theo từng tuần tuổi thông qua bài viết dưới đây nhé!
Tầm quan trọng của theo dõi chỉ số thai nhi
Trước khi tìm hiểu về kết quả của các chỉ số thai nhi thì mẹ phải biết được con số đó có ý nghĩa gì và vì sao cần phải theo dõi. Cụ thể chỉ số thai nhi chính là sự thay đổi các con số về chiều dài mông – đầu, đường kính túi thai, đường kính lưỡng đỉnh, chu vi vòng bụng, chiều dài xương đùi, chu vi đầu cùng cân nặng ước tính,…
Có thể bạn quan tâm:
- Thai nhi quay đầu khoảng bao lâu thì sinh? Dấu hiệu cho thấy
- Ăn gì để thai nhi tăng cân? Gợi ý thực phẩm bổ sung cho mẹ
- Dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng cuối và lưu ý cho mẹ bầu
Theo đó những chỉ số thai nhi này sẽ xác định bằng ký hiệu viết tắt ở trên bảng kết quả siêu âm. Việc hiểu được những con số này cũng như theo dõi các biến động của con yêu thông qua các lần siêu âm là cách tốt nhất để mẹ kiểm tra sự phát triển của con theo từng giai đoạn khi nằm trong bụng mẹ.
Trong suốt 9 tháng mang thai, mẹ bầu sẽ được chỉ định khám thai vào 3 giai đoạn quan trọng, lần lượt là các mốc thời gian ở tuần 12, tuần 22, và tuần thứ 32 của thai kỳ. Trong mỗi lần khám thai định kì, mẹ bầu sẽ được siêu âm thai để xác định các chỉ số phát triển của bé yêu, bao gồm chiều dài mông – đùi, đường kính lưỡng đỉnh, chiều dài đầu – mông… Biết được rõ các chỉ số phát triển của thai nhi, các bác sĩ sẽ đưa ra nhận định xem bé có phát triển bình thường, khỏe mạnh hay không.
Các chỉ số thai nhi mẹ cần biết
Thường xuyên theo dõi các chỉ số này sẽ giúp mẹ bầu sớm phát hiện được những dị thường xuất hiện trong bào thai. Có rất nhiều thuật ngữ về các chỉ số phát triển của thai nhi. Chúng tôi mách mẹ một số thuật ngữ và chữ viết tắt một số chỉ số thai nhi quan trọng thôi nhé!
- GA (Gestational age): Tuổi thai tính từ ngày đầu của chu kỳ kinh cuối
- CRL (Crown rump length): Chiều dài đầu mông. Thông thường các bé trong nửa đầu thai kỳ sẽ cuộn người nên rất khó đo chiều dài đầu – chân. Chỉ vào những tuần cuối thai kỳ, chiều dài đầu mông sẽ được thay thế bằng chiều dài đầu – chân.
- BPD (Biparietal diameter): Đường kính lưỡng đỉnh, là đường kính lớn nhất ở mặt cắt vòng đầu bé
- FL (Femur length): Chiều dài xương đùi
- EFW (estimated fetal weight): Cân nặng thai nhi ước tính
- GSD (Gestational sac diameter): Đường kính túi thai được đo trong những tuần đầu của thai kỳ, lúc thai chưa có sự hình thành các cơ quan.
Một số ký hiệu khác
- TTD (Transverse trunk diameter): Đường kính ngang bụng
- APTD (Anterior-Posterior thigh diamete): Đường kính trước và sau bụng
- HC (Head circumference): Chu vi đầu
- AC (Abdominal circumference): Chu vi vòng bụng
- AF (Amniotic fluid): Nước ối
- AFI(Amniotic fluid index): Chỉ số nước ối
- OFD (Occipital frontal diameter): Đường kính xương chẩm
- EDD (Estimated date of delivery): Ngày sinh ước đoán.
Các mốc khám thai quan trọng theo tuần mẹ không nên bỏ qua
Thai 7-8 tuần
Siêu âm xác định tim thai, kích thước túi ối, chiều dài phôi để xem thai có phát triển tương xứng với tuổi thai hay không.
Thai 11-13 tuần 6 ngày
Đây là thời điểm vàng để phát hiện một số các bất thường thai nhi nếu có, thời điểm đo khoảng sáng sau gáy nhằm dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể. Kết hợp làm xét nghiệm double test sàng lọc bệnh Down.
Thai 16-18 tuần
Trong lần siêu âm này sẽ giúp bác sĩ phát hiện các bất thường về hình thái của thai nhi như mặt mũi, chân tay… xem có sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở cơ quan hay không để từ đó có can thiệp kịp thời. Giai đoạn này mẹ bầu sẽ được thực hiện xét nghiệm sàng lọc Triple test để dự đoán nguy cơ bị Down và bất thường nhiễm sắc thể của thai.
Thai 22-24 tuần
Giai đoạn quan trọng đánh giá dị tật tim bẩm sinh, phổi… và sự phát triển của thai nhi để sớm có điều chỉnh hợp lý đồng thời kết hợp với khám thai để quản lí thai một cách chặt chẽ nhất.
Thai 26-28 tuần
Tầm soát các dị tật muộn như giãn thận, não thất,.. đánh giá rau thai, ngôi thai từ tuần 30. Làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ giai đoạn 24-28 tuần.
Sau 35 tuần 1 tuần mẹ nên đi siêu âm 1 lần để theo dõi thai hoặc theo chỉ định của bác sĩ, theo dõi kĩ cử động thai nếu thấy bất thường như thai ít đạp, 4 tiếng không thấy cử động hoặc không đáp ứng lại khi mẹ lay vào bụng thì cần đi khám ngay đề phòng trường hợp suy thai. Tham khảo các dấu hiệu sảy thai sớm dễ nhận biết để phòng ngừa ba mẹ nhé.
Có thể bạn quan tâm:
- Cân nặng trẻ sơ sinh – Chỉ số sức khỏe vô cùng quan trọng
- Ngày an toàn của con gái và những điều cơ bản cần chú ý
Các chỉ số thai nhi thường được thể hiện qua kết quả siêu âm trong những lần khám thai định kỳ của mẹ bầu. Tùy theo thiết bị siêu âm, đặc điểm riêng của thai nhi, chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu cũng có thể ảnh hưởng đến các chỉ số này. Mẹ có thể tham khảo bài viết Thai nhi theo tuần để biết thêm về sự phát triển của thai nhi trong từng tuần, hoặc tìm hiểu thêm các mẹo dinh dưỡng, các vấn đề sức khỏe khi mang thai, máu báo thai tại website của chúng tôi nhé.
Tổng hợp: mebauvabe.net