Với tâm lý mong ngóng thiên thần của mình mà nhiều chị em đang lầm tưởng “mang thai”. Hiện tượng mang thai giả diễn ra gây hụt hẫng cho nhiều gia đình. Bài viết sau sẽ cung cấp những dấu hiệu mang thai giả khiến nhiều chị em lần tưởng để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
1. Mang thai giả là gì?
Mang thai giả hay còn được gọi bằng Pseudocyesis là thuật ngữ y khoa dùng để mô tả trường hợp phụ nữ có cảm xúc về tâm lý và triệu chứng giống với người mang thai tháng đầu tiên. Điều này khiến họ tin rằng mình đã mang thai nhưng sự thật thì hoàn toàn ngược lại. Theo bảng phân loại thống kê bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD-10), sau khi trải qua quá trình đánh giá thì mang thai giả được xếp vào nhóm các rối loạn tâm thần.
Có thể bạn quan tâm:
- Dấu hiệu mang thai 2 tuần dễ nhận biết theo hướng dẫn bác sĩ
- Mang thai bao nhiêu tuần thì sinh an toàn: giải đáp thắc mắc
- Quan hệ lần đầu có mang thai không? cách tránh thai hiệu quả
2. Tại sao xuất hiệu dấu hiệu mang thai giả?
Theo nhiều nghiên cứu thì đối tượng dễ lầm tưởng dấu hiệu mang thai giả thường là những phụ nữ trong độ tuổi từ 30-40 từng bị hiếm muộn hoặc đã từng bị sảy thai mất con. Cũng có thể do nguyên nhân nào đó mà phải chịu những áp lực nặng nề về việc có con. Thực sự là chưa có một nghiên cứu chính thức nào về nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Tuy nhiên, các nhà tâm lý cho rằng hiện tượng này chủ yếu xảy ra do mâu thuẫn về cảm xúc. Đó là khao khát mong muốn có con hoặc lo sợ chuyện mang thai có thể tạo ra những lẫn lộn trong cảm xúc, đẫn tới những thay đổi trong hệ thống nội tiết tố. Do đó xuất hiện những dấu hiệu mang thai giả khiến bạn lầm tưởng.
Ngoài ra cũng có khả năng cho rằng chính vì lo lắng, căng thẳng quá mức khiến cơ thể tiết ra những nội tiết tố giống như khi mang thai như: táo bón, trướng bụng, tăng cân… dễ gây nhầm lẫn.
3. Phân biệt dấu hiệu mang thai giả với mang thai thật:
3.1. Dấu hiệu mang thai thật:
– Trễ kinh:
Đây là hiện tượng đầu tiên được coi là “tin cậy” để có thể chuẩn đoán xem người phụ nữ có mang thai hay không.
– Âm đạo thay đổi màu sắc:
Khi thụ thai, một trong những dấu hiệu dễ nhận biết và xuất hiện sớm nhất là sự thay đổi màu sắc của âm hộ và âm đạo. Thông thường, âm hộ và âm đạo của nữ giới có màu hồng tươi. Nhưng khi mang thai, nó sẽ dần đổi thành màu tím đỏ sẫm. Màu sắc này càng ngày càng đậm hơn theo thời gian. Dấu hiệu này thậm chí có thể còn xuất hiện trước các dấu hiệu mang thai khác.
– Ngứa ran ở ngực:
Khi mang thai, ngực chị em có thể bị đau nhói hoặc ngứa ran do lượng hoocmone thai kỳ làm tăng lượng máu cung cấp cho ngực. Đặc biệt là khu vực xung quanh núm vú ở tuần đầu tiên sau khi thụ thai. Sau đó, chị em có thể thấy ngực căng tức.
– Khó thở:
Những chị em mang thai con so thường thấy dấu hiệu này rõ rệt hơn sau 1-2 tuần thụ thai. Có trường hợp mẹ bầu cảm thấy khó thở suốt 9 tháng thai kỳ do hormone progesterone tăng nhanh hoặc cơ thể cần thêm oxy để hỗ trợ sự sống của phôi thai.
– Mệt mỏi:
Chính là dấu hiệu mang thai không chắc chắn và cũng khó có thể khẳng định được. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, mẹ bầu chưa kịp thích nghi với những thay đổi thường cảm thấy mệt mỏi, dễ xúc động và cảm xúc không được nhất quán.
– Thèm ăn:
Do các hormone progesterone trong thai kỳ làm mẹ bầu cảm thấy đói và rất nhạy cảm với mùi đồ ăn. Mỗi người bị ốm nghén khác nhau, có người cảm thấy dễ buồn nôn khi ngửi thấy mùi tanh, mùi cà phê, mùi dầu mỡ… hoặc ngược lại.
3.2. Dấu hiệu mang thai giả khiến bạn lầm tưởng:
Những triệu chứng của hiện tượng mang thai giả khá giống rối dấu hiệu mang thai thật nên dẫn đến nhầm lẫn. Thông thường, những dấu hiệu biểu hiện như:
– Rối loạn kinh nguyệt
– Ngực có thể to lên và đôi khi có chút sữa non, thực tế có thể là do rối loạn nội tiết mức độ nhẹ
– Cảm giác thai máy: là những lầm tưởng do tưởng tượng, thật ra đó là các chuyển động của ruột non.
– Bụng to lên giống như đang mang thai (thực chất bụng của những người này sẽ nhỏ lại như bình thường sau khi gây mê).
– Dấu hiệu chuyển dạ: cũng đau bụng từng cơn và xảy ra vào thời điểm được cho là thai đủ tháng.
Tuy nhiên nếu chỉ dựa trên những triệu chứng lâm sàng trên không thể kết luận chính xác. Chính vì thế , các chị em cần phải thăm khám và siêu âm mới có thể đưa ra chuẩn đoán chính xác được.
3. Cách điều trị hiện tượng mang thai giả
Tuy không nguy hiểm nhưng việc lầm tưởng mang thai giả thường xuất phát từ những rối loạn về cảm xúc thần kinh. Chính vì thế, những chị em “mang thai giả” nên đến gặp bác sĩ hay chuyên viên điều trị tâm lý để được tư vấn. Ngoài ra, chị em cũng nên chia sẽ với người thân, bạn bè để giải tỏa những căng thẳng và áp lực nếu có. Có những trường hợp nặng hơn thì người mang thai giả phải có những liệu trình điều trị tâm lý riêng biệt.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách tính tuổi thai cơ bản đến chi tiết cặn kẽ cho mẹ bầu
- Cốc nguyệt san là gì? Ưu điểm nổi trội của sản phẩm
Như vậy, những dấu hiệu mang thai giả khiến bạn lầm tưởng và cách nhận biết. Tốt nhất, khi thấy xuất hiện những dấu hiệu đó chị em nên đến khám trực tiếp tại các cơ sở y tế để có kết luận chính xác, tránh cảm giác “hụt hẫng” vì nhầm lẫn.
Tổng hợp: mebauvabe.net