Khi phát hiện mẹ đang mang thai thì điều mà tất cả đều mong đợi đó chính là nghe được tim thai của con. Tim thai báo hiệu cho bố mẹ biết con vẫn đang phát triển khỏe mạnh. Vậy thai nhi phát triển mấy tuần có tim thai là điều được rất nhiều mẹ quan tâm. Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để biết được khi nào sẽ nghe được nhịp tim con đập.
1. Mấy tuần có tim thai để nhận biết con đang phát triển?
Mấy tuần có tim thai là một trong những kiến thức mẹo vặt biết có thai mẹ bầu nên biết. Trong chu kỳ thai nhi phát triển thì tim thai sẽ xuất hiện khá rõ và bắt đầu đập kể từ ngày thứ 22 sau khi thụ thai và có thể trước khi mẹ phát hiện mình mang thai. Tim thai sẽ có ở tuần thứ 6 – 7 của chu kì và nhờ vào kỹ thuật siêu âm tân tiến các mẹ có thể nghe được tim thai. Thế nhưng một số trường hợp đến tuần thứ 8 – 10 thai kỳ mới nghe được nhịp đập thai nhi do chu kỳ kinh nguyệt và sự phát triển của phôi thai.
Có thể bạn quan tâm:
- Có thai ngoài tử cung liệu có nguy hiểm với dấu hiệu ra sao?
- Quan hệ trước 2 ngày có kinh nguyệt có thai không
- Dùng bao cao su có thai không? Cách dùng hiệu quả
Trong giai đoạn đầu, tim thai nhi từ dạng ống phát triển thành dạng xoắn và phân chia. Sau cùng, phát triển hoàn thiện với trái tim có 4 buồng và van tim. Van tim có vai trò mở và đóng nhằm đưa máu đi nuôi cơ thể. Đến tuần thứ 20, nhịp đập tim thai sẽ mạnh hơn. Đặc biệt, lúc này bố và mẹ hoàn toàn có thể nghe thấy bằng tai nghe bình thường. Nhịp đập tim thai to, rõ cho thấy bé đang phát triển khỏe mạnh và bố mẹ có thể an tâm.
2. Sự hình thành tim thai
Sau khi thụ tinh được 1/3 đầu vòi trứng, hợp tử di chuyển đến tử cung và phân chia theo cấp số nhân 2 bắt đầu từ giờ thứ 30 trở đi. Hợp tử sẽ phân chia ra 2 tế bào dính với nhau rồi phân thành 4, 8, 16,… Sau khoảng 5 ngày phát triển thành 1 khối nhỏ được gọi là phôi bào. Sau 2 ngày phôi đi đến tử cung và chui vào lớp niêm mạc làm tổ. Phôi tiết ra HCG trong nước tiểu và thử bằng que sẽ biết được có thai.
Trong giai đoạn phôi thai, trái tim phát triển từ tấm tim bắt nguồn từ trung mô mạc. Sau 3 tuần thụ thai, ống tim nguyên thủy bắt đầu hoạt động. Ống tim tiếp tục phát triển rồi uốn cong, vách ngăn phát triển, xuất hiện 4 buồng và 2 đường sẽ thoát ra riêng lẻ. Thời gian 8 tuần sau khi đậu thai, trái tim cơ bản phát triển toàn diện.
Khi siêu âm quét qua bộ phận tim sẽ quan sát được bằng hình ảnh hai chiều thời gian thực ở tử cung mẹ bầu khi chiều dài đỉnh phôi đạt ≥ 5 mm. Thai được 6 tuần thì tín hiệu doppler quang phổ, màu của máu và các mạch lớn sẽ quan sát được.
Dựa vào thời điểm và tiến trình phát triển tạo nên tim thai, chỉ có thể phát hiện được tim thai nhờ vào siêu âm ở tuần thứ 6 trở đi. Nếu tính sai chu kỳ kinh nguyệt hoặc tuổi thai mà phát hiện tim thai muộn hơn, có thể là tuần thứ 8.
3. Sau khi biết thai nhi mấy tuần có tim thai cần làm gì?
Việc biết được mấy tuần có tim thai giúp cho các mẹ biết rằng thai nhi vẫn đang phát triển tốt để có kế hoạch chăm sóc thích hợp. Có thể thấy rằng, thai nhi luôn phát triển và thay đổi liên tục suốt hơn 9 tháng trong bụng mẹ. Có nhiều yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của mẹ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của con trong đó có bộ mã gen. Các mẹ hãy tham khảo những gợi ý sau đây để giúp thai nhi có một trái tim khỏe mạnh:
- Bổ sung axit folic trước và trong quá trình mang thai giúp ngăn ngừa bệnh tim bẩm sinh cho con.
- Nếu mẹ bầu bị bệnh đái tháo đường type 2 hoặc tiểu đường thai kỳ cần theo dõi và kiểm tra lượng đường trong máu suốt thời gian thai kỳ. Bởi tiểu đường có nguy cơ làm em bé mắc bệnh tim mạch.
- Nếu có sử dụng bất kì loại thuốc nào cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh làm ảnh hưởng đến thai nhi.
- Không được sử dụng rượu và các chất kích thích có hại cho sự phát triển của thai nhi.
- Mẹ bầu tuyệt đối không được hút thuốc lá. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu hút thuốc trong kỳ tam cá nguyệt đầu có nguy cơ khoảng 2% khuyết tật tim thai nhi kể cả bất thường ở van tim và các mạch máu.
4. Siêu âm và nhận định khuyết tật tim khi nào?
Có thể bắt đầu từ 6 – 9 tuần có thai, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm tam cá đầu tiên giúp kết luận có thai, tuổi thai và kiểm tra tim thai có hoạt động hay không.
Nhờ vào siêu âm mà bác sĩ sẽ kiểm tra và đánh giá tình trạng khuyết tật tim bẩm sinh. Hàng năm có hơn 36.000 trẻ em được sinh ra mắc bệnh tim bẩm sinh. Tuy nhiên chưa có thuốc hoặc phương pháp điều trị bệnh này ngay còn trong tử cung nhưng có thể chẩn đoán và lựa chọn cơ sở y tế phù hợp giúp chăm sóc tim mạch ngay sau khi sinh ra.
Một số trường hợp cần xử lý ngay sau khi sinh hoặc cũng có một vài trường hợp được điều trị bằng phẫu thuật hoặc sử dụng thuốc.
5. Siêu âm không nghe tim thai nguyên nhân do đâu?
Ở tuần thứ 6, nếu siêu âm có phôi thai hoàn thiện và tim thai chứng tỏ bé đang phát triển khỏe mạnh. Thai nhi sẽ tiếp tục phát triển không ngừng nghỉ.
Trong trường hợp không thấy tim thai hoặc không nghe được nhịp đập các mẹ cũng không nên quá lo lắng hãy để bác sĩ lý giải nguyên nhân và hướng khắc phục. Nếu thai vẫn khỏe mạnh và phát triển bình thường thì mẹ sẽ nghe được nhịp tim của con đập rõ ràng. Nếu tuổi thai nhi đã lớn nhưng vẫn không phát hiện tim thai và nhịp đập có thể do những nguyên nhân sau:
5.1. Sảy thai tự nhiên
Hiện nay chưa có nghiên cứu nào cho thấy nhịp tim thai đang đập bình thường bỗng nhiên ngưng đập và dẫn đến bé ngừng phát triển dù cho sức khỏe mẹ vẫn tốt.
Có thể bạn quan tâm:
- Tinh trùng sống được bao lâu? Vai trò trong việc thụ thai?
- Dấu hiệu mang thai tuần đầu là gì? Mẹo phân biệt chuẩn
Có khoảng 50% các trường hợp sảy thai tự nhiên nguyên nhân do nhiễm sắc thể hoặc có sự bất thường khi phân chia tế bào.
Nếu mẹ bầu mắc một trong các bệnh sau đây cũng có nguy cơ bị sảy thai gồm có:
- Bệnh tiểu đường.
- Rối loạn hệ miễn dịch.
- Bị rối loạn đông máu.
- Tuyến giáp gặp vấn đề.
- Mẹ mắc hội chứng buồng trứng đa năng.
- Tử cung không bình thường hoặc thiểu năng cổ tử cung.
Những tác động không mong muốn của môi trường tác động đến thai nhi khiến tim ngừng đập và sảy thai:
- Chấn thương.
- Mẹ hút thuốc lá hay ngửi khói thuốc, dùng ma túy, chất kích thích, uống rượu bia.
- Stress kéo dài.
- Tiếp xúc trực tiếp môi trường độc hại.
5.2. Thai nhi bị rối loạn nhịp tim
Đây là trường hợp ít gặp, chỉ xuất hiện trong 1 thời điểm nào đó chứ không xuất hiện suốt thời kỳ mang thai. Vấn đề này chỉ diễn ra tạm thời, lành tính tuy nhiên vẫn có rất ít trường hợp thai nhi tử vong.
Nhịp đập tim thai thường rơi vào khoảng 120 – 160 nhịp/phút. Nhịp đập của thai nhi cao hơn bình thường và khi bị rối loạn sẽ tăng hoặc chậm hoặc ngừng đột ngột.
5.3. Thiết bị siêu âm hoặc ống nghe không chất lượng
Thiết bị siêu âm tân tiến, ống nghe chất lượng rất cần thiết để bạn nghe được nhịp tim thai rõ ràng. Có nhiều trường hợp không xác định được tim thai do lỗi của thiết bị khiến nhiều mẹ bầu hoang mang. Đặc biệt khi thai ở tuần thứ 6 – 8 tim thai đập yếu ớt và thiết bị không đủ nhạy để nghe thấy.
Như vậy với những kiến thức bổ ích trên đây đã giúp cho các mẹ bầu biết được mấy tuần có tim thai để biết rằng con mình vẫn đang khỏe mạnh. Hãy chăm sóc trẻ thật tốt ngay khi còn trong bụng mẹ.
Tổng hợp: mebauvabe.net