1. Bé gái bao nhiêu tuổi thì có kinh nguyệt?
Trước khi biết lần đầu có kinh nguyệt nên làm gì; mẹ cần hiểu độ tuổi có kinh nguyệt ở bé gái.
Có thể bạn quan tâm:
- Kinh nguyệt có màu đen có nguy hiểm hay không? Giải đáp
- Tìm hiểu về thuốc trì hoãn chu kỳ kinh nguyệt đầy đủ nhất
- Ăn gì để kinh nguyệt ra sớm để thoải mái tận hưởng cuộc vui?
Con gái bao nhiêu tuổi thì có kinh nguyệt? Ngày xưa con gái dậy thì muộn hơn bây giờ; khoảng 14-16 tuổi. Song ngày nay, con gái thường dậy thì từ 10 tuổi trở lên. Vì vậy mẹ nên tư vấn rõ những dấu hiệu bé gái sắp có kinh nguyệt cho con gái nắm.
Nếu mẹ lăn tăn 11 tuổi có kinh nguyệt có sao không thì không có sao hết mẹ nhé; đó không phải là dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái.
Theo nguyên tắc chung, dấu hiệu bé gái sắp có kinh nguyệt lần đầu sẽ bắt đầu khoảng hai năm sau khi ngực của trẻ bắt đầu phát triển. Một báo hiệu khác là dịch tiết âm đạo (giống như chất nhờn); bé gái có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy khí hư trên quần lót của mình. Sự tiết dịch này thường bắt đầu khoảng 6-12 tháng trước khi trẻ có kinh lần đầu.
2. Dấu hiệu bé gái sắp có kinh nguyệt lần đầu
Nhận biết báo hiệu kinh nguyệt là bước đầu tiên khi mẹ tự hỏi lần đầu có kinh nguyệt nên làm gì.
Những dấu hiệu bé sắp có kinh nguyệt xảy ra khi trẻ sắp có kinh; song cũng có người không có các dấu hiệu này. Ở lần đầu có kinh nguyệt; trẻ có thể đối diện hội chứng tiền kinh nguyệt (premenstrual syndrome – PMS) nhưng nó đặc trưng hơn nhiều so với những lần sau này.
Dấu hiệu bé gái sắp có kinh nguyệt lần đầu
- Mụn trứng cá.
- Đầy hơi.
- Đau ở ngực.
- Đau lưng.
- Táo bón.
- Tiêu chảy.
- Mệt mỏi hơn bình thường.
- Tâm trạng thất thường (hay cáu kỉnh).
- Thèm ăn, đặc biệt là đồ ngọt và chua.
- Dịch âm đạo trong hoặc trắng (6-12 tháng trước dấu hiệu bé gái có kinh nguyệt lần đầu xuất hiện).
Bé gái có kinh nguyệt lần đầu thường có triệu chứng:
- Chảy máu âm đạo.
- Mệt mỏi.
- Đau ngực.
- Thèm ăn ngọt hoặc chua.
- Cơ thể tích nước nên cảm thấy như bị tăng cân.
- Hay cáu gắt.
- Lo lắng hoặc xấu hổ.
- Đau bụng.
3. Tại sao bé gái có kinh nguyệt?
Mẹ nên giải thích cho bé gái kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường; dấu hiệu bé gái có kinh nguyệt lần đầu là dấu hiệu sắp dậy thì của con gái. Đây là lúc cơ thể bắt đầu có khả năng sinh sản.
Khi chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu; nồng độ estrogen tăng làm cho niêm mạc tử cung cũng bị dày lên để giúp cho việc thụ tinh và mang thai. Trứng không được thụ tinh sẽ bị vỡ thành dịch lẫn máu và chảy ra khỏi tử cung; đó chính là kinh nguyệt.
Sau khi hiểu cơ bản về dấu hiệu và nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt; mẹ đọc tiếp để biết lần đầu có kinh nguyệt nên làm gì.
4. Lần đầu có kinh nguyệt, trẻ nên làm gì?
4.1 Băng vệ sinh cần chuẩn bị khi dấu hiệu bé gái sắp có kinh nguyệt lần đầu
Lần đầu có kinh nguyệt nên làm gì? Trẻ không nên sợ hãi vì đây là hiện tượng bình thường; phụ nữ nào cũng phải trải qua. Thay vào đó, trẻ nên sẵn sàng để đón nhận kỳ kinh đầu tiên trong đời của mình bằng cách chuẩn bị những thứ cần thiết bao gồm:
- Băng vệ sinh (Pads): Hầu hết các bé gái đều sử dụng băng vệ sinh khi lần đầu tiên có kinh. Băng vệ sinh được làm bằng bông và có nhiều kích cỡ và hình dạng khác nhau. Chúng có miếng dính để giữ cố định trong quần lót.
- Tampon: Đây là một nút bông để bé gái đặt vào âm đạo mình. Hầu hết các loại tampon đều đi kèm với dụng cụ để hướng dẫn tampon vào đúng vị trí. Bé gái không nên để tampon lâu hơn 8 giờ; vì điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng được gọi là hội chứng sốc nhiễm độc.
- Cốc nguyệt san (Menstrual cup): Hầu hết các cốc nguyệt san đều được làm bằng silicone. Để sử dụng cốc kinh nguyệt, bé gái sẽ đưa vào âm đạo của mình.
Lần đầu có kinh nguyệt nên làm gì để chuẩn bị?
- Cất các loại băng vệ sinh phù hợp trong cặp sách.
- Trang bị giấy vệ sinh cá nhân.
- Mua dung dịch vệ sinh phụ nữ.
- Mặc quần lót có độ ôm để giữ băng vệ sinh chắc chắn.
4.2 Lần đầu có kinh nguyệt bất ngờ và loang ra quần nên làm gì?
Thật khó để biết trước kinh nguyệt sẽ đến vào ngày, giờ nào cụ thể, vì thế tất cả trẻ đều bị động trong việc dự phòng băng vệ sinh. Mẹ cần tư vấn rõ những dấu hiệu bé gái sắp có kinh nguyệt cho con gái có sự chuẩn bị và biết cách xử lý.
Lần đầu có kinh nguyệt bất ngờ và loang ra quần nên làm gì?
- Buộc khăn hoặc áo vào hông để che vết máu.
- Nhanh chóng tìm vải sạch hoặc giấy vệ sinh để đóng vào quần.
- Nhờ sự trợ giúp của bạn bè xung quanh (đi mua hộ băng vệ sinh và quần lót).
- Nhanh chóng trở về nhà, thay đồ và vệ sinh sạch sẽ.
- Ngâm quần áo bị loang máu vào nước ấm, sau đó tẩm xà bông giặt để làm sạch vết máu.
4.3 Bé gái có kinh nguyệt lần đầu nên làm gì nếu bị đau bụng?
Lần đầu có kinh nguyệt bị đau bụng nên làm gì? Bé gái có thể áp dụng một số cách sau để giảm các triệu chứng đau bụng kinh như:
- Chườm nước ấm.
- Ngâm mình trong bồn nước ấm.
- Ăn rau ngải cứu hoặc thì là.
- Massage bụng.
- Nằm nghỉ ngơi.
- Tập một số động tác yoga giúp điều hòa kinh nguyệt.
- Không uống cà phê, nước ngọt, chất kích thích.
- Không ăn đồ cay, nóng, dầu mỡ.
- Uống thuốc giảm đau bụng kinh theo chỉ định của bác sĩ.
- Không vận động mạnh, ví dụ như luyện tập nặng, chạy hoặc chơi các môn thể thao tốc độ.
5. Lần đầu có kinh nguyệt nên làm gì? Khi nào đi gặp bác sĩ?
Hầu hết các bé gái không gặp bất kỳ vấn đề gì về kinh nguyệt. Nhưng hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn:
- 15 tuổi và chưa bắt đầu có kinh.
- Đã có kinh nguyệt hơn 2 năm và nó vẫn không đến đều đặn (khoảng 4-5 tuần một lần).
- Ra máu giữa các kỳ kinh.
- Bị chảy máu rất nhiều (phải thay tampon hoặc băng vệ sinh hơn 1 giờ một lần).
- Có chu kỳ kéo dài hơn 7 ngày.
- Bị hội chứng tiền kinh nguyệt (premenstrual syndrome) nghiêm trọng cản trở các hoạt động hàng ngày.
6. Một số câu hỏi thường gặp ngoài lần đầu có kinh nguyệt nên làm gì?
6.1 Kinh nguyệt kéo dài trong bao lâu?
Sau dấu hiệu bé gái sắp có kinh nguyệt thì bé gái lần đầu tiên có kinh; chu kỳ thường kéo dài trong khoảng một ngày rồi hết. Vài tháng sau, kinh nguyệt mới xuất hiện trở lại và trở thành một lịch trình nhất quán đều đặn gọi là chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.
Mỗi kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài từ 2-7 ngày hàng tháng.
Có thể bạn quan tâm:
- Siro ho cho bé và những lưu ý lựa chọn phù hợp nhất
- Trẻ sơ sinh bị nấc và những biện pháp trị nấc cực nhanh gọn
6.2 Kinh nguyệt ra ít hay nhiều trong lần đầu tiên?
Với dấu hiệu bé gái sắp có kinh nguyệt lần đầu tiên; hành kinh sẽ không ra nhiều máu. Khi hormone ổn định; chu kỳ kinh nguyệt được thiết lập đều đặn hàng tháng thì kinh nguyệt sẽ ra nhiều hơn.
Bạn nên giải thích để con gái không nên lo lắng khi thấy kinh nguyệt ra nhiều. Bạn có thể động viên, nói chuyện về đề tài này trước để khi cảm thấy lúng túng, con gái có thể chia sẻ điều này với mẹ hoặc chị em gái trong nhà, được hướng dẫn vệ sinh và chăm sóc cơ thể trong kỳ “đèn đỏ”.
Bạn có thể cùng con đến bệnh viện để thăm khám nếu gặp các triệu chứng trong lần đầu tiên có kinh sau:
- Kinh nguyệt ra nhiều, cứ khoảng một giờ lại thay băng vệ sinh một lần
- Cảm thấy lâng lâng, choáng váng
- Tim đập nhanh
- Hành kinh kéo dài hơn 7 ngày
- Đau bụng quằn quại
6.3 Lần đầu có kinh nguyệt nên làm gì để thấm hút hành kinh?
Vào lần đầu tiên này, mẹ chỉ có thể cho bé gái dùng băng vệ sinh; không dùng được cốc nguyệt san và tampon vì 2 dụng cụ này nếu bé gái sợ phải đưa vào trong âm đạo.
6.4 Lần đầu có kinh nguyệt, nếu quan hệ tình dục thì con gái có thể mang thai không?
Chỉ cần trải qua kỳ kinh nguyệt đầu tiên là con gái có thể mang thai nếu có quan hệ tình dục. Vì vậy, trẻ nên thận trọng khi ở gần nam giới và cần chú ý đến ngày an toàn của con gái. Đặc biệt, trẻ không nên để nam giới đụng chạm vào cơ thể, nhất là vùng kín của mình.
6.5 Lần đầu có kinh nguyệt đã được coi là người lớn chưa?
Kinh nguyệt chỉ là một dấu hiệu của sự trưởng thành về sinh lý và chức năng sinh sản của phái nữ. Ngày nay, con gái thường xuất hiện kinh nguyệt sớm từ độ tuổi lên 10. Lúc này thì con gái vẫn chưa được coi là người lớn. Người lớn theo quan niệm phổ biến trong xã hội là khoảng từ 18 tuổi trở đi.
6.6 Lần đầu có kinh nguyệt nên làm gì? Có nên đi bơi hay chơi thể thao?
Bé gái hoàn toàn có thể đi bơi hoặc chơi thể thao vào ngày có kinh nguyệt. Trên thực tế, việc tập thể dục có thể làm giảm đau bụng và cảm giác khó chịu do kinh nguyệt gây ra.
Khi đi bơi hoặc chơi thể thao; bé gái cần sử dụng băng vệ sinh hoặc cốc nguyệt san có độ thấm hút tốt để tránh tràn băng dưới nước và trong khi tập luyện.