Trang chủ Chia sẻ kinh nghiệm Thực phẩm chứa nhiều sắt nên cung cấp cho cơ thể hằng...

Thực phẩm chứa nhiều sắt nên cung cấp cho cơ thể hằng ngày

Thiếu sắt là dạng thiếu hụt dinh dưỡng phổ biến nhất ở trẻ em và phụ nữ đang mang thai. Vậy chúng ta nên cung cấp những thực phẩm giàu chất sắt để có một cơ thể khỏe mạnh và đủ chất dinh dưỡng. Danh sách 10 loại thực phẩm giàu sắt có thể giúp bạn hấp thu đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể của mình. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thực phẩm bổ sung sắt nhé.

10 loại thực phẩm giàu sắt giúp bạn hấp thu đầy đủ dinh dưỡng

Gan – một thực phẩm giàu sắt

Phần thịt của các cơ quan trong cơ thể như gan, lòng, cổ, cánh và chân chính là nguồn cung cấp chất sắt heme tốt nhất. Không chỉ vậy, các loại thịt này còn bổ sung thêm các khoáng chất, vitamin và các loại protein khác cho cơ thể.

Có thể bạn quan tâm:

Gan bò có lượng sắt cao rất đáng ngạc nhiên với hàm lượng 5mg mỗi miếng. Lượng sắt này chiếm khoảng ¼ nhu cầu khoáng chất hằng ngày của một người phụ nữ trưởng thành.

Gan lợn còn là một lựa chọn tuyệt vời hơn nữa vì nó có độ nạc nhẹ, đồng thời chứa hàm lượng sắt và vitamin C cao hơn gan bò. Dù là gan bò hay gan hlợn thì bạn cũng nên ăn ở mức vừa phải vì chúng chứa hàm lượng cholesterol cao.

Phụ nữ mang thai cũng cần hạn chế ăn gan vì hàm lượng vitamin A cao trong gan có liên quan đến việc sinh trẻ bị dị tật bẩm sinh. Thay vào đó hãy bổ sung thuốc sắt cho bà bầu để mẹ và bé có sức khỏe tốt.

Gan – một thực phẩm giàu sắt
Gan – một thực phẩm giàu sắt

Thực phẩm nhiều sắt: Hàu

Không chỉ có vị tươi ngon, hàu còn chứa hàm lượng sắt đáng kinh ngạc. Những loài thân mềm với cấu tạo hai mảnh vỏ như sò, trai, hàu, mực chính là nguồn giàu các chất dinh dưỡng quan trọng (không chỉ chứa sắt mà còn chứa kẽm và vitamin B12).

Một con hàu cỡ vừa chứa từ 3–5mg chất sắt. Điều này có nghĩa là chỉ cần ăn nó bạn đã hấp thụ đủ nhu cầu chất sắt cần thiết của cả ngày! Hãy tự chế biến những món hàu tươi ngon để thực đơn mỗi ngày vừa đa dạng vừa giàu dinh dưỡng nhé!

Thực phẩm chứa nhiều sắt: Đậu gà

Những loài cây họ đậu này cung cấp gần 5mg chất sắt mỗi cốc. Ngoài ra, nó còn chứa một lượng protein vô cùng phong phú. Đây chính là lý do tại sao loại thực phẩm này là sự lựa chọn ưa thích đối với những người ăn chay.

Đậu gà là nguyên liệu tuyệt vời trong món salad và các món mì ống. Ngoài ra, bạn còn có thể dùng đậu gà để làm món salad trộn thơm ngon. Nếu bạn không thích chế biến theo những công thức thông thường, hãy làm món đậu gà theo sở thích của riêng mình. Một món ăn với đậu gà vừa bổ dưỡng, vừa ngon miệng – thật tiện lợi phải không nào?

Chất sắt có trong thực phẩm nào: Các loại ngũ cốc

Một ly ngũ cốc ngon lành để bắt đầu bữa sáng quả là một sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn. Thay vì loại ngũ cốc thông thường, bạn có thể chọn ăn loại ngũ cốc tăng cường để hấp thụ đủ lượng sắt cơ thể cần.

Khi mua ngũ cốc, bạn hãy xem kỹ nhãn dinh dưỡng để biết sản phẩm chứa bao nhiêu hàm lượng sắt có trong mỗi khẩu phần. Bạn nên dùng nhiều loại cung cấp từ 90–100% giá trị sắt thiết yếu được khuyến nghị hàng ngày cùng với các loại vitamin và khoáng chất quan trọng khác như chất xơ, kẽm, canxi và vitamin B.

Chất sắt có trong thực phẩm nào: Các loại ngũ cốc
Chất sắt có trong thực phẩm nào: Các loại ngũ cốc

Hạt bí ngô

Bạn có biết rằng bạn hoàn toàn có thể hấp thụ sắt chỉ với một chén bí ngô thơm ngon không? Một chén hạt nguyên chất chứa hơn 2mg chất sắt và bạn có thể dễ dàng thêm vào chế độ ăn uống hằng ngày. Các loại hạt mang lại vị tuyệt vời khi dùng chúng để nấu hỗn hợp bánh mì. Ví dụ như chúng được dùng để làm bánh mì hay các công thức nấu nướng bánh muffin hoặc như món salad giòn. Nếu muốn tiện lợi hơn, bạn cũng có thể ăn loại hạt bí ngô nướng không muối bán sẵn ở các cửa hàng.

Đậu nành cũng là thực phẩm giàu sắt

Chỉ nửa chén các loại cây họ đậu này đã chứa trên 4mg sắt. Không những thế, chúng là một nguồn tuyệt vời cung cấp các khoáng chất quan trọng như đồng – khoáng chất giúp giữ cho mạch máu và hệ miễn dịch khỏe mạnh và mangan – một chất dinh dưỡng thiết yếu có liên quan đến nhiều quá trình hóa học trong cơ thể.

Ngoài ra, đậu nành còn giàu protein và chất xơ cũng như chứa nhiều loại vitamin và axit amin thiết yếu nữa đấy.

Đậu

Tất cả các loại đậu đều là một nguồn cung cấp chất sắt tuyệt vời. Bất kỳ cốc đậu nào cũng cung cấp từ 3–7mg sắt cho cơ thể. Bạn có thể thử kết hợp ăn các loại thực phẩm như cải xoăn, ớt chuông, bông cải xanh và súp lơ, bởi vì tất cả các loại thực phẩm này đều giàu vitamin C – một chất dinh dưỡng giúp hấp thu chất sắt không chứa heme trong cơ thể dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, bạn hãy thêm đậu vào món salad, ăn chúng kèm với các loại rau sống hoặc dùng để nấu các món xào. Công thức chế biến những món đậu luôn rất nhiều và đa dạng. Bạn có thể tự mình tìm ra thực đơn ưa thích!

Tất cả các loại đậu đều là một nguồn cung cấp chất sắt tuyệt vời
Tất cả các loại đậu đều là một nguồn cung cấp chất sắt tuyệt vời

Đậu lăng

Một loại đậu khác không thể không đề cập đến trong bài viết này đó chính là đậu lăng. Đậu lăng đã nấu chín cung cấp đến hơn 6mg khoáng chất mỗi cốc, đồng thời nó cũng là nguồn thực phẩm giàu chất xơ. Đậu lăng giúp bạn dễ tiêu hóa, làm giảm hàm lượng cholesterol và giúp giữ mức đường trong máu ổn định. Đậu lăng cũng là một thành phần cực kỳ phổ biến trong công thức các món ăn. Bạn có thể tự làm món súp đậu hay món salad trộn đậu dùng với burger và ớt.

Rau bó xôi nấu chín

Cả rau bó xôi tươi sống và nấu chín đều là nguồn cung cấp chất sắt tuyệt vời. Rau bó xôi đã chế biến lại giúp cơ thể bạn hấp thụ chất dinh dưỡng dễ dàng hơn. Chỉ một chén rau bó xôi nấu chín đã cung cấp hơn 6 mg chất sắt cũng như protein, chất xơ, canxi, vitamin A và vitamin E cho cơ thể bạn rồi đấy.

Bên cạnh đó, rau bó xôi tươi cũng rất bổ dưỡng, nhưng vị của nó thường không ngon lắm, đặc biệt là đối với trẻ em. Do đó, bạn hãy nấu chín bó xôi trong các món ăn của bé mà không sợ bé sẽ kén ăn, đồng thời lại giúp bé bổ sung thêm lượng sắt (cũng như các nguồn sắt không chứa heme khác, nó đặc biệt có lợi khi ăn kết hợp với thực phẩm giàu vitamin C như rau).

Rau bó xôi nấu chín
Rau bó xôi nấu chín

Có thể bạn quan tâm:

Hạt mè cũng là thực phẩm giàu sắt

Hạt mè có vị thơm ngon, đồng thời là nguồn cung cấp khoáng chất sắt phong phú. Những loại hạt này chứa 20 mg sắt mỗi chén. Ngoài ra, nó còn chứa lượng lớn các chất dinh dưỡng thiết yếu khác như đồng, phốt pho, vitamin E và kẽm. Bạn có thể bổ sung bằng cách thêm chúng vào món salad. Với mỗi thìa hạt mè thêm vào đồng nghĩa với việc cơ thể bạn sẽ hấp thụ thêm hơn 1mg sắt vào nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày.

Khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu thiếu sắt, bạn được thăm khám và xét nghiệm vi chất dinh dưỡng để xác định chính xác tình trạng, mức độ thiếu sắt và có hướng can thiệp kịp thời trước khi quá muộn. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc bổ sung sắt khi chưa có chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ vì điều này có thể gây ra các tác dụng phụ thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Tổng hợp: mebauvabe.net

Đọc nhiều nhất