Kinh nguyệt là một biểu hiện bình thường của cơ thể nữ giới. Đây không chỉ đánh dấu thời kì dậy thì và trưởng thành ở các cô gái mà còn thể hiện khả năng làm mẹ tuyệt vời chỉ có ở phái nữ. Tuy nhiên, trong thời kỳ kinh nguyệt các chị em có thể gặp nhiều rắc rối. Vì thế có một số dấu hiệu cơ thể để chị em dễ dàng nhận biết trước thời gian có kinh của mình để từ đó có những sự chuẩn bị kỹ càng hơn về tâm lý và sức khỏe.
1. Kinh nguyệt là gì?
Kinh nguyệt là các biểu hiện sinh lý của cơ thể phụ nữ dưới tác động của các hormone sinh dục và sinh sản. Khi bước vào kì kinh nguyệt, não bộ của các chị em sẽ phát ra các tín hiệu để cơ thể sản xuất hormone có vai trò quan trọng trong việc thụ thai.
Sau đó buồng trứng sẽ có hiện tượng rụng trứng, trứng sẽ chuyển về phía tử cung để làm tổ. Nếu trứng không được thụ tinh (bởi tinh trùng) thì lớp niêm mạc tử cung sẽ bị bong ra và gây chảy máu bên ngoài âm đạo. Bởi vậy, kinh nguyệt chính là hiện tượng bong lớp niêm mạc tử cung có chu kỳ do sự tụt giảm đột ngột của hormone estrogen hoặc estrogen và progesterone. Đây là ngày an toàn của con gái.
Kỳ kinh nguyệt sẽ luôn lặp lại theo các chu kỳ trong thời gian từ 21 đến 35 ngày và thời gian hành kinh sẽ từ 3- 7 ngày tùy theo cơ địa mỗi người. Chu kỳ kinh nguyệt chỉ kết thúc khi cơ thể nữ giới bước sang thời kỳ mãn kinh. Nếu bạn nữ mang thai thì sẽ không xảy ra hiện tượng máu chảy ngoài âm đạo, tức là không có thời gian hành kinh bởi vì lúc đó trứng đã được thụ tinh.
2. Các dấu hiệu sắp có kinh nguyệt dễ nhận biết?
Tùy theo đặc điểm tâm sinh lý của mỗi cô gái mà sẽ có những dấu hiệu khác nhau để báo hiểu kỳ kinh nguyệt sắp đến. Tuy nhiên, dựa theo nghiên cứu và từ thực tế có thể rút ra một số dấu hiệu chung, giúp bạn nhận biết thời kỳ kinh nguyệt và có sự chuẩn bị chu đáo.
2.1. Khí hư ra nhiều
Khí hư hay huyết trắng là dịch tiết của âm đạo thường xuất hiện vào thời kì trước khi đến thời gian hành kinh của các chị em. Nếu nhận thấy lượng khí hư ra nhiều hơn trong 2-3 ngày trở lại thì chính là bạn đang rất gần thời gian hành kinh.
Tùy theo từng độ tuổi mà lượng khí hư cũng có sự thay đổi, thông thường càng gần thời kỳ mãn kinh thì khí hư cũng sẽ tiết ra ít hơn. Khí hư cũng phản ánh sức khỏe của các chị em, nếu khí hư có màu trắng, không màu tức là có sức khỏe vùng kín tốt. Tuy nhiên, nếu khí hư có màu vàng, nâu có mùi hôi khó chịu thì chị em nên kiểm tra lại sức khỏe vùng kín của mình.
2.2. Khó chịu ở vùng bụng dưới là dấu hiệu bạn đang có kinh nguyệt
Các biểu hiện đau bụng dưới âm ỉ, râm ran, khó chịu cũng là sự báo hiệu sắp đến thời gian hành kinh của phái nữ. Tùy theo cơ địa của mỗi người mà đau ít hay nhiều, có các chị em chỉ khó chịu ở vùng bụng dưới, nhưng cũng có những người vô cùng đau đớn, kéo dài đến những đầu của thời gian hành kinh. Nguyên nhân, chính là do các cô gái đang thiết axit béo omega – 3 – đây là chất ức chế hormone sinh dục nữ và đây cũng tác nhân kích thích tử cung để đẩy máu kinh ra phía ngoài.
2.3. Căng tức ngực và kích thước vòng 1 tăng
Có nhiều chị em sẽ không để ý nhưng vào những ngày trước và trong thời gian hành kinh thì kích thước vòng 1 của chúng ta sẽ tăng hơn so với bình thường. Các cô gái còn cảm thấy ngực bị căng tức đôi khi còn thấy khó chịu. Thông thường hiện tượng này sẽ diễn ra trước khi thời gian hành kinh 1 tuần. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này chính là do hormone trong cơ thể nữ giới bị thay đổi khiến các mô ngực cương lên làm ngực bị căng tức và tăng kích thước của vòng 1.
2.4. Đau mỏi vùng lưng cũng là dấu hiệu đang có kinh nguyệt
Nếu chị em cảm thấy có hiện tượng đau mỏi lưng bất thường và vài ngày sau xuất hiện máu kinh thì có nghĩa đây là một dấu hiệu sinh lý vô cùng bình thường. Nguyên nhân của hiện tượng này do hormone prostaglandin gây nên, chính sự thay đổi bất thường của loại hormone này trong thời kỳ kinh nguyệt gây mỏi lưng.
2.5. Nổi mụn
Thông thường, trước khi hành kinh thì làn da chị em sẽ tiết ra lượng dầu nhiều hơn, nổi một số mụn nội tiết ở khu vực dưới cằm. Sự tiết dầu ở các lỗ chân lông khiến da các chị em sẽ nhờn hơn bình thường. Tuy nhiên, các chị em đừng lo lắng vì lượng dầu trên da, những nốt mụn này có thể không trồi lên và dần hết đi khi kì kinh nguyệt kết thúc.
2.6. Tâm trạng thất thường, khó chịu và cáu gắt
Hormone đóng vai trò vô cùng trong nội tiết và cân bằng tâm lý cho các cô gái. Trước thời kỳ hành kinh, cơ thể nữ giới có nhiều sự thay đổi của hormone khiến cho tâm lý của chị em trở nên nhạy cảm hơn, thường xuyên thấy mệt mỏi và dễ nổi giận. Bên cạnh đó, trước khi hành kinh, chị em còn gặp nhiều vấn đề liên quan đến đau bụng, đau ngực, mỏi lưng, nổi mụn nên càng dễ khó chịu hơn bình thường.
3. Kinh nguyệt có ý nghĩa gì đối với sức khỏe nữ giới?
Hiện tượng hành kinh là tiến trình tự nhiên theo chu kỳ đối với phụ nữ khỏe mạnh giữa tuổi dậy thì và cuối tuổi sinh sản. Đây là dấu hiệu ở người phụ nữ không mang thai, tuy nhiên đôi khi có thể xảy ra hiện tượng chảy máu trong giai đoạn sớm của thai kỳ.
Đối với nữ giới trong độ tuổi sinh sản, không hành kinh có thể là một trong những dấu hiệu đầu tiên nghi ngờ rằng người phụ nữ có thể mang thai. Tuổi hành kinh lần đầu trung bình là 12 tuổi và mãn kinh thường xảy ra trong khoảng từ 45 đến 55 tuổi. Khi lệch khỏi những khoảng này thì có thể bạn đang gặp phải một tình trạng bất thường nào đó cần được quan tâm về y khoa.
Chu kỳ kinh nguyệt có thể cho biết nhiều vấn đề về sức khỏe của bạn. Các vấn đề về kinh nguyệt xảy ra như kinh nguyệt không đều, đau đớn dữ dội trong thời gian hành kinh có thể là những dấu hiệu cho một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Bên cạnh đó, khi bắt đầu bước sang tuổi mãn kinh, lượng hormone trong cơ thể thay đổi cũng có thể làm tăng hoặc giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính.
Trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, các hormone sinh dục kiểm soát cũng có thể gây ảnh hưởng tới các khía cạnh về sức khỏe khác như các vấn đề về mặt tình cảm, tinh thần và thể chất.
Trong nửa đầu của chu kỳ kinh nguyệt, bạn có thể cảm thấy có nhiều năng lượng hơn, trí nhớ tốt hơn và khả năng chịu đau cao hơn. Sau khi kỳ kinh kết thúc, dịch cổ tử cung trong tuần này là mỏng nhất nên đây sẽ là thời điểm tốt đề lên lịch làm xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung để cho kết quả chính xác.
Trong nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt, bạn có thể sẽ cảm thấy uể oải hơn, trí nhớ kém hơn. Bên cạnh đó, nếu bạn đang gặp phải một số vấn đề về sức khỏe khác như đau nửa đầu, trầm cảm, hen suyễn,….thì các triệu chứng sẽ có thể trở nên tồi tệ hơn ngay trước khi kỳ kinh bắt đầu. Ngoài ra, nếu bạn đang bị đái tháo đường, bạn sẽ khó kiểm soát lượng đường trong máu hơn. Những vấn đề này sẽ gặp phổ biến hơn đối với những phụ nữ cũng có các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS).