Trang chủ Sổ tay của mẹ Có nên cho bé uống siro ho không? Giải đáp thắc mắc...

Có nên cho bé uống siro ho không? Giải đáp thắc mắc bố mẹ

Có nên cho bé uống siro ho không là thắc mắc của không ít bậc cha mẹ, đặc biệt là khi tình trạng ho của bé kéo dài không dứt. Các chuyên gia cho biết mẹ nên cho trẻ uống siro ho nhưng tốt nhất là khi bé có dấu hiệu chớm ho. Để hiểu rõ hơn về siro ho cho bé cũng như những lưu ý khi sử dụng, mẹ hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Bố mẹ có nên dùng siro ho cho bé?

Có nên cho bé uống siro ho? Câu trả lời là nên cho bé uống siro ho khi bé có các dấu hiệu chớm ho. Sở dĩ, bố mẹ nên cho bé uống siro ho vì đây là những sản phẩm được bào chế từ dược liệu nên an toàn và ít tác dụng phụ.

Một số khuyến cáo cho rằng không nên sử dụng thuốc trị ho cho trẻ dưới 4 tuổi do lo ngại nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Trong khi đó, trên thị trường hiện nay có một số loại siro ho sử dụng cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chính vì vậy, các mẹ nên ưu tiên lựa chọn siro ho có thành phần tự nhiên khi điều trị ho cho bé, đặc biệt là bé dưới 4 tuổi.

Nên cho bé uống siro ho khi bắt đầu chớm ho để có hiệu quả tốt nhất
Nên cho bé uống siro ho khi bắt đầu chớm ho để có hiệu quả tốt nhất

Thời điểm nên cho bé uống siro ho là từ 1 – 2 ngày khi bé có dấu hiệu ho. Ho là phản xạ sinh lý bình thường của cơ thể để loại bỏ những tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus, dị nguyên gây dị ứng, đờm, chất nhầy,… ra khỏi cơ thể. Điều này lý giải vì sao trong những ngày đầu tiên khi trẻ mới húng hắng ho, tần suất ho không nhiều (thỉnh thoảng chỉ 1 – 2 tiếng ho) thì mẹ không nên cho con uống thuốc kháng sinh hay siro ho.

Mặt khác, trong trường hợp ngày đầu tiên bị ho mà bé ho nhiều, ho thành cơn thì mẹ nên cho uống siro ho, thuốc giảm ho hoặc thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ hoặc người có chuyên môn.

Nghiên cứu cho thấy có đến 80% trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp trên là do virus. Vì vậy, việc sử dụng kháng sinh khi bé chớm ho hoặc chưa xác định rõ nguyên nhân gây ho là điều hoàn toàn sai lầm. Việc sử dụng kháng sinh không đúng cách hoặc lạm dụng kháng sinh có thể gây ra nhiều hậu quả, điển hình là:

  • Gây ra tình trạng kháng kháng sinh: Điều này có nghĩa là bé đáp ứng rất tốt trong lần điều trị này nhưng có thể không đáp ứng điều trị trong lần sử dụng thuốc tiếp theo.
  • Tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong cơ thể: Kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi. Từ đó, làm mất cân bằng hệ sinh đường ruột và làm suy giảm hệ thống miễn dịch của bé. Đây là nguyên nhân khiến bé bị ho dai dẳng, mãi không dứt.
  • Ảnh hưởng đến gan, thận: Gan và thận là hai cơ quan chính làm nhiệm vụ chuyển hóa và thải trừ. Khi sử dụng kháng sinh, hai cơ quan này phải làm việc, hoạt động trong nhiều giờ.
  • Bé mệt mỏi, biếng ăn. 

Trong trường hợp bé được bác sĩ chỉ định sử dụng kháng sinh, mẹ cần tuân thủ tuyệt đối liều dùng và thời gian dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Mẹ không được tự ý dừng thuốc khi triệu chứng của bệnh đã thuyên giảm và nên hỏi ý kiến bác sĩ, dược khi khi quên liều.

Mẹ chỉ được sử dụng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ
Mẹ chỉ được sử dụng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ

2. Ưu điểm và nhược điểm của siro ho cho bé

Để mẹ dễ dàng quyết định có nên cho bé uống siro ho không hãy cùng tìm hiểu những ưu nhược điểm của siro ho dưới đây:

  • Tác dụng toàn diện: Siro ho không chỉ giúp giảm nhanh cơn ho ở bé mà còn:
    • Giảm cảm giác khó chịu, giúp bé ngủ ngon hơn: Siro ho còn có tác dụng an thần giúp bé cảm thấy dễ chịu và ngủ ngon hơn.
    • Giảm tình trạng bé bị ói khi ăn: Siro ho còn có tác dụng long đờm, giúp bé dễ dàng loại bỏ chúng ra khỏi đường hô hấp. Từ đó, làm giảm tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp và hạn chế tối đa tình trạng bé bị ói khi ăn.
  • Dễ hấp thu: Siro ho được bào chế dưới dạng lỏng nên được hấp thu nhanh và dễ dàng hơn so với thuốc Tây y ở dạng viên nén. Ngoài ra, siro ho không gây kích ứng cho niêm mạc dạ dày và gây ra các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như tiêu chảy, buồn nôn, nôn,…
  • Dễ uống, dễ nuốt: Siro ho thường có thêm đường và chất tạo mùi, tạo ngọt nên rất dễ uống, phù hợp cho trẻ em.

Song, siro ho còn tồn tại một số nhược điểm sau:

  • Hiệu quả chậm: Siro được chiết xuất từ các nguyên liệu thiên nhiên nên có thể lẫn một vài tạp chất khác. Do đó, nó thường cho hiệu quả chậm hơn các loại thuốc Tây y trị ho. Tuy nhiên, nếu mẹ kiên trì cho bé sử dụng đúng cách, đúng liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất thì tình trạng ho của bé sẽ được cải thiện đáng kể.
  • Độ ổn định kém, dễ bị thủy phân: Siro ho được bào chế dưới dạng lỏng, đặc và có mùi vị thơm ngon, dễ uống. Điều này giúp mẹ thuận tiện hơn khi cho bé uống nhưng lại là yếu tố khiến sản phẩm dễ bị thủy phân và làm giảm chất lượng.

3. Lưu ý khi cho bé uống siro ho

Bên cạnh việc sử dụng siro ho cho trẻ, mẹ nên kết hợp với một số biện pháp khác
Bên cạnh việc sử dụng siro ho cho trẻ, mẹ nên kết hợp với một số biện pháp khác

Dưới đây là một số lưu ý khi cho bé uống siro ho mà mẹ cần “thuộc lòng”:

  • Mẹ cần đọc kỹ thông tin sản phẩm để lựa chọn phù hợp với độ tuổi của trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Không sử dụng ngay trong ngày đầu tiên khi bé mới bị ho nhẹ, tần suất ho không nhiều, bởi đây là thời điểm hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng lại những tác nhân gây bệnh tấn công. Trong trường hợp này, mẹ chỉ cần cho trẻ ăn uống đầy đủ, vệ sinh đúng cách và tăng cường sức đề kháng là tình trạng ho có thể tự khỏi mà không cần điều trị.
  • Không trì hoãn sử dụng siro sau 2 ngày bị ho. Nếu để tình trạng ho kéo dài mà không có biện pháp điều trị sẽ khiến bé mệt mỏi, biếng ăn và sụt cân nhanh chóng. Không những thế, ho kéo dài có thể dẫn đến một số bệnh lý viêm đường hô hấp dưới như viêm phổi, viêm phế quản,…
  • Song song với việc sử dụng siro ho cho bé, mẹ cần áp dụng một số biện pháp chăm sóc khác như vệ sinh mũi cho bé, làm ẩm không khí, bổ sung nước cho bé,…
  • Trong trường hợp bé bị ho kéo dài hơn 3 tuần và không đáp ứng với siro ho cũng như các biện pháp chăm sóc tại nhà khác thì mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ sớm nhất có thể. Bởi đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý về đường hô hấp.

Bài viết trên đã phần nào giúp mẹ giải đáp thắc mắc có nên cho bé uống siro ho không? Mong rằng qua bài viết mẹ có thêm nhiều thông tin trong việc sử dụng siro ho để trị ho cho bé.

Đọc nhiều nhất