Bệnh Sởi được biết đến như là một bệnh truyền nhiễm cấp tính với nhiều triệu chứng đặc trưng. Tuy nhiên nếu không phòng ngừa thì rất có thể bệnh sẽ chuyển biến xấu và cũng có nguy cơ thành dịch. Chính vì thế để bảo vệ tốt cho sức khỏe cả gia đình hãy tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này.
Tìm hiểu về bệnh Sởi và nguyên nhân gây bệnh
Bệnh Sởi là một căn bệnh truyền nhiễm và con đường lây là qua đường hô hấp và có thể lan thành dịch. Hiện nay bệnh đã được xếp vào các căn bệnh lưu hành rộng và bất kỳ lúc nào bạn và gia đình cũng có nguy cơ bị nhiễm virus Sởi.
Virus Sởi chỉ lây truyền trên một vật chủ là con người. Đây là loại virus ARN thuộc chi Morbillillin nằm trong họ Paramyxoviridae. Những virus này có thể lây lan rất nhanh nếu như người bệnh chạm vào một vật dụng hoặc bề mặt nào đó rồi đưa tay lên mũi hoặc miệng khi chưa vệ sinh.
Những virus Sởi có thể tồn tại trên các bề mặt hoặc trong không khí trong vòng 2 giờ. Chính vì thế trong khoảng thời gian này một người đang khỏe mạnh có thể nhiễm Sởi gián tiếp từ một người bệnh. Và nếu tiếp xúc trực tiếp và bị nuốt hoặc hít dịch tiết từ đường hô hấp của người bị bệnh Sởi thì chắc chắn bạn sẽ bị nhiễm ngay lập tức.
Đối tượng bị nhiễm bệnh Sởi có thể là bất kỳ ai chưa có miễn dịch hoặc được tiêm vắc xin. Diễn biến hằng năm cho thấy căn bệnh thường dễ lây lan thành dịch trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 4 trong khoảng giao mùa giữa đông và xuân. Tuy nhiên nếu lây lan thành dịch thì khi nào tạo được miễn dịch cộng đồng trên 95% thì mới có thể đẩy lùi bệnh trong cộng đồng.
Những triệu chứng có thể mắc phải khi nhiễm bệnh Sởi
Dù là một bệnh lây lan rất nhanh tuy nhiên Sởi cũng có những triệu chứng riêng biệt. Bạn cần biết để có thể đến cơ sở y tế kịp thời hoặc tìm ra hướng điều trị thích hợp. Những triệu chứng thường gặp của căn bệnh này:
Triệu chứng chung khi mắc bệnh Sởi
Khi mắc bệnh Sởi người bệnh sẽ có những triệu chứng cơ bản sau:
- Sốt cao từ 39 – 40 độ C: Đây là triệu chứng dễ thấy nhất ở căn bệnh Sởi tuy nhiên nó sẽ kèm theo các dấu hiệu khác như người nhức mỏi, dịch mũi chảy liên tục, đau họng, chán ăn, người nhức mỏi.
- Những nốt phát ban: Nếu cảm thấy sốt cao và cơ thể mọc những nốt phát ban thì rất có thể bạn đã bị Sởi. Những vùng thường xuất hiện nốt phát ban sẽ bắt đầu ở mặt, vai gáy sau đó mới bắt đầu lan ra theo thời gian bị bệnh. Trong quá trình phát triển của các nốt phát ban người bệnh sẽ bị sốt rất cao và các cơ đau nhức đến khi nào các nốt đỏ lan khắp cơ thể.
- Sức đề kháng suy giảm: Người bệnh sẽ bị suy giảm sức đề kháng và dễ bị nhiễm các bệnh khác như tiêu chảy cấp, viêm phổi, viêm tai giữa,… hay những bệnh nặng hơn như viêm não, viêm cơ tim… Nếu phụ nữ mang thai bị mắc căn bệnh truyền nhiễm này rất có thể sẽ bị sảy thai, dị tật thai nhi và nguy cơ sinh non rất cao.
Triệu chứng theo từng giai đoạn phát triển của bệnh Sởi
Hầu hết các ca bệnh Sởi đều có những triệu chứng kể trên, tuy nhiên các triệu chứng không xuất hiện cùng lúc mà phát triển theo các giai đoạn. Cụ thể:
Triệu chứng trong giai đoạn ủ bệnh Sởi
Sau khi bị nhiễm virus Sởi trực tiếp hoặc gián tiếp con người sẽ có thời gian ủ bệnh trong khoảng từ 7 – 14 ngày. Trong giai đoạn ủ bệnh này người nhiễm virus Sởi sẽ không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào.
Triệu chứng trong giai đoạn khởi phát bệnh
Đây là giai đoạn mà người bệnh có những triệu chứng rõ rệt của bệnh Sởi như: Sốt cao, ho khan, sổ mũi, mắt đỏ và chảy nước mắt liên tục. Chính vì thế giai đoạn này còn gọi là viêm long và kéo dài trong vòng 3 – 4 ngày.
Sau ngày đầu tiên xuất hiện những triệu chứng trên thì người bệnh sẽ xuất hiện nội ban (đốm Koplik). Những hạt này sẽ đỏ ở viền xung quanh và trắng ở phần nhân giữa. Các đốm Koplik xuất hiện rất nhiều trong khoang miệng.
Những hạt này cũng là dấu hiệu để người bệnh nhận thấy rõ nhất bản thân đang mắc bệnh Sởi. Tuy nhiên chúng thường biến mất nhanh chóng trong khoảng từ 12 đến 24 giờ.
Triệu chứng trong giai đoạn toàn phát bệnh
Sau khi những hạt Koplik biến mất thì các đốm phát ban sẽ bắt đầu bùng phát khắp cơ thể. Người bệnh sẽ thấy những đốm đỏ dạng sần nổi lên trên bề mặt da. Những đốm phát ban này thường có kích thước nhỏ xuất hiện từng cụm hoặc riêng lẻ, loang lổ trên da. Các nốt phát ban sẽ bắt đầu từ tai, trán rồi từ từ lan rộng ra khắp cơ thể.
Trong giai đoạn này cũng có những dấu hiệu hô hấp đặc trưng như viêm kết mạc và viêm họng. Ngoài ra trong một số trường hợp hiếm gặp thì người bệnh có thể bị nổi hạch toàn thân và lách to.
Trong khoảng 48 giờ sau khi nổi ban sẽ có các triệu chứng trên. Những nốt đỏ trên cơ thể sẽ chuyển thành màu nâu trong vòng 3 – 4 ngày và mờ dần rồi bong vảy mịn.
Triệu chứng bệnh sợi trong giai đoạn hồi phục và miễn dịch
Trong giai đoạn các nốt ban chuyển màu nâu thì người bệnh Sởi vẫn có triệu chứng ho. Thậm chí những cơn ho còn có thể kéo dài trong vòng 1 – 2 tuần sau khi mắc bệnh. Sau khi hồi phục người bệnh sẽ có được miễn dịch suốt đời.
Những biến chứng xảy ra ở bệnh nhân mắc bệnh Sởi
Thông thường những người bệnh Sởi sẽ trải qua những giai đoạn bệnh như trên thế nhưng vẫn có khoảng 30% các trường hợp mắc bệnh có biến chứng như:
- Tiêu chảy: Đây là biến chứng phổ biến nhất ở bệnh nhân bị bệnh Sởi. Theo thống kê thì có khoảng 8% người bệnh bị nhiễm virus sẽ bị biến chứng này. Ngoài ra còn một số ít người bệnh gặp các triệu chứng về tiêu hóa khác như viêm nướu, viêm dạ dày, ruột, viêm ruột thừa, viêm hạch mạch treo ruột.
- Viêm phổi: Đây là nguyên nhân khiến những bệnh nhân Sởi là trẻ em bị tử vong. Theo số liệu nghiên cứu thì có khoảng 6 % người từ dưới 5 tuổi và trên 20 tuổi bị mắc biến chứng này.
- Viêm não: Cứ 1000 người mắc bệnh Sởi sẽ có 1 trường hợp bị mắc biến chứng này. Biến chứng viêm não sẽ xuất hiện sau khi nổi ban vài ngày. Người bệnh sẽ có thể bị sốt, nhức đầu, nôn mửa, buồn ngủ, kích ứng màng não, co giật, hôn mê. Có khoảng 15% trường hợp bị biến chứng có thể tử vong.
- Viêm não lan tỏa cấp tính: Xuất hiện khi bệnh nhân bắt đầu hồi phục. Tuy nhiên đây là phản ứng miễn dịch tự nhiên sau nhiễm trùng của căn bệnh.
- Viêm não xơ cứng bán cấp: Những biến thể của virus Sởi có thể 7 đến 10 năm sau khi bị nhiễm virus Sởi tự nhiên người bệnh mới mắc biến chứng.
Có thể bạn quan tâm:
- Canxi cho bé: Bổ sung đúng cách theo gợi ý của chuyên gia
- Cân nặng bé trai tiêu chuẩn WHO và các yếu tố ảnh hưởng
Cách điều trị khi mắc Sởi và phòng ngừa bị bệnh
Không có cách điều trị nhất định cho căn bệnh Sởi, hầu hết các bệnh nhân đều được điều trị hỗ trợ theo triệu chứng như hạ sốt, điều trị bôi, truyền dịch… Tuy nhiên bạn có thể phòng ngừa căn bệnh bằng cách:
- Luôn có ý thức bảo vệ cơ thể bằng thói quen vệ sinh cá nhân, nơi ở, làm việc.
- Nếu ở gần người bệnh hoặc nghi nhiễm virus nên tạo khoảng cách.
- Nếu có tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người bệnh thì nên rửa tay, sát khuẩn kỹ lưỡng.
- Khi có dịch bệnh thì nên tránh tập trung ở nơi đông người.
- Tiêm phòng vắc xin là điều bạn cần quan tâm nhất để phòng tránh bệnh.
Tổng kết
Bệnh Sởi sẽ là căn bệnh truyền nhiễm thông thường nếu tiêm phòng đầy đủ. Tuy nhiên khi mắc bệnh, hãy đọc kỹ thông tin chi tiết để có thể xử lý một cách tốt nhất. Lời khuyên tốt nhất bệnh nhân nên ở nhà để không lây lan cho người xung quanh.