Rạn da khi mang bầu và sau khi sinh làm cho chị em cực kỳ tự ti, thiếu niềm tin vào bản thân mình. Chính điều này đã thôi thúc các mẹ tìm kiếm và lựa chọn cho mình những cách phòng ngừa và hạn chế tình trạng đó xảy ra hiệu quả hơn.
Rạn da khi mang thai bắt đầu vào thời điểm nào?
Chúng ta đều biết mang thai không hề đơn giản và đó là cả một hành trình vất vả và đầy lo lắng. Thế nhưng, các mẹ bầu vẫn đón nhận hành trình này với tâm trạng hạnh phúc nhất để có thể chào đón đứa con bé bỏng của mình.
Trên hành trình mang bầu này có đầy những nỗi lo lắng mà chị em cần quan tâm. Khi các mẹ bầu tăng cân một cách đột ngột thì sẽ rất nhanh chóng xuất hiện rất nhiều các vết rạn da. Do thay đổi kích cỡ cơ thể đột ngột như vậy nên vùng bụng, ngực, mông và đùi là khu vực chịu nhiều ảnh hưởng xấu nhất.
Về thời điểm xuất hiện các vết rạn da cũng phụ thuộc vào tình trạng của từng mẹ bầu. Thời gian sớm hay muộn phụ thuộc vào từng cơ địa của mẹ bầu nhưng đến khoảng tháng 6 trở đi gần như 90% mẹ bầu sẽ có tình trạng da bị kéo dãn, tạo thành vết rạn. Sau đó các vết rạn sẽ nhanh chóng lớn lên theo thay đổi của cơ thể và cân nặng của các mẹ.
Rạn da trong thai kỳ biểu hiện ra sao?
Dù là hình dáng hay kích cỡ thì tình trạng da bị nứt đó sẽ có sự khác nhau giữa mẹ bầu này với mẹ bầu kia. Lúc thời điểm mới xuất hiện, vết rạn chỉ có kích thước từ 5 đến 10cm. Sau đó, trong quá trình tăng cân nhanh chóng của chị em thì thì vết rạn sẽ to lên và cũng dài ra. Nếu mẹ bầu tăng cần nhanh hơn thì vết rạn sẽ to và dài hơn các mẹ bầu bình thường.
Đối với màu sắc của vết rạn cũng có thể sẽ xuất hiện đặc điểm khác nhau ở mỗi người. Sắc da của chúng ta cũng quyết định rất lớn để màu sắc của vết rạn. Sinh con xong, sau một thời gian màu sắc của các vết nứt cũng nhanh chóng thay đổi về màu sắc. Chúng sẽ chuyển sang màu trắng, đen hay đỏ tùy vào màu ra. Cũng có thể vết rạn đó lại biến mất đi dần dần.
Điều gì khiến tình trạng rạn da ở mẹ bầu tăng cao?
Các mẹ bầu sẽ cần phải đón nhận chuyện rạn da và coi đây là điều tất yếu. Sẽ có một số yếu tố làm cho tình trạng này xuất hiện nhanh và nghiêm trọng.
- Yếu tố di truyền: Nếu những người thân như mẹ hay chị em của mẹ bầu đã từng bị rạn da khi mang bầu thì nguy cơ bạn bị tương tự như vậy rất cao.
- Tuổi tác: Trường hợp này do các mẹ bầu quá trẻ ( nhỏ hơn 20 tuổi ) hoặc đã quá già ( lớn hơn 35 tuổi ) sẽ rất dễ bị rạn da. Nguyên nhân là do da của mẹ bầu đã lão hóa khi lớn tuổi và chưa hoàn thiện khi quá nhỏ tuổi.
- Thiếu dưỡng chất: Da bị rạn là vấn đề mà mẹ bầu gặp phải khi để mình bị thiếu dưỡng chất.
- Nếu mẹ bầu bỏ bê, không dành thời gian chăm chút cho làn da, những vết rạn sẽ bắt đầu xuất hiện và nhanh chóng lan rộng.
- Với những mẹ bầu tăng cân quá nhanh, mẹ bầu mang đa thai nguy cơ sẽ tăng lên.
Rạn da và nguyên nhân mà chị em cần biết
Rạn da đến từ nhiều nguyên nhân, có thể là yếu tố khách quan hoặc nguyên nhân chủ quan do cơ địa. Chúng ta sẽ tổng hợp lại để các bạn hiểu rõ hơn nhé.
Rạn da do hormone bị thay đổi đột ngột
Chúng ta đều biết kể từ lúc bắt đầu mang thai thì nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu sẽ có những thay đổi. Nội tiết tố có những biến đổi mạnh mẽ nhất là vào từ tháng thứ 3 trở đi của thai kỳ. Nội tiết tố của mẹ bầu thay đổi là do thai nhi và nhau thai trong cơ thể đã tự động tiết ra progesterone và hoocmon estrogen. Với sự thay đổi nội tiết tố như vậy khiến cho những phân tử tiền hắc tố trên da cũng bị thay đổi và dẫn đến rạn da.
Rạn da do cơ địa của mẹ bầu
Rạn da khi mang bầu chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ cơ địa của mẹ bầu mà ra. Cơ địa của từng mẹ bầu sẽ có sự thay đổi khác nhau. Cùng với cấu trúc da có nhiều điểm hoàn toàn khác biệt nên sẽ có tình trạng mẹ bầu bị nứt ít và mẹ bầu rạn nhiều.
Rạn da do thay đổi cân nặng quá nhanh
Khi mang bầu thì cân nặng thay đổi một cách rõ ràng nhất, có người tăng lên đến 30kg. Vấn đề ở đây là tăng nhiều hay ít, tăng đột ngột hay từ từ. Việc các mẹ bầu tăng cân quá nhanh thì rạn da sẽ to dài và nhiều hơn là điều hiển nhiên. Cơ thể chúng ta khó có thể thích ứng với những sự thay đổi đột ngột như vậy nên mức độ đàn hồi của da không thể đáp ứng kịp.
Cách chống rạn da chị em nên biết
Tình trạng rạn da xảy ra trong quá trình mang bầu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý. Hầu hết mọi người đều cảm thấy vùng da bị tổn thương đó có dấu hiệu ngứa, đôi khi là rát và rất nhạy cảm với nhiệt độ. Vì thế, hãy áp dụng ngay một số phương pháp chống rạn ngay từ lúc bắt đầu mang thai nhé.
Cung cấp đủ những dưỡng chất làn da cần
Trong quá trình mang bầu các bạn cần cố gắng bổ sung dưỡng chất quan trọng hỗ trợ chăm sóc cho da. Bạn hãy cung cấp vitamin cho da từ các loại trái cây như dâu tây, việt quất, các thực phẩm có nhiều vitamin E, omega-3 trong cá hồi và các loại rau củ.
Lựa chọn các loại kem dưỡng da có đầy đủ thành phần thiết yếu để làm mềm da. Cố gắng lựa chọn các loại kem nguồn gốc rõ ràng, an toàn với người mang thai. Thành phần chính nên cần có là vitamin A. Chúng sẽ ngăn ngừa tối đa các vết rạn da của mẹ bầu.
Duy trì cân nặng ở mức an toàn trong suốt thai kỳ
Tăng cần là điều tất yếu sẽ xảy ra ở các chị em đang mang thai. Thế nhưng nếu để tình trạng này xảy ra nhanh hơn mức bình thường thì sẽ làm cho tình trạng da bị nứt diễn ra sớm và nghiêm trọng hơn. Nếu mẹ đảm bảo không bị tăng cân quá nhanh và quá nhiều, tình trạng này sẽ được ngăn chặn tốt.
Phòng rạn da bằng cách duy trì độ ẩm nhất định
Da khô có nghĩa là khả năng đàn hồi kém, đó cũng là lý do mà người da khô thường bị nứt bụng lúc mang bầu nặng hơn bình thường. Các mẹ bầu hãy cố gắng tập trung dưỡng ẩm đúng cách vào những phần da dễ bị nứt như bụng, ngực, đùi… Có một số loại kem dưỡng ẩm với đầy đủ thành phần cần thiết hỗ trợ da mềm mại, đàn hồi hơn, ẩm hơn các bạn nên tham khảo.
Có thể bạn quan tâm:
- Siro ho cho bé và những lưu ý lựa chọn phù hợp nhất
- Trẻ sơ sinh bị nấc và những biện pháp trị nấc cực nhanh gọn
Tập thể thao thường xuyên chống rạn da
Khi tập thể thao thì da của các mẹ bầu sẽ có khả năng đàn hồi và co dãn tốt hơn. Nhờ vậy mà mới có thể thích ứng được với quá trình thay đổi đột ngột của cơ thể. Nhờ đó mà tình trạng rạn da sẽ được giảm tối thiểu.
Ngừa rạn da bằng cách uống đủ nước
Lượng nước mà mẹ bầu cần trong mỗi ngày sẽ tăng hơn so với những ngày thường. Các mẹ bầu cần cố gắng mỗi ngày để có thể nạp vào từ 2 đến 2,5 lít nước. Như vậy thì mới hỗ trợ ngăn chặn tình trạng này tốt hơn. Mẹ cũng có thể bổ sung thêm nhiều dinh dưỡng từ nước ép trái cây, rau củ, kết hợp thêm nhiều món canh trong thực đơn hàng ngày.
Lời kết
Rạn da là một trong những dấu hiệu thể hiện sự thay đổi rõ rệt của cơ thể mẹ, không ai muốn nỗi “ám ảnh” này tìm đến khi mang thai. Nếu như các bạn bị tình trạng này thì cần bình tĩnh, chúng ta chỉ cần chăm sóc da tốt thì tình trạng đó sẽ giảm thiểu đi đáng kể. Đương nhiên, nắm rõ những cách phòng chống trước khi rạn da xảy ra vẫn là lựa chọn tối ưu.