Trang chủ Chăm sóc bé Trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì và không...

Trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì và không nên ăn gì?

Sữa mẹ được xem là thức ăn tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh. Vì vậy, hiếm khi trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn bị táo bón. Tuy nhiên, trong một số trường hợp trẻ sơ sinh bị táo bón, người mẹ có thể thay đổi chế độ ăn uống và lối sống để cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ. Vậy khi trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì và kiêng gì? Cùng tham khảo ý kiến chuyên gia dưới đây.

Dấu hiệu nhận biết táo bón ở trẻ sơ sinh

Các dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh thường rất khó để nhận biết. Một số trẻ có thể có dấu hiệu rặn, sử dụng cơ bụng khi đi đại tiện. Điều này là dấu hiệu cho thấy phân khô, cứng, khó đi qua hậu môn và có thể là triệu chứng đầu tiên của bệnh táo bón ở trẻ em.

Có thể bạn quan tâm:

Một số dấu hiệu nhận biết táo bón ở trẻ sơ sinh khác bao gồm:

  • Bụng cứng, săn chắc
  • Phân cứng, khô, trông giống như viên sỏi nhỏ
  • Quấy khóc, khó chịu khi đi đại tiện
  • Chán ăn, không muốn ăn
  • Phân có máu (điều này có thể là do phân cứng làm tổn thương mô hậu môn khi đại tiện)

    Dấu hiệu nhận biết táo bón ở trẻ sơ sinh
    Dấu hiệu nhận biết táo bón ở trẻ sơ sinh

Trẻ bị táo bón phải làm sao?

Sữa mẹ dễ tiêu hóa và ít xác, nếu trẻ hấp thụ tốt có thể chậm đi ngoài, 5 – 6 ngày mới đại tiện một lần. Trong trường hợp này, nếu phân của trẻ vẫn mềm, không khô, cứng, trẻ không quấy khóc, khó chịu thì mẹ nên xoa bụng cho trẻ theo chiều kim đồng hồ nhiều lần trong ngày, kết hợp động tác đạp xe với chân của trẻ, thực hiện lúc đói để kích thích nhu động ruột của trẻ.

Nếu bé sơ sinh bị táo bón do bú ít sữa, mẹ cần tăng cường số lần cho trẻ bú (bú 1 – 2 giờ/lần) để tăng lượng sữa, đảm bảo trẻ được cung cấp đủ sữa, đủ nước, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Nếu mẹ ít sữa, trẻ cần được bú nhiều hơn, bú khoảng 12 – 15 lần/ngày.

Nếu trẻ bú sữa công thức và bị táo bón, cha mẹ cần lưu ý cách pha sữa, nên pha theo đúng công thức hướng dẫn, tránh pha quá đặc, để trẻ có thể hấp thu sữa tốt nhất.

Trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì?

Sữa mẹ được tổng hợp từ các chất và protein có trong máu. Do đó, chế độ ăn uống đôi khi không thể cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, người mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng khi cho con bú. Một số thực phẩm có thể hỗ trợ tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh bao gồm:

Thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ đóng một vai trò đặc biệt trong việc ngăn ngừa táo bón. Chất xơ hấp thụ nước và liên kết các chất béo, tạo thành một chất giống như gel để giữ cho phân luôn mềm. Ngoài ra, chất xơ không hòa tan trong nước có thể cung cấp một số lượng nước lớn giữ cho phân luôn ẩm và di chuyển dễ dàng hơn trong cơ thể.  

Tuy nhiên, quá nhiều chất xơ quá nhiều có thể gây khó khăn cho hệ thống tiêu hóa. Điều này có thể khiến trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng và khó tiêu. Do đó, tham khảo ý kiến của bác sĩ để xây dựng chế độ ăn uống bổ sung chất xơ đầy đủ để nuôi dưỡng trẻ bú mẹ.

Chất xơ đóng một vai trò đặc biệt trong việc ngăn ngừa táo bón
Chất xơ đóng một vai trò đặc biệt trong việc ngăn ngừa táo bón

Bổ sung trái cây tươi và nước ép trái cây

Trái cây và nước ép trái cây là một lựa chọn phù hợp để làm giảm táo bón ở trẻ bú mẹ. Hầu hết các loại trái cây đều có thể cung cấp chất xơ và một số chất dinh dưỡng khác để hỗ trợ quá trình phát triển của trẻ.

Các loại trái cây cung cấp một lượng chất xơ, vitamin và dưỡng chất có thể cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh

Một số loại trái cây được phụ nữ cho con bú có thể bổ sung để ngăn ngừa táo bón ở trẻ sơ sinh bao gồm: Mơ, Việt quất, Sung, Nho, Quả kiwi, Đu đủ, Đào, mơ, Quả lê, Táo, Dứa, Mận, Quả mâm xôi, Dâu tây

Bổ sung rau xanh vào chế độ ăn uống

Ăn nhiều rau, đặc biệt là rau lá xanh có thể hỗ trợ phân di chuyển qua ruột dễ dàng và thường xuyên hơn. Ngoài việc bổ sung chất xơ, rau xanh còn cung cấp chất dinh dưỡng cho hệ tiêu hóa và miễn dịch của người mẹ. Điều này giúp mẹ có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và hỗ trợ quá trình tổng hợp sữa phù hợp cho trẻ.

Một số loại rau xanh mà mẹ có thể bổ sung để cải thiện táo bón ở trẻ sơ sinh như: Cải xoăn, Bông cải xanh, Cải bắp, Rau diếp cá, Rau bina, Atisô, Măng tây, Cà rốt, Bí đao (bí xanh), bí ngô (bí đỏ).

Ăn nhiều rau, đặc biệt là rau lá xanh
Ăn nhiều rau, đặc biệt là rau lá xanh

Sử dụng ngũ cốc và các loại hạt

Ngũ cốc nguyên hạt có thể cải thiện chất lượng sữa và hỗ trợ làm giảm táo bón ở trẻ sơ sinh. Một số loại ngũ cốc nguyên hạt phổ biến bao gồm:

  • Lúa mạch
  • Gạo lức
  • Yến mạch
  • Lúa mạch đen
  • Lúa mì

Các loại hạt là một nguồn chất xơ và axit béo omega tốt nhất. Một số loại hạt mẹ có thể bổ sung khi trẻ bị táo bón, bao gồm:

  • Quả hạnh nhân (hạch đào)
  • Quả hồ đào
  • Quả óc chó
  • Hạt chia
  • Hạt lanh
  • Hạt cây thì là

Uống nhiều nước

Nhu cầu hấp thụ và bổ sung nước ở phụ nữ đang cho con bú thường cao hơn người bình thường. Thiếu nước có thể làm người mẹ mất năng lượng và hạn chế sản xuất sữa. Điều này dẫn đến việc thiếu nước, chất dinh dưỡng ở trẻ và có thể dẫn đến táo bón.

Do đó, phụ nữ đang cho con bú nên cân nhắc bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết. Theo nguyên tắc, hãy uống nước khi cảm thấy khát và lại khi cảm thấy đủ. Hoặc hãy uống một ly nước ngay sau khi cho con bú xong.

Để cải thiện hương vị, phụ nữ có thai có thể sử dụng trà thảo mộc, nước trái cây để thay thế nước lọc. Tuy nhiên, hãy tránh các loại đồ uống chứa cồn, caffeine và rượu. Bởi vì các loại đồ uống này có thể ngậm nước, truyền vào sữa mẹ, đi vào hệ thống tiêu hóa của trẻ và tăng nguy cơ táo bón.

Ngoài việc thay đổi chế độ ăn uống, phụ nữ đang cho con bú nên tăng cường các hoạt động thể chất. Điều này có thể tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng sản xuất sữa và bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ bú mẹ.

Uống nhiều nước
Uống nhiều nước

Có thể bạn quan tâm:

Trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ không nên ăn gì?

Tương tự như các loại thực phẩm có thể ngăn táo bón, một số loại thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ táo bón ở trẻ sơ sinh. Do đó, phụ nữ đang cho con bú nên tránh sử dụng một số loại thực phẩm như:

  • Các loại protein sữa có trong sữa bò hoặc sản phẩm làm tăng lượng sữa ở mẹ. Ngoài ra, phụ nữ đang cho con bú nên tránh các sản phẩm như kem, sữa chua, bơ, phô mai,…
  • Thức ăn chiên chứa hàm lượng chất báo cao và làm giảm chất lượng sữa của người mẹ. Điều này làm trì hoãn hệ thống tiêu hóa của trẻ và tăng nguy cơ táo bón.
  • Soda chứa lượng đường cao, làm tăng nồng độ đường trong sữa và gây táo bón ở trẻ bú mẹ.
  • Không sử dụng hoặc hạn chế sử dụng các loại đồ uống chứa caffeine, cồn hoặc thức uống có gas. Các loại đồ uống này có thể đi qua sữa mẹ và gây táo bón ở trẻ sơ sinh.

Tổng kết

Hầu hết các trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn không bị táo bón. Tuy nhiên, người mẹ có thể thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt để ngăn ngừa và làm giảm táo bón ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu tình trạng táo bón ở trẻ kéo dài, cha mẹ hoặc người chăm sóc nên đưa trẻ đến bệnh viện hoặc trung tâm nhi khoa uy tín để khám và điều trị hợp lý. Ngoài ra, các mẹ nên theo dõi các bệnh như bệnh tay chân miệng, bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh để có hướng xử lý kịp thời nếu con mình mắc phải nhé. 

Tổng hợp: mebauvabe.net

Đọc nhiều nhất