Trang chủ Sinh con Nguyên nhân nào khiến cho trẻ sơ sinh trớ nhiều cặn sữa?

Nguyên nhân nào khiến cho trẻ sơ sinh trớ nhiều cặn sữa?

Có rất nhiều vấn đề cần phải chăm sóc cho trẻ sơ sinh nên những người mẹ nào chưa có kinh nghiệm chăm con đều cảm thấy lo lắng và bất an, điển hình là hiện tượng trẻ sơ sinh ọc sữa có cặn. Nguyên nhân gây ra bệnh có thể là do mẹ chưa chăm sóc tốt cho bé hoặc hệ tiêu hóa của bé đang gặp vấn đề và cần phải chữa trị kịp thời.

Trẻ nôn trớ ra cặn sữa là gì?

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh được định nghĩa là hiện tượng đẩy thức ăn từ dạ dày lên đường miệng, đây là tình trạng thường hay gặp ở trẻ sơ sinh, nhất là khoảng 6 tháng đầu đời của bé. Trẻ nhỏ có thể trớ ra sữa vừa được bú, nước có trong dạ dày hoặc ngay cả sữa đang được tiêu hóa.

Có thể bạn quan tâm:

Đối với trường hợp bé nôn trớ ra cặn sữa đó chính là sữa vón cục, sữa này đang được tiêu hóa, đã lên men nhờ dịch vị của dạ dày nhưng vì lý do gì đó mà bị đẩy ra đường miệng.

Trẻ nôn trớ ra cặn sữa là gì?
Trẻ nôn trớ ra cặn sữa là gì?

Tại sao trẻ sơ sinh trớ nhiều cặn sữa?

Trẻ sơ sinh trớ nhiều cặn sữa là hiện tượng khi trẻ uống sữa nhưng không được tiêu hóa hết hoặc đang trong quá trình tiêu hóa và bị lên men từ dịch tiêu hóa dạ dày khiến chúng trở nên vón cục lại. Đây chính là cặn sữa mà mẹ có thể dễ dàng nhìn thấy khi trẻ nôn trớ ra ngoài.

Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, ta có thể điểm qua một số nguyên nhân gây trớ nhiều cặn sữa ở trẻ sơ sinh như sau:

Do nằm không đúng cách

Tư thế của trẻ sơ sinh ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sữa. Một số trẻ sơ sinh được mẹ đặt sai cách dẫn đến dạ dày của trẻ nằm ngang và không thể tiêu hóa được dẫn đến trớ nhiều cặn sữa. Trong một số trường hợp có thể mẹ bế trẻ mà thay đổi tư thế đột ngột, bế xốc lưng trẻ lên cũng dễ khiến trẻ nôn trớ.

Do mẹ cho trẻ bú sai cách

Điển hình của tình trạng cho con bú không đúng cách là khi mẹ cho trẻ bú quá no và bú quá nhanh dẫn tới sữa chưa bị tiêu hóa dễ chuyển biến thành cặn và đưa ra ngoài.

Do trẻ không hợp sữa công thức

Một số trường hợp trẻ sơ sinh trớ nhiều cặn sữa là do mẹ không có sữa hoặc ít sữa, bé phải uống sữa công thức. Sở dĩ như vậy là do sữa công thức thường chứa nhiều thành phần dưỡng chất nên khó tiêu hơn so với sữa mẹ dẫn đến tình huống sữa chưa kịp tiêu hóa đã bị trẻ trớ ra ngoài. 

Không hợp sữa công thức cũng khiến cơ thể trẻ khó chịu, buồn nôn 

Do trẻ bị trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày là bệnh lý khi dịch dạ dày trào ngược lên phía trên gây ra những khó chịu, buồn nôn, trớ nhiều cặn sữa ở trẻ. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị kịp thời thì tình trạng này có thể gây tổn thương đến các cơ quan thanh quản, miệng … của trẻ.

Tại sao trẻ sơ sinh trớ nhiều cặn sữa?
Tại sao trẻ sơ sinh trớ nhiều cặn sữa?

Do trẻ khó tiêu

Trẻ khó tiêu, không muốn ăn do bụng cảm thấy lúc nào cũng đầy khiến trẻ luôn trong tình trạng buồn nôn nhiều. Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn chưa hoàn thiện cũng như sức đề kháng còn yếu nên dễ xảy ra tình trạng này. Mẹ cần có những cách xử lý hiệu quả chứng khó tiêu này ở trẻ để trẻ không còn trớ ra cặn sữa cũng như để giúp trẻ ăn ngon, phát triển tốt nhất.

Do môn vị của trẻ bị hẹp

Có rất nhiều trẻ sơ sinh trớ nhiều cặn sữa do môn vị bị hẹp. Lúc này sữa được đưa vào cơ thể không rời khỏi dạ dày để vào ruột non tiêu hóa mà bị trào ngược lên cổ họng gây ra tình trạng nôn trớ. Chính vì chưa được tiêu hóa nên khả năng xuất hiện cặn sữa cũng cao hơn so với bình thường.

Thực tế thì tình trạng trẻ sơ sinh nôn trớ ra cặn sữa cũng là điều hết sức bình thường trong quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên nếu nguyên nhân gây ra tình trạng này là do bệnh lý thì mẹ tuyệt đối không nên bỏ qua. Nếu mẹ thấy thỉnh thoảng trẻ nôn trớ nhưng vẫn phát triển tốt, ăn ngon, ngủ ngon thì mẹ không nên lo lắng. Nếu con có dấu hiệu trớ cặn sữa khoảng 3 lần/ ngày thì mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để được tư vấn cụ thể nhất.

Trẻ sơ sinh nôn trớ ra cặn sữa có đáng lo ngại không?

Hầu như đến 90% trẻ sơ sinh ở 6 tháng đầu đời đều xảy ra hiện tượng nôn trớ ra cặn sữa, nên việc cần thiết là cha mẹ hãy quan tâm, theo dõi các biểu hiện của con trẻ thì mới có thể trả lời được đây là hiện tượng bình thường hay không? 

Nếu bé con của bạn nôn trớ dưới 3 lần/ ngày thì hiện này hết sức bình thường, không hề ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Con bạn vẫn bú khỏe, ngủ ngon, tăng cân và phát triển chiều dài đều đặn thì không  phải đáng lo, hiện tượng này dần dần sẽ hết khi bé lớn hơn.

Nhưng cha mẹ phải cảnh giác nếu con trớ ra cặn sữa kèm theo là dịch vàng, xanh. Đó là dịch tiêu hóa của dạ dày, hoặc kèm theo các hiện tượng như tiêu chảy, đau bụng, sốt cao,… thì đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý về đường tiêu hóa. Do đó, lúc này cha mẹ nên đưa ngay trẻ đến bệnh viện uy tín để các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị hợp lý.

Trẻ sơ sinh nôn trớ ra cặn sữa có đáng lo ngại không?
Trẻ sơ sinh nôn trớ ra cặn sữa có đáng lo ngại không?

Mẹ cần làm gì trẻ sơ sinh trớ ra cặn sữa

Chắc hẳn khi trẻ sơ sinh ăn xong bị nôn trớ ra nhiều cặn sữa sẽ khiến các mẹ vô cùng lo lắng. Vậy trong những trường hợp như vậy, mẹ nên xử lý như sau để tốt nhất cho sức khỏe của trẻ:

Thay đổi tư thế bú và nằm cho con

Mẹ nên chú ý tư thế bú và nằm của bé để ngăn chặn tình trạng nôn trớ cặn sữa tiếp tục xảy ra. Tư thế tốt nhất đó là để đầu của trẻ sơ sinh cao hơn so với bụng nhằm cho sữa không trào ngược lên phía cổ họng. Đối với trẻ bú bình, mẹ cần để cho sữa ngập đầu bình để hạn chế tối đa tình trạng trẻ uống nhiều bọt khí gây ra chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.

Chú ý không được bế thốc trẻ lên, hãy cho trẻ nằm nghiêng sang phải hoặc trái để khi trẻ có dấu hiệu nôn trớ sẽ không bị chảy ngược vào mũi hoặc phổi.

Khi cho trẻ bú, mẹ nên đặt để đầu trẻ cao hơn so với vùng bụng để tránh cho trẻ bị trào ngược dạ dày

Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ 

Khi trẻ sơ sinh trớ nhiều cặn sữa, mẹ cần lau sạch vùng miệng, cổ cho trẻ để tránh vi khuẩn, vi rút có hại có thể dễ dàng xâm nhập làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Ngoài ra, nên cho trẻ ở nơi thoáng mát, quần áo thoải mái, không chật bụng làm bé cảm thấy khó chịu.

Cho bé bú đúng cách

Mẹ không nên cho trẻ bú quá no nhằm giúp trẻ có khoảng thời gian hấp thụ tốt nhất. Nếu trong trường hợp trẻ sơ sinh vừa trớ xong, mẹ có thể tiếp tục cho trẻ bú sau khoảng 30 phút. Một chú ý nữa là sau khi trẻ bú xong, mẹ nên nhẹ nhàng vuốt lưng cho trẻ, không đặt trẻ nằm ngay xuống.

Cho bé bú đúng cách
Cho bé bú đúng cách

Có thể bạn quan tâm:

Sử dụng men vi sinh cho trẻ

Đối với các nguyên nhân do tiêu hóa, mẹ có thể cho trẻ sơ sinh sử dụng men vi sinh Simbiosistem Bustine. Sản phẩm được sản xuất 100% từ Italy có tác dụng bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh, tránh tình trạng nôn trớ, ngăn ngừa các trường hợp loạn khuẩn đường ruột như đau bụng, tiêu chảy, kém hấp thu. Simbiosistem Bustine có dạng gói đơn liều tiện dụng và đã được chứng nhận là sử dụng an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Trẻ sơ sinh ọc ra sữa có cặn là hiện tượng xảy ra khi dạ dày không kịp thực hiện chức năng tiêu hóa, khiến cho sữa bị vón cục. Để khắc phục tình trạng này mẹ hãy tham khảo những thông tin trên sao cho bé phát triển toàn diện và an toàn nhất. Bên cạnh đó, nếu các mẹ đang lo lắng không đủ lượng sữa cho con bú thì có thể tham khảo cốm lợi sữa để hỗ trợ kích sữa nhé. 

Tổng hợp: mebauvabe.net

Đọc nhiều nhất