Có kinh sau sinh thường xảy ra sớm với phụ nữ không cho con bú và không cho con bú thường xuyên. Hành kinh trong các chu kỳ đầu tiên sau sinh có thể nhiều hơn và dao động thất thường, các cơn đau có thể tăng lên do các yếu tố co hồi tử cung, kích thích từ việc cho con bú.
1. Dấu hiệu sắp có kinh sau sinh
Kinh nguyệt đến sớm hay muộn sau sinh phụ thuộc vào việc bạn có cho con bú hay không và tần suất cho bú là bao nhiêu. Dấu hiệu sắp có kinh sau sinh gồm:
- Đối với phụ nữ không cho con bú, kinh nguyệt thường sẽ trở lại khoảng 6 – 8 tuần sau sinh
- Đối với phụ nữ cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, kinh nguyệt không có trong suốt thời gian cho con bú
- Đối với phụ nữ không cho con bú hoàn toàn, kinh nguyệt sẽ trở lại sau một vài tháng sau sinh
Có thể bạn quan tâm:
- Quan hệ tình dục sau khi sinh thường: Những điều cần biết
- Đẻ xong bao lâu có kinh nguyệt lại? Canh ngày quan hệ!
- 4 tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp: nguy hiểm!
Trong lần trở lại này, tính chất hành kinh có thể sẽ thay đổi so với trước sinh. Ví dụ như:
- Đau bụng kinh nhiều hoặc ít hơn bình thường
- Xuất hiện các cục máu đông nhỏ
- Kinh nguyệt ra nhiều hơn
- Cơn đau bụng tăng lên
- Độ dài các chu kỳ kinh nguyệt không đồng đều
Dấu hiệu sắp có kinh sau khi sinh đầu tiên sau sinh có thể ra máu kèm theo đau bụng dữ dội nhiều hơn do tỷ lệ thuận với lượng niêm mạc tử cung cần bong ra tăng lên. Trong các kỳ kinh nguyệt sau, lượng máu kinh sẽ giảm xuống. Trong một số trường hợp hiếm hoi, các biến chứng về tuyến giáp hoặc adenomyosis có thể gây chảy máu nhiều sau sinh.
Ngược lại, một số vấn đề sau có thể gây giảm lượng máu kinh sau sinh. Ví dụ như lạc nội mạc tử cung, hội chứng Asherman và hội chứng Sheehan.
2. Tại sao phụ nữ đang cho con bú không có kinh nguyệt ngay sau sinh?
Phụ nữ đang cho con bú không có kinh nguyệt ngay sau sinh là do nồng độ prolactin trong cơ thể được duy trì để kích thích sản xuất sữa mẹ. Loại hormone này có thể ngăn chặn hoạt động của các hormone sinh sản. Kết quả là làm trứng không rụng nên không xuất hiện kinh nguyệt.
3. Có kinh sau sinh có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?
Kinh nguyệt trở lại sau sinh có thể làm thay đổi nồng độ các nội tiết tố trong cơ thể. Từ đó làm ảnh hưởng đến lượng sữa hoặc tần suất bú của trẻ thông qua việc thay đổi thành phần hoặc mùi vị của sữa. Tuy nhiên, những thay đổi này thường rất nhỏ và không ảnh hưởng đến khả năng cho con bú của bạn.
4. Ngừa thai khi có kinh trở lại sau sinh
Nếu bạn đang cho con bú và có kinh trở lại sau sinh thì không còn được bảo vệ để chống lại việc mang thai. Có nhiều phương pháp ngừa thai an toàn và hiệu quả cho những người đang cho con bú như dụng cụ tử cung bằng đồng (IUD), bao cao su và màng ngăn luôn an toàn, không ảnh hưởng gì đến việc cho con bú.
Ngoài ra, một số lựa chọn tránh thai bằng hormone cũng được coi là biện pháp an toàn trong thời kỳ cho con bú. Nhìn chung, các loại thuốc kết hợp giữa estrogen và progestin liều thấp và thuốc chỉ chứa progestin là an toàn khi sử dụng cho phụ nữ đang cho con bú. Bạn cũng nên cẩn thận sửa dụng thuốc tránh thai trong giai đoạn này nhé!
5. Có kinh sau sinh gây đau nhẹ là do đâu?
Việc đau bụng kinh ở mức độ nhiều hơn sau sinh là do sự kết hợp của các yếu tố sau:
- Tăng cường co thắt tử cung
- Kích thích từ việc cho con bú
- Niêm mạc tử cung bị bong ra nhiều hơn do kích thước khoang tử cung tăng lên sau sinh
- Dấu hiệu sắp có kinh sau khi sinh diễn ra như thế nào
Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh Sởi và tất tần tật những thông tin bạn cần biết
- Canxi cho bé: Bổ sung đúng cách theo gợi ý của chuyên gia
6. Phân biệt sản dịch và chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau sinh
Trong vài tuần đầu sau sinh, sản dịch sẽ ra nhiều và vón thành cục. Sau đó, nó chuyển sang chất dịch có màu từ màu trắng sữa đến màu đỏ. Chất dịch này sẽ tiết ra liên tục trong khoảng 6 tuần, đó là khoảng thời gian kinh nguyệt có thể trở lại nếu không cho con bú.
Nếu dịch tiết ra bình thường, sau đó ngừng lại, rồi lại ra tiếp thì có thể là kinh nguyệt đã trở lại sau khi sinh con. Nếu không chắc là chất dịch hay là máu kinh thì bạn sử dụng các cách sau để phân biệt:
- Chất dịch có màu đỏ tươi xuất hiện từ tuần thứ 6 trở đi có nhiều khả năng là có kinh trở lại sau sinh.
- Nếu chất dịch tiết ra nhiều hơn khi vận động và giảm xuống khi nghỉ ngơi thì có thể là do sản dịch, chứ không phải kinh nguyệt.
- Sản dịch cũng có mùi riêng biệt, còn gọi là mùi “ngọt ngào” vì nó trộn lẫn với mô còn sót lại từ quá trình mang thai.
7. Phụ nữ sau sinh cần chú ý những dấu hiệu nào?
Đi khám bác sĩ ngay nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây vì chúng có thể liên quan đến nhiễm trùng hoặc bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt trở lại:
- Thay nhiều miếng lót trong vòng 1 giờ
- Chảy máu kèm theo cơn đau đột ngột và dữ dội
- Cơn sốt đột ngột
- Chảy máu liên tục trong hơn 7 ngày
- Cục máu đông có kích thước lớn
- Tiết dịch có mùi hôi
- Nhức đầu dữ dội
- Khó thở
- Đau khi đi tiểu
Có kinh sau sinh là những dấu hiệu bình thường báo hiệu người phụ nữ đã có khả năng mang thai trở lại sau khi sinh con. Lúc này bạn cần sử dụng các biện pháp tránh thai để tránh trường hợp mang thai ngoài ý muốn. Khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường cần sớm đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị.
Tổng hợp: mebauvabe.net