Một phương pháp đang được rất nhiều mẹ bỉm sửa áp dụng cho con yêu của mình đó là ăn dặm kiểu Nhật. Bởi phương pháp này thực sự rất khoa học đem đến nguồn dinh dưỡng thực sự đầy đủ giúp bé hấp thu tối đa. Nếu bà mẹ nào vẫn chưa biết đến thực đơn ăn dặm hiệu quả này thì tham khảo ngay chia sẻ bên dưới để tìm hiểu.
Tìm hiểu phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
Ăn dặm kiểu Nhật được biết đến là cách mà sẽ sử dụng đa dạng các loại thực phẩm kết hợp với nhau để tạo nên món ăn giàu dinh dưỡng cho bé. Đặc biệt, các bà mẹ sẽ có các thực đơn khác nhau phù hợp với từng thời điểm phát triển của con. Điều này giúp các bé có được hệ tiêu hóa mạnh khỏe, kích thích ăn ngon cũng như các chất được hấp thu tối ưu nhất.
Các mẹ thường rất hay sử dụng máy xay để làm đồ ăn dặm cho bé. Tuy nhiên, theo cách của người Nhật, bạn sẽ dùng cối giã và sau đó thức ăn sẽ được làm mịn bằng cách dùng rây. Điều này giúp hương vị của món ăn được giữ trọn vẹn nhất.
Phương pháp này còn có ưu điểm rất lớn khi cho bé tập làm quen từ thức ăn lỏng đến đặc dần và từ rây mịn đến thô theo từng giai đoạn. Lúc này, bé sẽ dần dần tự tạo được cho mình kỹ năng nhai nuốt thành thạo. Bên cạnh đó, việc để cho các con tự do bốc thức ăn cũng tạo nên khả năng cầm nắm sớm. Tuy nhiên, bạn cần để ý đến tâm lý của trẻ trong quá trình ăn và tránh ép bé khiến bé sợ hãi mỗi khi đến bữa.
Hướng dẫn ăn dặm kiểu Nhật cho bé từng giai đoạn
Theo từng giai đoạn, ăn dặm kiểu Nhật sẽ có những thực đơn không giống nhau. Các mẹ cần chú ý để thực hiện chuẩn nhất giúp con có phát triển toàn diện:
Ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng
Bé được 6 tháng là thời điểm mở đầu cho quá trình ăn dặm. Lúc này, các con mới tập ăn ngoài sữa mẹ nên chỉ cho ăn cháo loãng, nghiền thật nhuyễn và qua rây lọc mịn. Thường thì cháo sẽ được nấu theo tỷ lệ 10g gạo/100ml nước. Các mẹ chú ý không bỏ gia vị để nêm nếm.
Khi bé đã bắt đầu quen với thức ăn dạng lỏng thì bạn hãy chuyển sang sử dụng một số loại rau củ như cà rốt, khoai, chuối,… Các loại này cũng luộc chín, nghiền và rây mịn. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thêm các thực phẩm như thịt gà hấp, lòng trắng trứng,… để bổ sung thêm đạm cho bé.
Việc tập ăn dặm ở thời điểm 6 tháng chủ yếu giúp bé bắt đầu làm quen với những thức ăn ngoài sữa mẹ và có thêm phản xạ nuốt. Vì vậy, mỗi ngày bạn chỉ cho bé ăn thử 1 lần và ăn riêng các loại thức ăn. Điều này sẽ giúp con nhận biết được đâu là món ăn mình yêu thích.
Nếu bé không thích hoặc chưa quen với các thức ăn mới thì các mẹ không được ép. Bạn nên dừng lại khoảng 2 ngày rồi lại cho ăn tiếp như vậy. Lâu dần, bé sẽ quen và bắt đầu có cảm giác thích thú khi ăn các thức ăn mới lạ.
Chế độ ăn dặm cho bé từ 7 đến 8 tháng tuổi
Đến thời điểm 7 đến 8 tháng tuổi, bé đã bắt đầu có thể nuốt được thức ăn có phần đặc hơn trước. Bạn hãy thay đổi tỷ lệ nấu cháo thành 10g gạo/70ml nước và tuyệt đối vẫn chưa được bỏ thêm gia vị. Các loại rau củ ăn thêm cũng cần phải thay đổi thường xuyên để các bé ăn ngon miệng hơn nhờ được kích thích vị giác.
Lúc này, ngoài cháo, các mẹ có thể thay đổi món cho bé bằng bún, miến,… nấu mềm. Giai đoạn này cũng là thời điểm thích hợp để mẹ cho bé ăn thêm nhiều thức ăn cũng như việc kết hợp các món với nhau. Gan, thịt gà, cá,.. sẽ là nguồn thực phẩm bổ sung thêm đạm cho cơ thể.
Bên cạnh sữa, giai đoạn này mẹ nên cho bé ăn dặm kiểu Nhật thêm một cữ nữa so với thời điểm 6 tháng. Bạn có thể đưa thêm món như sữa chua, trái cây,…. để bé tráng miệng. Đồng thời, các bé nên được thực hiện tập xúc và cầm nắm thức ăn. Thời gian đầu chưa quen con sẽ làm vãi đồ ăn lung tung nhưng lại vô cùng hữu ích về sau.
Bé 9 đến 11 tháng tuổi có thực đơn ăn dặm kiểu Nhật riêng biệt
Việc nuốt thức ăn đã được bé làm thành thạo hơn khi ở giai đoạn từ 9 đến 11 tháng tuổi. Thậm chí nhiều bé đã có thể ăn cơm nát hoặc cháo vỡ hạt. Vì vậy, bạn hãy giảm nước khi nấu cháo theo xuống còn 10g gạo/50ml nước và có thể thêm một ít gia vị.
Sau đó, bạn có thể điều chỉnh mỗi bữa ăn tăng dần lượng thức ăn để bé có thể dần quen. Thời điểm này các mẹ cũng đã có thể cho bé ăn thịt và hải sản ở 2 bữa ăn chính. Bên cạnh đó, các món hoa quả chín cũng sẽ là thực phẩm tráng miệng ngon lành.
Các loại trái cây có thể không cần phải nghiền nhuyễn mà bạn hãy cắt thành thanh để bé tập cầm và tự cắn ăn. Ngoài ra, bé nên được mẹ cho ăn thêm sữa chua, phô mai tốt cho tiêu hóa.
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 12 đến 18 tháng
Thời điểm này nhiều bé đã không còn bú sữa mẹ mà có thể ăn hoàn toàn bên ngoài. Vì vậy, mẹ nên cho con ăn đầy đủ 3 bữa chính đồng thời kết hợp thêm 2 bữa phụ trong ngày.
Bạn đã có thể cho con ăn phong phú các loại thực phẩm hơn trong giai đoạn hơn 1 năm tuổi. Tuy nhiên, tâm lý khi ăn cần phải quan sát để biết bé có thích hay không những món mà bạn chế biến. Điều này sẽ giúp mẹ có thể dễ dàng điều chỉnh theo khẩu vị của con để có được đầy đủ dưỡng chất nhất.
Một số vấn đề cần lưu tâm khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật
Thời điểm bé ăn dặm sẽ khiến các mẹ gặp không ít khó khăn trong việc lựa chọn thực phẩm. Vì vậy, bạn đừng bỏ qua những lưu ý sau để thực hiện phương pháp này thực sự hiệu quả:
- Bạn cần cho bé ăn riêng từng thực phẩm vào lúc bắt đầu ăn dặm. Đây là cách để con có thể cảm nhận từng món và kích thích vị giác làm việc.
- Mẹ chỉ nên kết hợp các loại thức ăn với nhau khi mà bé đã tập quen dần việc ăn thực phẩm ngoài sữa mẹ.
- Thời điểm ăn dặm kiểu Nhật chỉ nên cho bé ăn nhạt ở tất cả các món ăn kể cả trái cây. Nếu bạn cho bé ăn quả quá ngọt thì việc tập ăn nhạt hoàn toàn không hiệu quả.
- Phương pháp này hướng đến mục tiêu chỉ dùng các thực phẩm chưa qua chế biến. Vì vậy, các đồ ăn sẵn nhiều gia vị bạn không nên cho vào thực đơn của bé.
- Tâm lý của con trong quá trình ăn dặm là rất quan trọng. Bạn cần phải có sự theo dõi và nắm bắt để điều chỉnh món ăn phù hợp.
- Bạn cần tập cho bé ăn vào đúng thời gian quy định. Vì vậy, mỗi ngày cần có lịch ăn cố định để trí não bé quen dần.
- Thời điểm bắt đầu ăn dặm bé chắc chắn sẽ không làm theo tất cả những điều bạn muốn. Vì vậy, các mẹ phải thực sự kiên nhẫn, quyết tâm để đồng hành với con trong giai đoạn này.
Có thể bạn quan tâm:
- Bánh ăn dặm cho bé – Từ A đến Z lợi ích và cách lựa chọn
- Bột ăn dặm cho bé – Nên hay không nên sử dụng sản phẩm?
Lời kết
Hành trình làm mẹ là cả một quá trình lâu dài và rất nhiều khó khăn. Vì vậy, thời điểm đầu tiên ăn dặm kiểu Nhật đòi hỏi bạn không được nóng vội và nghiên cứu thật kỹ sở thích của bé qua từng giai đoạn. Có như vậy, phương pháp mới thực sự trở nên có giá trị khi thực hiện.