Trang chủ Nuôi dạy con cái 10 dấu hiệu sinh non bà mẹ mang thai cần biết

10 dấu hiệu sinh non bà mẹ mang thai cần biết

Sinh non là điều không một phụ nữ mang thai nào mong muốn. Tuy nhiên, điều không may này vẫn xảy đến với một số ít mẹ bầu. Nhận diện sớm dấu hiệu sinh non sẽ giúp mẹ tăng khả năng giữ con bên mình.

Sinh non là gì?

Trong y khoa, sinh non được định nghĩa những trẻ được sinh ra từ hết 22 tuần đến trước khi hết 36 tuần. Sinh cực non là khi thai dưới 28 tuần. Sinh rất non là khi thai từ 28 tuần đến 33 tuần 6 ngày. Sinh non muộn là khi thai nhi từ 34 tuần đến 36 tuần 6 ngày.

Có thể bạn quan tâm:

Trẻ sinh non luôn phải chịu nhiều thiệt thời, không chỉ là đối mặt với những vấn đề về sức khỏe mà còn liên quan đến trí tuệ sau này nếu không được chăm sóc đúng cách.

Sinh non là gì?
Sinh non là gì?

Thiệt thòi của trẻ sinh non

Sức khỏe, trí tuệ bị ảnh hưởng

Đến với vòng tay yêu thương của mẹ với thể trạng yếu ớt, trẻ sinh non không chỉ cần sự đồng hành kiên trì từ phía gia đình, nỗ lực của các y bác sĩ mà còn phải nhờ cậy đến các phương pháp y học tiên tiến nhất để tồn tại.

Hầu hết trẻ sinh non đều rất khó khăn để làm quen với cuộc sống bên ngoài bụng bầu. Các thống kê cho thấy 20% trẻ sinh non tử vong trong năm đầu đời. Vừa lọt lòng trẻ đã phải đối đầu với nguy cơ di chứng về tinh thần và thể chất như chậm phát triển về nhận thức, liệt não, động kinh,… Do phổi chưa đủ trưởng thành nên trẻ sinh non có nguy mắc các bệnh hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản. Đây cũng là đối tượng dễ bị các khuyết tật bẩm sinh như mù, câm, điếc.

Với một đứa trẻ sinh non mỏng manh, cha mẹ phải hết sức nâng niu, kiên trì nuôi dưỡng vì bé thường khó nuôi, nhẹ cân, chậm lớn so với bạn bè cùng trang lứa.

Sinh non có ảnh hưởng tới cân nặng và sức khỏe của trẻ

Trẻ sơ sinh nhẹ cân là khi trẻ có cân nặng dưới 2,5kg. Trẻ có thể vừa sinh non vừa nhẹ cân. Có nhiều trường hợp trẻ sinh đủ số tuần nhưng vẫn bị nhẹ cân do không nhận được đủ chất dinh dưỡng khi ở trong tử cung. 

Những em bé này nhẹ cân nhưng sự phát triển vẫn phù hợp với tuổi thai và thường không phải can thiệp y tế gì. Thông thường, trẻ sinh non thường có cân nặng thấp vì trong những tuần cuối của thai kỳ là thời gian trẻ tăng cân vượt trội so với những tháng trước đó.

Sự sống còn của trẻ sinh non phụ thuộc vào tuổi thai của trẻ. Ví dụ, trẻ sinh non sau 24 tuần có khả năng sống sót tới hơn 50%.

Trẻ sinh non tháng thường không có vấn đề gì nghiêm trọng về sức khỏe lâu dài. Trẻ sinh cực non (sinh ở tuần thứ 28 trở xuống) có nhiều nguy cơ mắc các vấn đề về phát triển. Nhưng ngay cả ở những trẻ sinh cực non, các vấn đề phát triển nghiêm trọng vẫn khá hiếm gặp. Hầu hết trẻ sinh non tiếp tục phát triển như trẻ sinh đủ tháng. Thời gian mang thai càng dài thì con bạn càng ít có nguy cơ gặp phải bất kỳ mối lo ngại nào về sức khỏe hoặc sự phát triển.

Sinh non có ảnh hưởng tới cân nặng và sức khỏe của trẻ
Sinh non có ảnh hưởng tới cân nặng và sức khỏe của trẻ

Tại sao người mẹ mang thai lại bị sinh non?

Có tới 50% số trường hợp sinh non không rõ nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ra. Số còn lại, nguyên nhân có thể là:

Do thai: Vỡ ối non, đa thai, đa ối, thai dị dạng (thường gây chuyển dạ sinh non và nhất là khi kết hợp với đa ối hoặc thiểu ối), viêm màng ối do nhiễm trùng,…

Do bệnh lý của mẹ

– Mẹ bị hở eo tử cung, có tiền căn sản giật nặng, tử cung dị dạng, cân nặng.

– Mẹ hút thuốc, uống rượu, chế độ sinh hoạt không lành mạnh và bị stress trầm trọng.

– Tuổi của mẹ quá thấp hoặc quá cao.

– Có tiền sử sinh non.

– Tiền căn sảy, nạo thai.

– Do đặc thù nghề nghiệp và điều kiện làm việc.

– Mẹ bị cao huyết áp do thai đôi

– Viêm đài bể thận, nhất là khi bị sốt.

– Viêm ruột thừa thường sẽ chuyển dạ sinh non.

– Tỷ lệ sinh non cao ở những sản phụ có tình trạng kinh tế xã hội thấp.

Tại sao người mẹ mang thai lại bị sinh non?
Tại sao người mẹ mang thai lại bị sinh non?

Do nhau

– Nhau tiền đạo, bong non, nhau cài răng lược.

– Thiểu năng nhau làm dinh dưỡng cho thai nhi không đầy đủ.

Dấu hiệu nhận biết sinh non

  1. Chảy máu âm đạo: Dù ít hoặc nhiều thì mẹ cũng cần đi kiểm tra sớm.
  1. Cơn gò tử cung: Xuất hiện những cơn gò tử cung, khoảng 10 phút lặp lại một lần hoặc thường xuyên hơn.
  2. Đau bụng dưới: Đau quặn ở bụng dưới, đau như khi hành kinh hay rối loạn tiêu hoá, đầy hơi… rất khó chịu.
  3. Tiết nhiều dịch âm đạo: Chất nhầy trong âm đạo tiết ra nhiều hơn trong ngày.
  4. Triệu chứng như khi cảm cúm: Liên tục buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy thì mẹ phải lập tức hỏi ý kiến bác sĩ ngay cả khi mới bị nhẹ. Nếu tình trạng bất ổn này kéo dài hơn 8 giờ, bạn phải gặp bác sĩ để được khám kỹ hơn.
  5. Tăng áp lực lên khung xương chậu: Mẹ sẽ cảm thấy thai nhi đang tụt dần về phía ống sinh, đè nặng lên vùng xương chậu.
  1. Đau lưng: Thường là phần thắt lưng hoặc phần lưng dưới. Có thể đau liên tục hoặc từng cơn nhưng không đỡ mặc dù bạn đã thay đổi tư thế hay cố gắng xoa dịu cơn đau bằng nhiều cách khác nhau.
  2. Đau đầu, buồn nôn: Trong tuần từ 20-37 nếu các mẹ có cảm giác đau đầu choáng váng, buồn nôn, tiêu chảy sẽ là dấu hiệu xấu cho thấy thai nhi đang ở tình trạng bất thường có khả năng sinh non.
  3. Vỡ ối: Một số bà bầu thường bị nhầm lẫn giữa rỉ nước ối và bị tiểu són nhưng có người vỡ ối thực sự – nước tuôn ào ào. Khi vỡ ối, mẹ bầu cần tới ngay bệnh viện để xử lý tránh nguy hiểm cho bé.
  4. Triệu chứng khác: Một vài triệu chứng khó phân biệt khác so với khi mang thai bình thường, ví dụ như đau lưng. Tuy nhiên bạn cần thận trọng vẫn hơn, mọi triệu chứng cảnh báo phải được kiểm tra để đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn con.

Dấu hiệu nhận biết sinh non
Dấu hiệu nhận biết sinh non

Có thể bạn quan tâm:

Bà mẹ mang thai cần lưu ý gì?

  • Cách tốt nhất để đảm bảo thai kỳ của bạn suôn sẻ là bạn cần luôn khám thai định kỳ và thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh.
  • Ăn uống theo nhu cầu cơ thể và đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.
  • Không hút thuốc lá, không uống rượu bia và tuyệt đối không sử dụng chất kích thích.
  • Hoạt động thể chất đều đặn và phù hợp.
  • Quản lý căng thẳng, tránh trầm cảm và lo lắng thái quá.
  • Kiểm soát cân nặng và những bệnh lý liên quan đến thai kỳ.

Các biện pháp phòng ngừa sinh non

Chuyển dạ sinh non là điều đáng sợ với mọi bà mẹ, của mọi gia đình, các biện pháp đơn giản dưới đây sẽ giúp có thể phòng ngừa sinh non hiệu quả:

  • Uống đủ nước trong ngày để ngăn chặn tình trạng mất nước gây khó chịu ở tử cung.
  • Không nên nhịn tiểu thường xuyên và sau khi đi vệ sinh, mẹ bầu hãy lau từ trước ra sau để hạn chế viêm nhiễm.
  • Khi nằm cần hạn chế tư thế nằm ngửa, có thể nằm nghiêng trái hoặc nghiêng phải.
  • Giữ chế độ dinh dưỡng, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý và giảm căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày.
  • Khám thai đều đặn.
  • Cần lưu ý theo dõi chặt chẽ để phát hiện những cơn gò tử cung bất thường và đi khám điều trị dự phòng sinh non kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Ngay cả khi bạn thực hiện đúng những yêu cầu trên khi mang thai, bạn vẫn có thể bị sinh non. Tuy nhiên, thực hiện tốt những điều này sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ tai biến sản khoa và sinh non. Cùng theo dõi sinh con năm 2022 để có thể làm tất cả những điều tốt nhất cho con mình nhé.

Tổng hợp: mebauvabe.net

Đọc nhiều nhất