Trang chủ Chia sẻ kinh nghiệm Mách mẹ các loại thuốc tiêu chảy cho bé hiệu quả

Mách mẹ các loại thuốc tiêu chảy cho bé hiệu quả

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc cầm tiêu chảy. Tuy nhiên, không phải loại nào cũng có thể sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Để tìm hiểu về một số loại thuốc cầm tiêu chảy cho bé thông dụng hiện nay, mời mẹ tham khảo bài viết sau.

Thuốc hấp phụ, bao phủ niêm mạc ruột – Smecta

Thành phần

– Silicat nhôm và Magie tự nhiên.

Tác dụng

–  Các muối nhôm vào magie tạo 1 lớp mỏng bao phủ niêm mạc đường tiêu hóa. Nhờ lớp bao phủ đó, thuốc có thể ngăn cản sự bám dính và tác động của các tác nhân gây bệnh lên đường ruột. Do đó, thuốc có tác dụng điều trị tiêu chảy ở trẻ.
– Ngoài ra, thuốc còn có khả năng hấp phụ độc tố do các vi khuẩn có hại sinh ra ở đường ruột. Từ đó giúp rút ngắn thời gian tiêu chảy và nhanh chóng hồi phục sức khỏe cho bé.

Thuốc hấp phụ, bao phủ niêm mạc ruột – Smecta
Thuốc hấp phụ, bao phủ niêm mạc ruột – Smecta

Liều dùng

Liều dùng Smecta đối với độ tuổi của từng bé như sau:

– Trẻ dưới 1 tuổi: Uống 1 gói/ngày, chia 2-3 lần. Mỗi lần 2 – 3 muỗng cà phê.

– Trẻ từ 1 – 2 tuổi: Uống 1-2 gói/ngày, chia 2-3 lần.

– Trẻ em trên 2 tuổi: Uống 2-3 gói/ngày, chia 2-3 lần.

Thời điểm dùng – Trước hay sau ăn?

Đối với trẻ bị tiêu chảy, nên uống thuốc Smecta cách xa bữa ăn.

Lưu ý khi sử dụng thuốc cầm tiêu chảy Smecta

– Việc sử dụng thuốc tiêu chảy cho bé không hợp lý có thể gây tắc ruột và một số tác dụng không mong muốn. Do vậy, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng.

– Khi sử dụng thuốc cần đảm bảo bù đủ nước và điện giải cho bé

–  Đối với trẻ dưới 1 tuổi, ưu tiên dùng phương pháp bù nước, điện giải và sử dụng men vi sinh hơn so với việc sử dụng thuốc tiêu chảy Smecta.

– Ngừng thuốc nếu các triệu chứng không đỡ sau 48 giờ điều trị.

Thuốc tiêu chảy cho bé – Loperamid 

Tác dụng

– Loperamid là thuốc cầm tiêu chảy với tác dụng giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch ở đường tiêu hóa.

– Do đó, Loperamid giúp giảm lượng nước và điện giải bị tống ra ngoài qua phân, tăng độ đặc của phân và cầm tiêu chảy nhanh chóng.

Thuốc tiêu chảy cho bé – Loperamid 
Thuốc tiêu chảy cho bé – Loperamid

Liều dùng

Thuốc tiêu chảy Loperamid sử dụng với liều khác nhau đối với từng tình trạng và độ tuổi ở trẻ. Dưới đây là liều sử dụng theo Dược thư quốc gia Việt Nam:

Điều trị tiêu chảy cấp

– Liều khởi đầu (trong 24 giờ đầu):

+ Trẻ em dưới 2 tuổi: Không được khuyến cáo dùng.

+ Trẻ từ 2 – dưới 6 tuổi (13 – 20 kg): 1 mg/lần, 3 lần/ngày.

+ Trẻ từ 6 – 8 tuổi (20 – 30 kg): 2 mg/lần, 2 lần/ngày.

+ Trên 8 – 12 tuổi (trên 30 kg): Uống 2 mg/lần, 3 lần/ngày.

+ Trẻ trên 12 tuổi: Khởi đầu điều trị: uống 4 mg. Sau đó lần đi ngoài, uống 2 mg, tối đa 16 mg/ngày.

– Liều duy trì: 0,1 mg/kg sau mỗi lần đi lỏng, nhưng không quá liều khởi đầu. Ngừng thuốc nếu tiêu chảy cấp không đỡ sau 48 giờ điều trị.

Điều trị tiêu chảy mạn ở trẻ

Cho bé uống 0,08 – 0,24 mg/kg cân nặng/ngày, chia 2 – 3 lần/ngày. Mỗi liều không quá 2mg.

Lưu ý khi dùng thuốc tiêu chảy Loperamid cho bé

– Loperamid chống chỉ định cho trẻ em dưới 2 tuổi, và không được khuyến cáo dùng cho trẻ em một cách thường xuyên.

– Tác dụng chính của thuốc là tăng thời gian giữ phân ở đường tiêu hóa. Tuy nhiên cơ chế này cũng vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại và các chất độc phát triển trong hệ tiêu hóa của bé. Do đó, thuốc cầm tiêu chảy có thể gây hại cho bé. Mẹ cần thận trọng khi sử dụng.

Thuốc cầm tiêu chảy cho bé – Berberin

Tác dụng

– Berberin có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm. Có khả năng ức chế và tiêu diệt nhiều loại ký sinh trùng và vi khuẩn có hại. Đặc biệt là các loại vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa.

Thuốc cầm tiêu chảy cho bé – Berberin
Thuốc cầm tiêu chảy cho bé – Berberin

Chỉ định

Các trường hợp tiêu chảy, kiết lỵ ở trẻ do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng.

Liều dùng

– Trẻ em từ 2-4 tuổi: Uống 20mg/lần, 2 lần/ngày

– Trẻ em từ 5-7 tuổi: Uống 50mg/lần, 2 lần/ngày.

– Trẻ em từ 8-15 tuổi: Uống 100mg/lần, 2 lần/ngày.

Lưu ý khi sử dụng thuốc cầm tiêu chảy Berberin cho bé

Hiện nay, các thuốc cầm tiêu chảy cho bé bao gồm: Smecta, Loperamid, Berberin. Tuy nhiên, không nên sử dụng quá nhiều thuốc tiêu chảy cho bé. Đối với trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, hệ tiêu hóa còn non nớt, Berberin có nguy cơ làm rối loạn hệ vi sinh đường ruột và có thể làm tình trạng nguy hiểm thêm. Việc sử dụng các thuốc này cần thận trọng và có hướng dẫn và ý kiến của chuyên gia.

Chuyên gia khuyến nghị sử dụng men vi sinh đa chủng cho trẻ bị tiêu chảy

Việc sử dụng các thuốc cầm tiêu chảy tiềm ẩn nguy cơ gây tổn thương đối với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ nhỏ. Do vậy, men vi sinh đa chủng là lựa chọn an toàn và hiệu quả đối với tình trạng tiêu chảy ở trẻ em.

Trong vô vàn các loại men vi sinh trên thị trường, việc chọn men vi sinh đúng và phù hợp cho con không phải là dễ dàng. Tuy nhiên, dựa trên cơ sở đa dạng chủng lợi khuẩn, các loại men vi sinh chứa càng nhiều chủng sẽ càng có tác dụng hiệu quả và toàn diện cho hệ tiêu hóa của con.

Chứa hàng tỷ các lợi khuẩn trong mỗi giọt, men 10 chủng đã trở thành trợ thủ đắc lực cho hệ tiêu hóa của trẻ khi bị tiêu chảy. Các lợi khuẩn tấn công và tiêu diệt các vi khuẩn có hại. Từ đó giúp lấy lại sự cân bằng cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Ngoài tác dụng hỗ trợ điều trị tiêu chảy cấp, việc bổ sung men vi sinh hàng ngày cũng được chứng minh là có lợi cho việc đề phòng tiêu chảy cấp cho trẻ.

Hơn nữa, men vi sinh còn giúp trẻ ăn ngon miệng, tiêu hóa và hấp thu tốt các chất dinh dưỡng.

sử dụng men vi sinh đa chủng cho trẻ bị tiêu chảy
Sử dụng men vi sinh đa chủng cho trẻ bị tiêu chảy

Trên đây là những thông tin mẹ cần biết về các thuốc tiêu chảy cho bé thông dụng trên thị trường. Mong rằng bài viết đã giúp mẹ giải quyết được những thắc mắc và chúc mẹ luôn tự tin nuôi con khôn lớn.

Đọc nhiều nhất