Free Porn
xbporn

buy twitter account buy twitter account liverpool escorts southampton escorts southampton elite escorts southampton escorts sites southampton escorts southampton escorts southampton escorts southampton escorts southampton escorts southampton ts escorts southampton escorts southampton escort guide shemale escort southampton escort southampton southampton escorts southampton escorts southampton escorts southampton escorts southampton escorts southampton escorts ts escorts ts escorts liverpool escorts liverpool escorts liverpool escorts liverpool ts escorts liverpool escort models liverpool escort models liverpool ts escort liverpool ts escort liverpool shemale escorts liverpool escorts liverpool escorts liverpool escorts liverpool escorts london escorts london escorts london escorts southampton escorts southampton escorts southampton escorts southampton escorts southampton escorts liverpool escorts liverpool escorts london escorts liverpool escorts london escorts
Trang chủ Sổ tay của mẹ Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc và cách chữa trị nhanh...

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc và cách chữa trị nhanh chóng

Trẻ sơ sinh bị nấc là một trong những điều khiến các ông bố, bà mẹ quan tâm bởi họ không biết con mình có sự thay đổi hay khó chịu nào trong cơ thể hay không. Bài viết sau đây của MEBAUVABE sẽ giúp bố mẹ tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc và cách chữa trị cho trẻ, giúp bé cảm thấy thoải mái hơn!

Nấc cụt ở trẻ sơ sinh là gì ?

Hiện tượng nấc cụt (hay còn gọi là nấc) ở trẻ sơ sinh xảy ra do sự co thắt không tự chủ và của cơ hoành (một cơ lớn nằm dưới đáy của khung xương sườn) và cơ liên sườn. Nấc cụt thường xảy ra với tần số từ 4-60 lần/phút ở trẻ 4 tháng tuổi trở xuống.

Do nấc cụt thường gây khó chịu ở người lớn, nên có thể mẹ cũng nghĩ rằng nó làm bé cảm thấy không thoải mái. Tuy nhiên, bé yêu lại thường không bị ảnh hưởng nhiều bởi nấc cụt. Nhiều trẻ sơ sinh bị nấc vẫn có thể ngủ ngon bình thường vì nấc cụt không gây cản trở hoặc ảnh hưởng đến hô hấp của bé.

Nấc cụt ở trẻ sơ sinh
Nấc cụt ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc cụt

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nấc cụt, một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:

  • Trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày thì axit trong dạ dày đi ngược vào thực quản có thể gây nấc. Trào ngược dạ dày thường phổ biến ở trẻ sơ sinh vì lúc này cơ quan tiêu hoá của bé chưa hoàn thiện.
  • Nuốt nhiều không khí khi bú, đặc biệt là lúc bú bình hoặc trẻ bú quá no sẽ làm trẻ sơ sinh bị nấc cụt. Việc cho bé bú bình không đúng cách sẽ đưa một lượng khí đáng kể vào dạ dày của trẻ. Nếu lượng khí vượt quá mức chịu đựng của dạ dày, cơ hoành sẽ bị kích thích, gây co thắt và tạo ra tiếng nấc.
  • Khi bé bú quá no, làm dạ dày đến ngưỡng căng, kích thích cơ hoành gây nấc cụt.
  • Khi bé bú quá nhanh hoặc mẹ cho bé bú khi bé vừa dứt con khóc.
  • Nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột dễ khiến không khí lạnh đi vào phổi của trẻ và tạo ra tiếng nấc.
  • Bé có thể bị dị ứng với các protein trong sữa công thức hoặc sữa mẹ, các thực phẩm do mẹ đã ăn, gây ảnh hưởng đến thực quản.

Cách chữa trị nấc cụt cho trẻ sơ sinh

Vậy trẻ sơ sinh bị nấc phải làm sao? Để chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh, mẹ nên tham khảo một số cách như sau:

Nghỉ ngơi và ợ hơi

Nếu bé đang bú bị nấc mẹ nên cho bé nghỉ bú tạm thời, có thể giúp bé thoát khỏi nấc cụt, ợ hơi cũng sẽ đỡ. Mách nhỏ: mẹ nên xoa hoặc vỗ nhẹ vào lưng bé khi bé bị nấc cụt.

Sử dụng núm vú giả

Không phải lúc nào trẻ sơ sinh bị nấc cũng bắt đầu từ việc cho bú. Khi bé bắt đầu nấc, mẹ hãy thử cho bé bú vào núm vú giả vì điều này sẽ giúp thư giãn cơ hoành và có thể cải thiện hiện tượng nấc cụt.

Để cơn nấc tự hết

Theo Healthline, các trẻ sơ sinh bị nấc sẽ tự ngừng cơn nấc. Nếu như nấc cụt không làm phiền bé, mẹ nên để cơ thể bé tự điều chỉnh nhé.

Cho bé bú sữa

Đối với những bé sơ sinh trong 6 tháng đầu, khi bé bị nấc, mẹ nên cho bé bú sữa.

Uống nhiều ngụm nước nhỏ, liên tục

Theo Medical News Today, Đối với bé đã bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể cho bé uống từng ít nước một (khoảng 2-3ml), liên tục vài ba lần.

Dùng tay bịt lỗ tai hoặc hai cánh mũi của bé

Mẹ có thể dùng hai ngón tay bịt hai bên lỗ tai của bé trong khoảng 30 giây. Sau đó, mẹ thả tay và khép hai cánh mũi song song với việc bịt miệng bé. Mẹ thực hiện động tác này từ 10 đến 15 lần. Cách này làm cho cơ hoành bị căng cứng nên không bị co lại giúp làm ngừng cơn nấc.

Vỗ lưng cho bé

Mẹ bế bé dựa người hoặc cho bé nằm xuống. Sau đó, vỗ nhẹ và đặt áo khoác lên lưng con. Cách này giúp con tránh được trào ngược dày, con dễ dàng ợ hơi thoát ra ngoài.

Cách chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh
Cách chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh

Đối với bé ở độ tuổi ăn dặm, mẹ có thể cho con nếm một ít đường vào lưỡi bé. Cũng như người lớn, các hạt đường khi vào đường hầu họng sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, góp phần ngăn chặn tình trạng co thắt cơ hoành.

Thay đổi tư thế bú của bé

Khi trẻ bị nấc nhiều sau bú bình, bạn nên thay đổi tư thế của trẻ để tránh trẻ nuốt phải không khí. Chuyên gia gợi ý rằng mẹ có thể thử cho bé bú ở tư thế thẳng đứng hoặc kê em bé trên một chiếc gối mềm, nhằm cho bé không nằm thẳng, từ đó giúp bé hít ít không khí hơn trong giờ ăn.

Điều quan trọng cần lưu ý là các bác sĩ khuyên mẹ không nên áp dụng các phương pháp chữa nấc cho trẻ sơ sinh như làm bé giật mình hay kéo lưỡi bé. Những cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh này không nên áp dụng, vì chúng có thể gây hại nhiều hơn là tốt.

Không nên làm gì khi bé bị nấc cụt?

Sau đây là những việc bố mẹ nên tránh làm khi trẻ bị nấc cụt:

  • Không nên làm em bé giật mình hay sợ hãi để trẻ có thể quên đi cơn nấc cụt.
  • Việc này thật sự không hiệu quả và có thể làm bé thấy khó chịu hơn.
  • Nhiều bố mẹ cũng thường đắp khăn ướt cho trẻ với suy nghĩ có thể làm ngừng cơn nấc cụt. Tuy nhiên, việc làm này cũng không có tác dụng gì trong trường hợp này.
  • Nín thở là việc làm mà bố mẹ tuyệt đối không nên áp dụng đối với em bé. Điều này có thể gây ra nguy hiểm cho trẻ.
  • Cũng có nhiều người khuyên rằng bố mẹ nên kéo lưỡi trẻ và ấn vào trán hoặc thóp trước của trẻ, nhằm giảm cơn nấc cụt. Tuy nhiên hành động này có thể làm trẻ bị tổn thương.

Trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt có sao không?

Hầu hết các trường hợp trẻ sơ sinh bị nấc cụt đều là hiện tượng sinh lý bình thường, ba mẹ không nên quá lo lắng trong trường hợp này. Tuy nhiên, có một số ít trường hợp trẻ bị nấc cụt mạnh và kéo dài, dẫn đến trẻ khó chịu, quấy khóc và nôn trớ. Đối với những trẻ bị nấc cụt nhiều và diễn ra trong thời gian dài, bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện hoặc phòng khám để được tư vấn và thăm khám.

Trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt có sao không?
Trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt có sao không?

Không có những nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc cụt ở trên mà còn nhiều nguyên nhân khác. Miễn là bé không bị nôn do nấc cụt, có vẻ như bé không khó chịu và bé đang dưới 1 tuổi, nấc cụt có thể là một phần bình thường của sự phát triển. Tuy nhiên, nếu nấc cụt vẫn tiếp tục sau thời gian đó, mẹ nên cho bé khám bác sĩ, để loại trừ những nguyên nhân khác nhé.

Đọc nhiều nhất